Các giải pháp ưu tiên đối với Vườn quốc giaXuân Thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy (Trang 83 - 101)

a) Giải pháp ưu tiên số 1: Quy hoạch không gian phát triển du lịch * Khu dịch vụ du lịch:

Bao gồm Trung tâm du khách, bảo tàng động thực vật, khu nhà nghỉ sinh thái, khu vui chơi giải trí... Khu này được bố trí ở gần Trung tâm hành chính và dịch vụ của Vườn quốc gia Xuân Thủy (ở Bãi trong, chân Cầu Vọp). Quy mô của khu dịch vụ du lịch căn cứ vào việc tính toán sức chứa sinh thái của Vườn quốc gia.

* Điểm thăm quan:

- Vườn thực vật và mô hình Vườn động vật đất ngập nước ở giữa Cồn Ngạn (diện tích từ 10-20 ha);

- Rừng phi lao và biển (ở Trạm biên phòng Cồn lu); xây dựng chòi quan sát, khu nhà nghỉ sinh thái (2ha) và dịch vụ tắm biển + cắm trại;

- Rừng phi lao và biển (ở ngang Bãi Nứt ,Cồn Lu); xây dựng chòi quan sát và dịch vụ tắm biển (đây là bãi tắm đẹp nhất);

- Rừng phi lao và biển (ở ngang Giao Xuân - cuối Cồn Lu) xây dựng chòi quan sát, nhà nghỉ sinh thái, dịch vụ tắm biển và cắm trại;

- Các bãi chim ở đầu và giữa Cồn Ngạn, Cồn Xanh và cuối Cồn Lu, xây dựng chòi quan sát cho từng bãi chim;

- Mô hình lâm ngư kết hợp ở Cồn Ngạn (tuyến này cần sửa sang nâng cấp đường bộ cho du khách đi lại thuận tiện);

75

- Mô hình sinh thái nhân văn VAC và các công trình kiến trúc tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền…) ở vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Ở một số điểm thăm quan sẽ có thiết kế xây dựng chòi quan sát hoặc nhà nghỉ sinh thái cho số lượng du khách hạn chế. Đồng thời tăng cường trang thiết bị phục vụ du lịch (phương tiện vận chuyển thuỷ bộ, quan trắc, bảng chỉ dẫn và công trình phụ trợ khác...).

* Thiết kế tuyến du lịch

- Tuyến 1: Đi từ nhà môi trường ra cửa sông Trà, thăm Cồn Xanh, về bãi phi lao (Trạm BP Cồn Lu), quay về nhà môi trường (tuyến này chủ yếu dành cho khách du lịch phổ thông, có thời gian từ 4-6 giờ).

- Tuyến 2: Đi từ Văn phòng của Vườn theo sông Vọp thăm khu cuối Cồn Lu (xem chim và Vây vạng), đi bộ hoặc thuyền dọc dải cát ven biển Cồn Lu xem chim rừng sau đó đi thuyền về Văn phòng Vườn (tuyến này chủ yếu dành cho khách du lịch sinh thái đích thực, thời gian từ 1-2 ngày).

- Tuyến 3: Đi đường bộ thăm hệ thống nuôi trồng thuỷ sản quảng canh và quan sát chim trên dọc tuyến ở Cồn Ngạn, một phần Bãi Trong và khu dân cư ở vùng đệm (thời gian của tuyến này là 1 ngày).

- Tuyến 4:Đi từ nhà Văn phòng của Vườn, thăm làng Điện Biên, sau đó đi thăm khu rừng ngập mặn mới trồng của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, thăm mô hình trại giống và khu vây Vạng ở xã Giao Xuân. Sau cùng đi dọc các xã vùng đệm thăm cảnh quan và tập quán văn hoá của cộng đồng địa phương: nhà thờ, mô hình làng nghề... (thời gian 7 giờ ; tuyến này cũng được áp dụng cho khách du lịch phổ thông).

b) Giải pháp ưu tiên số 2: Định hướng thị trường khách du lịch và marketing * Đối với khách quốc tế

Duy trì các thị trường trọng điểm hiện có là Châu Á và Châu Âu, các thị trường này rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái. Chú trọng phát triển thị trường này, lôi cuốn lượng khách đi du lịch nội vùng và khách du lịch sang Việt Nam với các mục đích khác nhau. Số lượng khách du lịch sang Việt Nam do nhiều mục đích ban đầu khác nhau có khuynh hướng tham gia du lịch sinh thái là rất lớn,

76

với các biện pháp thông tin, quảng cáo sinh động đồng thời kết hợp với các hãng Lữ hành tuyên truyền mạnh mẽ cho loại hình du lịch này sẽ thu hút được đông đảo khách có xu hướng mở tham gia.

