Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Hà Nội Chi nhánh Hà Thành (Trang 56 - 58)

Mọi hoạt động của NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của NASB, do vậy để nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành không thể thiếu được sự hỗ trợ thiết thực của NASB. Để công tác quản lý tín dụng trung, dài hạn của NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành ngày càng có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển chung của NASB, trong khuôn khổ giới hạn báo cáo chuyên đề em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất: NASB cần hoàn thiện hơn nữa chính sách tín dụng.

Chíng sách tín dụng là một hệ thống các nguyên tắc cơ bản nhằm định hướng và bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua chính sách tín dụng giúp cho NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành có thể thiết lập chính sách tín dụng dài hạn, chủ động trong việc điều hành và giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động của mình. Chính sách tín dụng của NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành cần xây dựng trên cơ sở bám sát hài hoà các mục tiêu “an toàn, hiệu quả”. Bên cạnh đó cũng cần phối hợp chặt chẽ và phù hợp với các chính sách khác của ngân hàng như: chính sách marketing, chính sách quản lý tài sản nợ, chính sách đầu tư, chính sách nguồn nhân lực, chính sách lãi suất, chính sách định giá…

Ngoài ra chính sách cũng nên đề ra những quy trình cụ thể đối với các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, các quy trình cho vay trung, dài hạn, xây dựng mục tiêu hoạt động tín dụng phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng.

Thứ hai: NASB cần có các chính sách giúp đỡ NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ tín dụng. NASB nên thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thẩm định nhằm nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. Ngoài ra NASB cũng nên tạo điều kiện hơn nữa về thời gian và vật chất cho các cán bộ tín dụng tham gia các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế.

Thứ ba: Nghiên cứu xây dựng chế độ tiền lương theo tính chất và hiệu quả công việc nhằm khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của người lao động.

thứ tư: Nhanh chóng xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ.

Theo điều 4 Quyết định 493 của NHNN ngày 22/04/2005 yêu cầu các NHTM sớm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là một cách thức quản lý tín dụng tiên tiến mà các tổ chức tín dụng muốn quản lý tốt rủi ro cần phải có. Việc xếp hạng tín dụng nội bộ căn cứ trên trên nguyên tắc cho điểm; xếp hạng trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính (Như chỉ tiêu về thanh khoản, các chỉ tiêu về hoạt động, các chỉ tiêu về lợi tức…); các chỉ tiêu về quan hệ tín

dụng, các chỉ tiêu về chi phí và lãi vay (Như tổng dư nợ các ngân hàng, diễn biến dư nợ trong kỳ, khả năng trả lãi, dư nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu…); kết hợp với yếu tố phi tài chính của khách hàng (Như thời gian hoạt động của doanh nghiệp, loại hàng hoá kinh doanh, thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiêp…).

Thứ năm: NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành cần xây dựng một kế

hoạch cụ thể để từng bước đa dạng hoá hoạt động cho vay trung dài hạn, như góp vốn liên doanh, mua cổ phần của các doanh nghiệp, hay tiến tới hoạt động cho thuê tài chính. Các hoạt động này sẽ giúp NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và mở rộng khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Hà Nội Chi nhánh Hà Thành (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w