Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Hà Nội Chi nhánh Hà Thành (Trang 50 - 52)

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng, nó góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng thì vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được nâng cao ở mức tương xứng. Công tác kiểm tra, kiểm soát không chỉ đơn thuần nhằm kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là kiểm tra giám sát các các thao tác nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo. Nhằm

giúp họ tuân thủ đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả và đúng pháp luật.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, song đôi khi trong một số trường hợp nhất định các ngân hàng còn thực hiện công tác này một cách qua loa, mang tính chỉ đạo khi có chỉ thị, công văn của cấp trên, tiến hành không đều đặn, không thường xuyên, thiếu tính chủ động và kết quả của các cuộc kiểm tra chỉ dừng lại ở mức để sửa sai, để rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo nhiều hơn là ngăn chặn các sai sót, rủi ro sắp xả ra. Vì vậy, nhanh chóng tổ chức tốt bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ là vấn đề hết sức cấp bách của ngân hàng và đó chính là một biện pháp bảo hiểm tốt nhất cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng.

Để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phát huy tốt hiệu quả thì công tác này phải được tiến hành theo một quy trình tương ứng với từng giai đoạn phát sinh. Nó bao gồm ba giai đoạn đó là:

- Kiểm tra, kiểm soát giai đoạn 1 (kiểm tra trước): giai đoạn này dựa vào sự thành thạo các quy chế mà kiểm soát viên có thể phát hiện ra những bất hợp lý của nghiệp vụ tín dụng trước khi thực hiện.

- Kiểm tra, kiểm soát giai đoạn 2 (kiểm tra trong khi thực hiện): tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế khả năng sai sót về thủ tục, về trình tự nghiệp vụ tín dụng được thực hiện trước đó.

- Kiểm tra, kiểm soát giai đoạn 3 (kiểm tra, kiểm soát sau): được thực hiện khi các nghiệp vụ cho vay đã hoàn thành. Nội dung của giai đoạn này là kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tính hợp pháp của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. hoạt động hậu kiểm tra này có vai trò phát hiện ra những sai phạm, bất thường trong các hoạt động tín dụng trước đó nhằm kịp thời có biện pháp ngăn ngừa khắc phục.

Vấn đề kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải lựa chọn những người luôn đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu trong mọi trường hợp, có bản lĩnh vững

vàng, có kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động kiểm soát, am hiểu về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao, khách quan trong khi làm nhiệm vụ…

Ban lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chỉ đạo giám sát phòng kiểm soát thực thi nhiệm vụ theo chương trình chung của hệ thống. Ngoài ra còn phải thường xuyên yêu cầu phòng kiểm soát tiến hành kiểm tra, kiểm soát những nghiệp vụ cần thiết ngoài chương trình kiểm tra chung của hệ thống. Thực hiện chỉ đạo các phòng ban và đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra được thuận lợi. Tạo môi trường lành mạnh để kiểm soát viên yên tâm công tác, dám thừa nhận với những sai trái và có biện pháp khen thưởng kỷ luật kịp thời.

Hiệu quả hoạt động tín dụng phụ thuộc rất lớn vào kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành công tác này một cách thường xuyên, liên tục đồng thời giáo dục tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ ngân hàng hiểu được đầy đủ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Hà Nội Chi nhánh Hà Thành (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w