Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu mặt chất

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tỉnh phú thọ (Trang 49)

- Số lƣợng DNNN đã CPH đạt lợi nhuận cao so với trƣớc CPH; tỷ lệ DNNN đã CPH gia tăng về vốn so với trƣớc CPH. Biến động về cán bộ quản lý các DNNN đã CPH. Mức độ huy động vốn từ CPH các DNNN. Số lƣợng, tỷ lệ DN có lãi và hoà vốn sau cổ phần hoá. Số lƣợng, tỷ lệ DN lỗ vốn sau cổ phần hoá. Tỷ suất lợi nhuận của các DN trƣớc và sau cổ phần hoá.

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích về các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả CPH DNNN

- Có sự lãnh đạo và chỉ đạo xuyên suốt từ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo - Sự vào cuộc và triển khai tích cực của các ban ngành đến CPH DN

- Khắc phục đƣợc yếu kém của DNNN.

- Nhận thức chƣa đầy đủ về chủ trƣơng và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về CPH DN.

- Vẫn bị ảnh hƣởng bởi phong cách làm việc cũ nên hiệu quả hoạt động của DN chƣa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh miền núi nằm ở Trung Bắc Việt Nam, đƣợc tái lập ngày 01/01/1997 theo nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10. Phú thọ là tỉnh tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc đồng bằng song Hồng và Tây Bắc. Đây là yếu tố phát triển và lợi thế cần khai thác.

Phú thọ có vị trí ở trung tâm vùng, nằm trên trục hành lang kinh tế: Hải Phòng – Hà nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), thuộc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo nghị quyết 37 của bộ Chính trị. Cách thủ đô Hà nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu không xa.

Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.533,4 km2, có 13 huyện, thị, thành, 277 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 218 xã, thị trấn miền núi.

Phú Thọ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, có nhiều danh lam thắng cảnh, là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt nam. Trong đó phải kể đến Đền Hùng, đầm Ao Châu, nƣớc khoáng Thanh Thuỷ… Với tiềm năng trên Phú thọ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, thƣơng mại du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá dân tộc về với cội nguồn và du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến.

3.1.2. Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 230C, lƣợng mƣa trung bình hằng năm khoảng 1.300 đến 1.935 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tƣơng đối lớn, khoảng 85-87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng

3.1.3. Dân số và lao động

Tính đến năm 2012, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.322.652 ngƣời, trong đó nữ có 669.288 ngƣời, chiếm tỷ lệ 50,6%; nam có 653.364, chiếm tỷ lệ 49,4%. Tổng nguồn lao động năm 2012 là 854,7 nghìn ngƣời, chiếm 81,9% tổng nguồn lao động. Trong đó:

+ Nông, lâm, thuỷ sản: 448,8 nghìn ngƣời, chiếm 64,11% trong tổng số ngƣời trong ngành kinh tế.

+ Công nghiệp, xây dựng: 131,5 nghìn ngƣời, chiếm 18,78% trong tổng số ngƣời trong các ngành kinh tế.

+ Dịch vụ: 119,7 nghìn ngƣời, chiếm 17,1% trong tổng số ngƣời trong các ngành kinh tế.

- Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học là 118,1 nghìn ngƣời. Trong đó học phổ thông là 62,3 nghìn ngƣời, học chuyên môn nghiệp vụ, nghề nghiệp là 55,8 nghìn ngƣời.

- Số lao động trong độ tuổi làm nội trợ và chƣa có việc làm là 45,9 nghìn ngƣời. Trong đó nội trợ 18,2 nghìn ngƣời, không có nhu cầu việc làm là 12,4 nghìn ngƣời. Con ngƣời Phú Thọ cần cù chịu khó, dễ hoà đồng và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng lên theo hằng năm. Đây là một lợi thế cho các nhà đầu tƣ vào Phú Thọ.

3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.4.1. Tài nguyên du lịch

Phú Thọ trong năm gần đây đang phát triển mạnh về du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch sinh thái. Tỉnh có khu di tích Đền Hùng, khu du lịch nƣớc khoáng nóng La Phù – Thanh Thuỷ…Trong 5 năm (2007-2012) doanh thu du lịch tăng bình quân 13,6%/năm.

