Thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng là một bước vô cùng quan trọng, nó quyết định chất lượng của hoạt động tín dụng. Tín dụng trung, dài hạn của NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vay các dự án đầu tư... Tuy nhiên, việc phân tích hồ sơ và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng chưa có một quy trình cụ thể cho từng loại đối tượng vay vốn. Để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng trung, dài hạn thì ngân hàng có thể xây dựng quy trình cho vay cụ thể cho từng đối tượng.
•Đối với hoạt động cho vay theo dự án đầu tư thì có thể sử dụng quy trình
Bước 1: Xác định mô hình của dự án đầu tư. Từ việc xác định mô hình của dự án đầu tư giúp cho việc xác định hiệu quả của dự án đầu tư được dễ dàng hơn. Các loại dự án đầu tư bao gồm các loại: Dự án xây dựng mới; Dự án mở rộng nâng cao công suất; Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hoá sản xuất; Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu hợp lý hoá quá trình sản xuất và nâng cao công suất.
Bước 2: Phân tích và ước định số liệu tính toán. Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ khách hàng và từ thị trường thì cán bộ tín dụng tiến hành ước lượng các chỉ tiêu quan trọng như: Sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh thu, nhu cầu về vốn lưu động, chi phí bán hàng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công quản lý, khấu hao…
Bước 3: Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí gồm: - Bảng tính sản lượng doanh thu
- Bảng tính chi phí nguyên vật liệu - Bảng tính chi phí hoạt động
- Bảng tính chi phí quản lý và bán hàng - Khấu hao
- Bảng tính lãi vay vốn trung và dài hạn - Bảng tính lãi vay vốn ngắn hạn
- Bảng tính nhu cầu vốn lưu động
Bước 4: Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích độ nhạy của dự án.
Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch
Sau khi thẩm định khách hàng vay vốn xong, cán bộ tín dụng phải đưa ra được những kết luận về tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án, mức độ đáp ứng các điều kiện của tài sản thế chấp, từ đó đưa ra các đề xuất cụ thể như: Đề nghị duyệt cho vay/ không duyệt cho vay nêu rõ lý do; Phương thức cho vay; Số tiền cho vay tối đa; Thời hạn cho vay và thời hạn trả nợ; Lãi suất cho vay; Cách thức trả nợ vay và lãi vay.
•Đối với cho vay tiêu dùng
Căn cứ vào hình thức chi trả thì cho vay tiêu dùng có thể chia thành 3 loại:
- Cho vay tiêu dùng trả một lần. Theo cách cho vay này khách hàng thanh toán cho ngân hang một lần khi đến hạn. Loại cho vay này thường áp dụng đối với các khoản vay nhỏ, thời gian vay tương đối ngắn.
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn. Đây là khoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép sử dụng thẻ tín dụng. Trong thời gian thoả thuận căn cứ vào nhu cầu
chỉ tiêu và thu nhập từng kỳ thì khách hàng có thể trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng.
- Cho vay trả góp. Loại cho vay này thường áp dụng đối với các khoản cho vay có giá trị lớn thời gian vay vốn tương đối dài hoặc thu nhập của người vay không đủ khả năng trả nợ trong một lần. Phương pháp trả góp có thể có các hình thức như: Phương pháp cộng thêm; Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi theo số dư vào mỗi kỳ; Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi tính trên mức hoàn trả của vốn gốc; Phương pháp trả vốn và lãi bằng nhau trong tất cả các kỳ.
NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành chủ yếu cho vay trung dài hạn tiêu dùng dưới hình thức trả góp. Đây là hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng tuy nhiên rủi ro mang lại cũng rất lớn do việc thu thập thông tin của khách hàng rất khó khăn, khó khiểm soát được các nguồn thu nhập của khách hàng…Do vậy, việc cho vay tiêu dùng trả góp cần chú ý một số vấn đề như:
+ Loại tài sản được vay thông thường phải là tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài
+ Số tiền ứng trước: Khách hàng phải có khả năng trả trước một số tiền về tài sản cần vay vốn. Số tiền này tuỳ thuộc vào từng loại tài sản, thị trường giá cả và khả năng tài chính của người vay. Số còn lại thì ngân hàng mới cho vay.