Mở rộng thị trường khách Châu Úc, Châu Âu là đối tượng khách có nhận thức cao về du lịch sinh thái, thu hút loại khách này sẽ giúp cho việc phát triển du lịch một cách bền vững hơn. Sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng làm điểm thu hút khách quốc tế.

* Đối với khách nội địa

- Sử dụng các biện pháp giáo dục và tuyên truyền về môi trường và du lịch sinh thái. Thúc đẩy các động cơ du lịch sinh thái, chiến lược phát triển thị trường.

- Đề cao việc tuyên truyền phát triển du lịch cộng đồng, thu hút sự tham của khách nội địa. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.

c) Giải pháp ưu tiên số 3: Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái

Tiếp tục hoàn thiện Trung tâm du khách, Bảo tàng động thực vật, khu vui chơi giải trí… Khu này được bố trí ở gần Trung tâm hành chính dịch vụ của Vườn quốc gia Xuân Thủy (ở Bãi Trong, chân Cầu Vọp). Quy mô của khu dịch vụ du lịch căn cứ vào việc tính toán sức chứa sinh thái của Vườn quốc gia, cụ thể:

- Khu hành chính dịch vụ sẽ tiếp tục hoàn thành các công trình sau đây: + Nhà dịch vụ bán hàng lưu niệm, Trạm đón tiếp khách;

+ Bãi đỗ xe và nhà để xe.

- Khu bảo tàng và trưng bày triển lãm:

+ Bảo tàng: Kết hợp kiến trúc hiện đại với kiến trúc địa phương, tận dụng ánh sáng không gian tự nhiên trong nội thất;

+ Nhà triển lãm: Kết hợp với không gian của nhà bảo tàng tạo thành kiến trúc linh hoạt trong sử dụng.

- Khu giáo dục môi trường:

+ Trung tâm giáo dục môi trường cộng đồng: gồm phòng hội họp, phòng trao đổi thảo luận, trao đổi làm bài tập, phòng tuyên truyền quảng cáo với các thiết bị nghe, nhìn…;

77

+ Khu nghỉ ngơi, giải trí: gồm sân thể thao (bóng chuyền, tenis), công viên, vườn dạo…;

+ Vườn sinh vật cảnh: Bố trí nuôi trồng một số loài sinh vật cảnh tiêu biểu (chim, hoa, cá, cây cảnh và động vật cảnh tiêu biểu của đồng bằng ven biển Bắc Bộ) và xây dựng khu giải trí với các loại hình: câu cá, ngắm hoa, thưởng ngoạn sinh vật cảnh, nghe nhạc.

d) Giải pháp ưu tiên số 4: Quy hoạch cho thuê môi trường rừng

Do đặc thù vị trí địa lý, bước đầu Vườn quốc gia Xuân Thủy tạm thời chưa triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng để kinh doanh phát triển du lịch sinh thái nên chưa có quy hoạch cho thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, trong thời gian tới có thể xem xét cho thuê một số tuyến điểm để các tổ chức cá nhân có thể đầu tư phát triển du lịch sinh thái như:

- Tuyến 1: Đi từ nhà môi trường ra cửa sông Trà, thăm Cồn Xanh, về bãi phi lao (Trạm BP Cồn Lu), quay về nhà môi trường.

- Tuyến 2: Khu cuối Cồn Lu (xem chim và Vây vạng), đi bộ hoặc thuyền dọc dải cát ven biển Cồn Lu xem chim rừng.

- Tuyến 3: Đi đường bộ thăm hệ thống nuôi trồng thuỷ sản quảng canh và quan sát chim trên dọc tuyến ở Cồn Ngạn, một phần Bãi Trong.