3.1.4.2. Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhƣng lại có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế nhƣ đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nƣớc khoáng. Cao lanh có khoảng tổng trữ lƣợng khoảng 30 triệu tấn.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số khoáng sản khác nhƣ: quaczit trữ lƣợng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ m3, pyzít trữ lƣợng khoảng 1 triệu tấn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tantalcum trữ lƣợng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.

Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp nhƣ xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ƣu thế mạnh.

3.1.4.3. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với tỉnh trong cả nƣớc thì đƣợc xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (47,5% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng có 167.943,5 ha, trong đó có 58.988,8 ha rừng tự nhiên, 108.954,7 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn m3

gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu nhƣ bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loại cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển

3.1.4.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.533,4 km2, theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ đƣợc chia theo các nhóm sau: đất faralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266 ha chiếm 66,78% (diện tích điều tra). Đất thƣờng có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thƣờng sử dụng trồng rừng, một số nơi dốc dƣới 250

có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.

Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng đƣợc khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – Lâm nghiệp; đất chƣa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.

Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tƣ và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đƣa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2 lần), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.

3.1.5. Cơ sở hạ tầng

3.1.5.1. Khu vực sản xuất vật chất

Số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp tiếp tục tăng. Tính đến 31/12/2012, toàn tỉnh có 3.450 doanh nghiệp (chƣa kể doanh nghiệp an

ninh, quốc phòng), trong đó có 44 doanh nghiệp Nhà nƣớc, 3.324 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và 82 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

3.1.5.2. Khu vực y tế - giáo dục

- Về Y tế: Phú Thọ có hệ thống cơ sở vật chất của ngành Y tế đƣợc đầu tƣ

đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và khách du lịch. Hiện nay, toàn tỉnh có 17 bệnh viện, 04 phòng khám đa khoa khu vực, 14 trung tâm y tế xã, phƣờng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện đã đƣợc tăng cƣờng. Năm 2012, số giƣờng bệnh trên 1 vạn dân tăn 62,4 so với năm 2005 (đạt 39 giƣờng bệnh), số bác sỹ trên 1 vạn dân là 7,02

- Về giáo dục – đào tạo: Phú Thọ hiện có 15 cơ sở đào tạo, bao gồm 02 trƣờng đại học, 05 trƣờng cao đẳng, 04 trƣờng cao đẳng nghề, 03 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, 01 trƣờng trung cấp nghề thuộc các lĩnh vực: công nghiệp, Sƣ phạm, Kinh tế, Tài chính, Văn hoá – Nghệ thuật, Y tế, Xây dựng, Nông – Lâm nghiệp,…

3.1.5.3. Giao thông vận tải

Đƣờng bộ chạy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm có quốc lộ 2, quốc lộ 32, quốc lộ 70. Hiện Nhà nƣớc đang xây dựng Đƣờng cao tốc Nội Bài - Phú Thọ - Lào Cai, đƣờng xuyên Á và đƣờng Hồ Chí Minh.

Ngoài ra hiện nay toàn tỉnh Phú thọ có 11.532 km đƣờng bộ khác trong đó đƣờng nhựa và đƣờng bê tông là 3.336 km; đƣờng cấp phối là 2.494 km; đƣờng đất 5.702 km. Qua số liệu trên cho chúng ta thấy mạng lƣới giao thông của tỉnhPhú Thọ tƣơng đối rộng lớn nhƣng chủ yếu là đƣờng cấp phối và đƣờng đất. Việc đi lại giữa vùng đồng bằng với miền núi còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ thì khá thuận lợi. Tuyến đƣờng sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai đang đựơc mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Đƣờng thủy có cảng Việt Trì (sông Hồng, sông Lô), cảng Yến Mao (sông Đà), cảng Bãi Bằng (sông Lô) lƣu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng. Tổng chiều dài đƣờng sông là 302 km, trong đó đƣờng có khả năng vận chuyển đƣợc tử 50 đến 100 tấn là 92km, đƣờng có khả năng vận chuyển từ 100 đến 500 tấn là 210km.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Hiện nay, Phú Thọ có 21 công ty và bƣu điện huyện, 41 bƣu cục, 241 điểm bƣu điện xã. Tất cả 277 xã phƣờng đều có máy điện thoại. Đến 31/12/2012 có 269.947 máy điện thoại cố định, 1.032.830 máy điện thoại di động, 60 máy thu phát vô tuyến, 80 tuyến thiết bị vi ba, 100 đầu thiết bị quang. Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh phát và tiếp sóng đến đƣợc 97% địa bàn dân cƣ trong tỉnh.

