Giải quyết tốt về phân phối lợi nhuận của các DNNN sau CPH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tỉnh phú thọ (Trang 100 - 101)

Sự thay đổi nội dung và phƣơng thức phân phối theo cơ chế của CTCP đã tạo nên động lực mới cho các CTCP - DNNN sau CPH. Tuy nhiên, mức tăng giảm thất thƣờng của lợi nhuận ở các DN đã CPH, mức tăng thu nhập của ngƣời lao động thấp ở nhiều DN trong những năm vừa qua là những vấn đề cần tập trung giải quyết.

Về logic, kết quả kinh doanh không tốt sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động phân phối của DN. Vì vậy, đổi mới phân phối của các DNNN phải dựa trên cơ sở cải thiện tình trạng khinh doanh. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh chƣa tốt, phân phối trong các DNNN sau CPH lại là giải pháp có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng động lực cho

các bên liên quan trong CTCP và trở thành điều kiện cải thiện tình hình kinh doanh chƣa tốt của CTCP. Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng trong CTCP là một khâu quan trọng nâng cao hiệu quả SXKD của DNNN sau CPH. Đối với các DN này việc xử lý mối quan hệ này khác hẳn thời còn là DNNN chƣa CPH. Khác biệt là CTCP toàn quyền quyết định mối quan hệ này để trở thành nhân tố nâng cao hiệu quả SXKD của công ty. Mối quan hệ đó đƣợc biểu hiện thông qua xác lập tỷ lệ giữa các khoản vốn quỹ: quỹ tái đầu tƣ mở rộng sản xuất, quỹ khen thƣởng, quỹ lƣơng, lợi tức và quỹ phúc lợi.

Đối với những DN làm ăn có lãi: việc giải quyết các mối quan hệ trong phân phối có nhiều thuận lợi. Vì vậy, lợi tức cổ phiếu của DN có thể đạt ở mức cao. Tuy nhiên, để tái đầu tƣ và cải thiện điều kiện lao động của DN, nên duy trì mức cổ tức cao không quá 2 lần mức lãi suất ngân hàng trong năm là một giải pháp tƣơng đối đơn giản, khả thi đối với các DNNN sau CPH vừa và nhỏ ở địa phƣơng trong thời kỳ đầu hoạt động của CTCP thuộc loại này. Việc đề xuất mức cổ tức ở mức không cao quá 2 lần mức lãi suất ngân hàng là nhằm đảm bảo để ngƣời sở hữu các cổ phần của công ty có động lực gắn kết trách nhiệm với việc SXKD của công ty, song mặt khác cũng là biện pháp để ngăn chặn việc các nhà đầu tƣ có tiềm lực thông qua thị trƣờng thu gom cổ phiếu của các cổ đông là ngƣời lao động trong các công ty dẫn tới từng bƣớc đẩy họ ra khỏi công ty nhằm thâu tóm công ty.

Đối với những DN làm ăn không thuận lợi, lãi suất kinh doanh đạt thấp, nên duy trì mức cổ tức tƣơng ứng mức lãi suất ngân hàng. Với mức cổ tức nhƣ vậy cũng đảm bảo đƣợc lợi ích của các cổ đông để họ yên tâm và gắn kết với công ty ngay cả khi tình trạng SXKD của công ty không đƣợc thuận lợi. Cổ đông yên tâm đầu tƣ mua cổ phiếu của công ty do lợi ích của họ đảm bảo không thấp hơn tiền gửi tiết kiệm, về thực chất, mức cổ tức bao gồm 2 phần: phần chi phí tiền vay (nhƣ vay vốn từ các tổ chức tín dụng) và mức lợi nhuận phân phối qua cổ phiếu. Chú trọng đảm bảo mức thu nhập đảm bảo tiền lƣơng tối thiếu của ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tỉnh phú thọ (Trang 100 - 101)