đ) Giải pháp ưu tiên số 5: Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức du lịch sinh thái

Đội ngũ cán bộ hiện tại của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và các cấp ngành hữu quan chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Bởi vậy cần bổ sung đủ số lượng cán bộ ở các chuyên ngành còn thiếu đồng thời với việc tổ chức các chương trình đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ giúp họ có đủ kiến thức và năng lực để điều hành các hoạt động, nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu đã nêu trên .

- Phương thức đào tạo: cũng cần được mở rộng một cách linh hoạt để đội ngũ cán bộ có thể vừa đảm bảo duy trì hoạt động bình thường ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và Chính quyền địa phương ,vừa tạo ra cơ hội phát triển vững chắc cho từng cá nhân & tập thể của đơn vị.

78

- Nội dung đào tạo gồm : chuyên môn nghiệp vụ,ngoại ngữ,các kỹ năng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học,phát triển du lịch sinh thái và phát triển cộng đồng.

- Về hình thức đào tạo: có thể đào tạo tập trung hoặc tại chức,cả dài hạn và ngắn hạn.Đào tạo ở trong nước và quốc tế. Cử các cán bộ tham gia các lớp tập huấn,tham quan học tập,hội thảo,giao lưu đối thoại để tăng cường năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ thông qua các trải nghiệm thực tế. Khuyến khích quá trình tự đào tạo để sớm có được đội ngũ cán bộ từng bước tiếp cận và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Xuân thuỷ,ngang tầm với vị thế của Khu Ramsar Quốc tế số một của Việt Nam.

Do lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy còn rất hạn chế cả về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để du lịch thực sự đi vào hoạt động một cách hiệu quả, việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên là hết sức cần thiết với số lượng tối thiểu như sau:

- 02-03 cán bộ quản lý du lịch thích hợp cho mô hình du lịch sinh thái;

- 01-02 cán bộ đón tiếp khách tại Ban du lịch của Vườn, yêu cầu cả về nghiệp vụ và ngoại ngữ;

- Đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn và ngoại ngữ chuyên ngành cho ít nhất cho 02-03 cán bộ Vườn;

- 01-02 nhân viên phục vụ bàn; - 01-02 nhân viên nấu ăn;

- 01-02 nhân viên được đào tạo về nghiệp vụ buồng phòng.

e) Giải pháp ưu tiên số 6: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng

* Đối tượng tham gia làm du lịch: là ngư dân, người dân sống xung quanh khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy:

- Người dân cần được đào tạo về một số nghiệp vụ như: hướng dẫn, đón tiếp khách.

- Được hướng dẫn thêm về các nghề thủ công truyền thống để sản xuất tại gia đình.

- Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ cho việc đưa đón khách như thuyền, phao,… đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho khách.

- Cung cấp một số dịch vụ cho khách như: ăn uống, bán hàng lưu niệm, nhà nghỉ cộng đồng, văn nghệ…

79

* Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động này không những nâng cao thu nhập mà còn nâng cao được nhận thức bảo tồn cho họ. Vì vậy để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cần:

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng ở các xã vùng đệm.

- Quy hoạch quản lý các dịch vụ để người dân tham gia gồm: nhà nghỉ, phương tiện đưa đón khách, hướng dẫn viên, bán hàng lưu niệm và các sản phẩm khác phục vụ du lịch của địa phương….

- Người dân cùng tham gia giám sát hoạt động du lịch của du khách và Ban quản lý khu du lịch.

* Đối tượng tham gia hoạt động du lịch: đối tượng chính là phụ nữ và ngư dân nghèo. Ngoài ra còn có sự tham gia của các đoàn thể tại địa phương như: Đoàn thanh niên, Hội nông dân…

* Dịch vụ có thể cung cấp:

- Hướng dẫn: do đoàn thanh niên đảm nhiệm. Họ là những người trẻ tuổi, nhiệt tình và có hiểu biết về thắng cảnh cũng như phong tục truyền thống của quê hương.

- Bán hàng lưu niệm. - Văn nghệ.

- Nấu ăn.