+ Đến kỳ hạn trả nợ khách hàng phải chủ động trả nợ theo thoả thuận. Khách hàng có thể trả nợ trước thời hạn nhưng không được tính lại tiền lãi đã xác định.
Cách 1: * số tiền trả nợ của một kỳ hạn K*r A(a) = 1- (1+r)-n Trong đó: A: Mức trả nợ từng kỳ K: Số tiền vay r: Lãi suất n: Số kỳ hạn trả nợ * Lãi phải trả cho một kỳ hạn nợ
Dư nợ đầu kỳ*lãi suất cho vay tháng*số ngày của một kỳ Lãi phải trả(b)=
30 * Gốc phải trả một kỳ hạn nợ.
Gốc phải trả trong kỳ = số tiền trả của một kỳ hạn nợ(a) – lãi phải trả trong kỳ(b)
Cách 2:
* Tính số gốc phải trả từng kỳ A = K/n
Trong đó: A: l à số tiền gốc phải trả từng kỳ K: là số tiền vay ban đầu
n: là số kỳ hạn trả nợ * Tính lãi phải trả của từng kỳ
Số lãi phải trả từng kỳ = Dư nợ đầu kỳ*lãi suất ngày*số ngày từng kỳ Số dư đầu kỳ = K – (n-1)A
Ngoài ra để nâng cao công tác thẩm định hồ sơ khách hàng thì NASB Hà Nội cần chú ý một số điểm như: Năng lực của khách hàng vay vốn; Tư cách của khách hàng; Tình hình tài chính của khách hàng; Tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
3.3.2. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì con người chính là yếu tố quyết định đến sự thành công. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng thì yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng. Việc nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là hết sức cần thiết vì hầu hết các rủi ro đều xuất phát từ đội ngũ làm công tác tín dụng.
Muốn giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, tài sản thế chấp của khách hàng, thì NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành phải có một đội ngũ cán bộ với trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và tâm huyết với nghề mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng tại NASB Hà Nội Chi nhánh Hà Thành hiện nay là tương đối trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Vì vậy, cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng là một đòi hỏi thực tiễn cần thiết. Ngân hàng có thể tiến hành các hình thức đào tạo bằng cách khuyến khích các cán bộ đi học sau đại học, học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tham gia các cuộc hội thảo, các lớp chăm sóc khách hàng, mời các chuyên gia về để giảng dạy…
Trong điều kiện hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt, mức độ rủi ro tín dụng là rất cao thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng tìm hiểu thông tin: Trong thời buổi kinh tế thị trường, đầy rẫy những mưu mô thủ đoạn lừa gạt, thì việc tìm hiểu thông tin về khách hàng là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết khai thách thông tin và bảo mật thông tin cho khách hàng nhằm tránh rủi ro tín dụng và duy trì lòng tin của khách hàng.
- Kỹ năng phân tích: Việc thu thập thông tin là quan trọng, song không phải thông tin nào cũng sử dụng được. Cán bộ tín dụng phải biết phân tích các thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến số liệu tính toán để góp phần phục vụ công tác tín dụng.
- Kỹ năng phục vụ khách hàng: kỹ năng này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức nhất định về hoạt động marketing nhằm thu hút và phục vụ khách hàng. Cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng khác để khi tiếp xúc với khách hàng có thể tạo được niềm tin và giải đáp thắc mắc nhằm mở rộng hoạt động tín dụng.
- Kỹ năng đàm phán với khách hàng: việc thành bại của hợp đồng tín dụng liên quan đến công tác đàm phán khách hàng. Để đảm bảo hai bên cùng có lợi thì cán bộ tín dụng phải có khả năng đàm phán nhằm đem lai quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
- Kỹ năng tổng hợp: từ các thông tin thu thập được về khách hàng, thì cán bộ tín dụng phải biết tổng hợp thông tin để đưa ra được ưu, nhược điểm của khách hàng đồng thời nêu được quan điểm của mình trên từng ưu, nhược điểm đó.
- Khả năng suy diễn: Tín dụng trung, dài hạn có thời gian trả nợ dài trong tương lai vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng suy diễn nhằm xử lý các khoản vay khi gặp vấn đề.