3.2. Kết quả thực hiện cổ phần hoá DNNN ở tỉnh Phú thọ, nguyên nhân và tồn tại

3.2.1. Kết quả thực hiện CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Kết quả cơ bản nhất có ý nghĩa là cơ sở và mở đƣờng dẫn đễn các kết quả quan trọng khác của quá trình CPH DNNN là đã cải biến cơ bản sở hữu DN, làm thay đổi hẳn quan hệ SX cơ bản nhất trong DN tạo tiền đề đƣa hệ thống DNNN sau CPH bƣớc sang giai đoạn phát triển mới, trong đó căn bệnh vốn có, nhất là tính kém động lực, kém khả năng cạnh tranh thụ động, ỷ lại vào bao cấp đựoc tạo điều kiện khắc phục một cách căn bản. Có thể nói cũng nhƣ hệ thống DNNN trong toàn quốc kết quả này đã mở ra triển vọng mới cho hệ thống DNNN ở tỉnh Phú thọ.

Sau quyết định phê duyệt phƣơng án chuyển đổi của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các doanh nghiệp giao thực hiện chia, góp vốn điều lệ; doanh nghiệp CPH thực hiện bán cổ phần; Đại hội đồng cổ đông thành lập, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua phƣơng án SXKD, điều lệ CTCP; thực hiện đăng ký kinh doanh theo pháp nhân kinh tế mới; tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Từ đó xác lập quyền sở hữu của cổ đông có sự bảo hộ của Nhà nƣớc.

Sau CPH biến động về sở hữu của các CTCP vẫn diễn ra. Điều đó do sự huy động thêm vốn của công ty thông qua phát hành mới cổ phiếu. Nhờ phát hành cổ phiếu mới, tổng vốn của CTCP sẽ tăng lên, mối tƣơng quan giữa vốn của Nhà nƣớc và vốn của các cổ đông khác sẽ có sự thay đổi. Đồng thời sự thay đổi về sở hữu còn có thể thay đổi do chuyển nhƣợng cổ phiếu của các cổ đông.

Bảng 3.1. Biến động sở hữu vốn của các DNNN sau CPH

Chỉ tiêu Vốn nhà nƣớc khi CPH (tr.đồng) Vốn điều lệ của DN (tr. đồng) Trong đó tỷ lệ vốn Vốn nhà nước trong DN (%) Vốn người LĐ trong DN (%) Vốn cổ đông ngoài doanh nghiệp (%)

Năm 2008 1071.0 2100.0 28,7 48,8 22,5

Năm 2009 1630.8 2688.3 42,3 34,9 22,8

Năm 2010 2265.8 5664.6 44,0 41,0 15,0

Năm 2011 22950.0 61000.0 48,9 34,8 16,3

Năm 2012 3355.8 6842.7 51.4 32,0 16,6

(Nguồn: tính toán dựa trên Báo cáo Tài chính của các DNNN đã CPH) Kết quả CPH các DNNN: Qua hơn 12 năm thực hiện (từ tháng 01 năm 2001

đến năm 2012), Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành sắp xếp, chuyển đổi DNNN theo đúng lộ trình đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và nghị quyết của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy đề ra . Cụ thể nhƣ sau:

- Cổ phần hóa: 28 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. Trong đó 4 bộ phận doanh nghiệp đƣợc tách ra CPH trƣớc sau đó thực hiện CPH cả DN.

- Giao cho tập thể ngƣời lao động quản lý, chuyển thành CTCP 13 doanh nghiệp. Trong đó 11 doanh nghiệp khi giao vốn nhà nƣớc không còn, thậm chí bị âm hàng tỷ đồng.

- Khoán kinh doanh sau đó CPH 01 DN (Công ty Công trình giao thông).

- Hợp nhất: 09 doanh nghiệp sau đó chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi các huyện, thành, thị).

- Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 03 doanh nghiệp. Sau đó một doanh nghiệp lại chuyển thành CTCP (CTCP Cấp nƣớc Phú Thọ)

- Bán 02 doanh nghiệp và 01 bộ phận doanh nghiệp. (Công ty giống thức ăn chăn nuôi, Xí nghiệp Thực phẩm xuất khẩu, Cửa hàng vật tƣ và thiết bị nội thất Thanh Miếu sau khi công ty Ắc quy chuyển trả địa phƣơng)

- Chia tách, sau đó CPH và giao 02 doanh nghiệp (Công ty Quản lý sửa chữa xây dựng đƣờng bộ Phú Thọ, Công ty xây dựng Thuỷ lợi Việt Trì).

- Chuyển từ Đảng sang Nhà nƣớc quản lý sau đó CPH và giao 03 doanh nghiệp; Chuyển từ Trung ƣơng về địa phƣơng sau đó bán 01 bộ phận doanh nghiệp; Chuyển toà án mở thủ tục phá sản 06 doanh nghiệp. Cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

+ Nhà máy phân lân Thanh Ba (đã có quyết định phá sản).

+ Công ty xuất nhập khẩu (đang thụ lý hồ sơ phá sản, đã ngừng SXKD): Vốn nhà nƣớc: -12411.9 triệu đồng; Lao động: 123 ngƣời

+ Công ty thƣơng mại Sông Lô (đang thụ lý hồ sơ phá sản, đã ngừng SXKD): Vốn nhà nƣớc: -16249 triệu đồng; Lao động: 50 ngƣời

+ Công ty vật tƣ nông lâm nghiệp (đang thụ lý hồ sơ phá sản, đã ngừng SXKD): Vốn nhà nƣớc: -3795.8 triệu đồng; Lao động: 108 ngƣời

+ Công ty chế biến nông sản thực phẩm (đang thụ lý hồ sơ phá sản, đã ngừng SXKD): Vốn nhà nƣớc: -15188.2 triệu đồng; Lao động: 118 ngƣời

Bảng 3.2. Cơ cấu DNNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nhóm ngành Kết thúc CPH Thời điểm 2012

Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu %

Nông, lâm, ngƣ nghiệp 12 22,2 9 22,0

Công nghiệp – Xây dựng 25 46,2 21 51,2

Dịch vụ - Thƣơng mại 13 24,0 7 19,5

Khác 4 7,4 3 7,3

Tổng số 54 100 41 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 )

3.2.2. Những ưu điểm, tồn tại * Ưu điểm:

Hoàn thành sắp xếp CPH là thực hiện một bƣớc quan trọng trong cơ cấu lại DNNN. Nhờ đó mà trƣớc đây có 54 DNNN đến nay Nhà nƣớc chỉ còn tham gia vốn ở 15 doanh nghiệp, đó là những doanh nghiệp có tầm quan trọng trong điều tiết kinh tế xã hội, dịch vụ đời sống dân sinh gồm: Công ty Xổ số kiến thiết, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nƣớc một thành viên Khai tác công trình thuỷ lợi Phú Thọ, Công ty cổ phần Cấp nƣớc Phú Thọ. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích nhƣ vệ sinh môi trƣờng, chiếu sáng đô thị, in sách báo, cung ứng sách giáo khoa thiết bị giáo dục Nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối (Nhà nƣớc nắm giữ trên 50%) còn các doanh nghiệp khác Nhà nƣớc chỉ giữ tỷ lệ thấp. Các DNNN đều đƣợc

chuyển đổi đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, từng bƣớc phân định rõ quản lý Nhà nƣớc và quản lý SXKD tại doanh nghiệp. Tạo ra những CTCP có nhiều chủ sở hữu là ngƣời lao động (trên 7.500 cổ đông). Đây chính là nhân tố phát huy quyền làm chủ thực sự, gắn với quyền sở hữu của ngƣời lao động; thúc đẩy khả năng sáng tạo, năng động và trách nhiệm của ngƣời quản lý doanh nghiệp. Giao và CPH DNNN không những tạo môi trƣờng sử dụng tốt tài sản tiền vốn nhà nƣớc mà còn thu hút thêm đƣợc nguồn lực xã hội tập trung vào SXKD với giá trị trên 246 tỷ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tỉnh phú thọ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)