80

Bảng 3.17: So sánh các giải pháp lựa chọn phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia

Tên Vườn quốc gia Giải pháp ưu tiên mức cao Giải pháp ưu tiên mức thấp

Nguyên nhân Định hướng giải pháp

Vườn quốc gia Cúc Phương Quy hoạch cho thuê môi trường rừng Quy hoạch không gian phát triển du lịch

Vườn quốc gia Cúc Phương đã có quy hoạch không gian phát triển du lịch; qua phân tíchbằng phương pháp phân tích thứ bậc ta thấy, giá trị trọng số của phương án Quy hoạch cho thuê môi trường rừng là lớn nhất (0,341) và của phương án Quy hoạch không gian phát triển du lịch là nhỏ nhất (0,044)

Với nguồn lực đầu tư có hạn, giải pháp được tập trung giải quyết ưu tiên từ phương án có giá trị trọng số lớn nhất (Quy hoạch cho thuê môi trường rừng), được coi là giải pháp ưu tiên triển khai đầu tiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Lần lượt theo đó là các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giải phápTăng cường sự tham gia của cộng đồng (0,243) và giải phápĐào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức (0,167) lần lượt có mức ưu tiên ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các giải pháp tiếp theo lần lượt là Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái (0,118); Định hướng thị trường khách DL và marketing (0,088); và Quy hoạch không gian phát triển du lịch (0,044).

81 Tên Vườn quốc gia Giải pháp ưu tiên mức cao Giải pháp ưu tiên mức thấp

Nguyên nhân Định hướng giải pháp

Vườn quốc gia Xuân Thủy Quy hoạch không gian phát triển du lịch Tăng cường sự tham gia của cộng đồng

Hiện nay, Vườn quốc gia Xuân Thủy chưa có Quy hoạch không gian phát triển du lịch, đây là cơ sở tiền đề cho việc quản lý, tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại một Vườn quốc gia; qua phân tíchbằng phương pháp phân tích thứ bậc ta thấy, giá trị trọng số của phương án Quy hoạch không gian phát triển du lịch là lớn nhất (0,319) và của phương án Tăng cường sự tham gia của cộng đồng là nhỏ nhất (0,051)

Với nguồn lực đầu tư có hạn, giải pháp được tập trung giải quyết ưu tiên từ phương án có giá trị trọng số lớn nhất (Quy hoạch không gian phát triển du lịch), được coi là giải pháp ưu tiên triển khai đầu tiên tại Vườn quốc giaXuân Thủy. Lần lượt theo đó là các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Định hướng thị trường khách DL và marketing (0,252) và Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái (0,184)lần lượt có mức ưu tiên ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các giải pháp tiếp theo lần lượt là Quy hoạch cho thuê môi trường rừng (0,114), Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức (0,079) và Tăng cường sự tham gia của cộng đồng (0,051).

82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Với những kết quả trình bày ở trên, đề tài rút ra một số kết luận sau:

1. Về mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và công tác bảo tồn tại hai Vườn quốc gia:Hai Vườn quốc gia Xuân Thủy và Cúc Phương là hai trong số 30 Vườn quốc gia của Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Việc phát triển du lịch sinh thái phát huy tiềm năng, giá trị của khu vực, thông qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục môi trường đến với mọi du khách tham quan; tạo nguồn thu tài chính bền vững, làm cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Về những nhận định, đánh giá tổng quan về thực trạng quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia:Việc quản lý, tổ chức tại hai Vườn quốc gia Xuân Thủy và Cúc Phương bước đầu đảm bảo cho việc phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, tuy nhiên, trong thời gian tới, các Vườn quốc gia cần phải hoàn thiện hơn nữa về tổ chức bộ máyvà quản lý kinh doanh phát triển du lịch sinh thái nói chung và thực hiện các giải pháp đề xuất trình bày nêu trên tại đề tài này.

3. Về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia: (i) Đối với Vườn quốc gia Cúc Phương: mang nhiều giá trị trong nghiên cứu, học tập; có ưu thế về hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng và kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức du lịch sinh thái. Tuy nhiên, Vườn quốc gia Cúc Phương chưa có chiến lược cụ thể để quảng bá và phát triển du lịch sinh thái. Về cơ hội, Vườn quốc gia Cúc Phương có tiềm năng phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như phát huy được tối đa lợi thế văn hóa dân tộc Mường trong gắn kết với phát triển du lịch. Tuy vậy, nguy cơ về ô nhiễm môi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy (Trang 83 - 101)