a) Phân tích những thuận lợi và hạn chế cơ bản về quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia
* Vườn quốc gia Xuân Thủy
(i) Những thuận lợi
- Tiềm năng về điều kiện tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thủy rất phong phú.Đội ngũ cán bộ công chức của Vườn đã có kinh nghiệm và nhiệt tình với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên.Sự quan tâm của các cấp các ngành hữu quan từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng quốc tế đối với sự nhiệp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ở Vườn quốc gia Xuân Thủy ngày càng sâu sát và rất hiệu quả.
- Ưu thế đặc biệt của một vùng đất mở ở cửa con sông lớn nhất miền Bắc đã tạo nên Vườn quốc gia Xuân Thủy giàu có về đa dạng sinh học,tươi đẹp về cảnh quan và trù phú về kinh tế. Sau trên nhiều năm gắn bó với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên,đội ngũ cán bộ của Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều đối tác trong nước và quốc tế.Tạo ra sự hậu thuẫn rất đắc lực cho quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu của Vườn. Nếu quy hoạch và tổ chức thực thi tốt, mô hình quản lý bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, đáp ứng được cả nhu cầu của hiện tại và tương lai.
- Quảng bá du lịch: Có thể nói quảng bá du lịch là một phương thức quan trọng để thu hút khách đến với Vườn quốc gia Xuân Thủy. Trước đây do điều kiện về giao thông, thông tin liên lạc còn hạn chế nên hoạt động du lịch ở đây chỉ được biết đến một cách gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế đến làm việc và qua một số phương tiện truyền thông nên hiệu quả tuyên truyền quảng cáo không cao.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hoạt động này đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, nhiều công ty du lịch đến khảo sát và gửi khách đến Vườn. Nhiều cuốn phim, tờ gấp, Website… giới thiệu về tiềm năng du lịch của
56
Vườn quốc gia Xuân Thủy đã đến với du khách, nhiều công ty du lịch đã đăng tải thông tin này trên Website của mình. Do vậy muốn thu hút khách, việc quảng bá tuyên truyền cần được tiếp tục quan tâm nhiều hơn.
- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch: Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của du khách. Tuy nhiên, số lượng phòng nghỉ còn hạn chế, phòng ăn còn chưa đủ tiện nghi nên vào mùa du lịch có đông khách việc phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, Ban du lịch của Vườn quốc gia đang trong quá trình hình thành và phát triển, các phương tiện phục vụ cho hoạt động du lịch đang dần được trang bị đầy đủ và tiện nghi hơn.
Hiện nay, tối đa phòng khách chỉ phục vụ được 8 khách (VIP)/lượt và 10-15 khách nghỉ tại phòng trung bình. Vào mùa du lịch, khi số lượng khách đông Vườn quốc gia sẽ bố trí thêm các phòng nhân viên cho khách nghỉ.
Phòng ăn của Vườn quốc gia chỉ phục vụ được 30-40 khách/lượt và mới chỉ có một người chuyên nấu ăn kiêm luôn phục vụ, vào những ngày đông khách, nhân viên của Vườn quốc gia sẽ kiêm nghiệm luôn công việc đón tiếp phục vụ khách. Trong năm vài năm trở lại đây Vườn quốc gia đã xây dựng hoàn thiện xong một phần khu dịch vụ du lịch, quy mô phục vụ sẽ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của các đoàn khách lớn hơn.
- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch: Đối với việc phát triển du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên thì sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Nằm trong quy luật chung đó, cộng đồng vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tạo khá nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nơi đây.
Từ năm 2005-2007, Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD) đã triển khai dự án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng cho Hội phụ nữ xã Giao Xuân. Đến nay đã có 15 hộ tham gia cung cấp nhà nghỉ. Trên 100 người tham gia cung cấp các dịch vụ khác như: đi lại, ăn uống, bán hàng, văn nghệ… Mô hình đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và đã đón được trên 1000 khách đến thăm, trong đó có khoảng 25% là khách quốc tế. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
57
trong mô hình du lịch nói trên đã góp phần triển khai toàn diện và hiệu quả Chương trình phát triển du lịch sinh thái tại Khu Ramsar, Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Ấn tượng đầu tiên khi du khách đến đây là sự thân thiện, mến khách của người dân. Đây chính là điều tạo ấn tượng ngay từ phút đầu đối với du khách, làm cho du khách có cảm giác gần gũi, thân quen. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Ban quản lý Vườn quốc gia và các tổ chức phi chính phủ như: Hội chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC), Birdlife International, Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC). Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD), Chương trình liên minh đất ngập nước quốc tế ( WAP),... Vườn quốc gia Xuân Thủy đã phối hợp với các NGO tổ chức các chương trình giáo dục môi trường, các đợt sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, tham quan bảo tàng động thực vật rừng ngập mặn cho học sinh khá giỏi các trường Trung học phổ thông cơ sở miền biển, đồng thời ấn hành nhiều sản phẩm truyền thông về tuyên truyền giáo dục môi trường để giảng dạy ngoại khoá trong các Trường học phổ thông ở vùng đệm,… Nhờ có những hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường mà nhận thức của người dân ở đây về môi trường, về tầm quan trọng của rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rõ rệt. Đó là tiền đề quan trọng không chỉ cho công tác bảo tồn thiên nhiên mà cũng phục vụ tốt cho mục tiêu cho phát triển du lịch sinh thái hiệu quả ở Khu Ramsar Xuân Thủy.
(ii) Những khó khăn và tồn tại cơ bản
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu: Cơ sở vật chất của Khu bảo tồn Xuân Thủy được xây dựng từ năm 1992 bằng nguồn kinh phí nhỏ bé của địa phương đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng,không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ đa chức năng cuả một Vườn quốc gia.Đường giao thông thuỷ bộ còn hoang sơ & kém chất lượng nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động Du lịch sinh thái hầu như chưa có gì.Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên rất thiếu thốn và lạc hậu.
58
- Năng lực của đội ngũ cán bộ Vườn quốc gia Xuân Thủy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: còn thiếu các chuyên gia và các kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên sâu của nghiệp vụ bảo tồn thiên nhiên như : chủ trì các công trình nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng,phát triển du lịch sinh thái...Đội ngũ cán bộ địa phương chưa có đủ tri thức về bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững nên việc hợp tác quản lýVườn quốc gia cũng như phát triển vùng đệm chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Trong Vườn quốc gia đã có cán bộ chuyên trách về du lịch, tuy nhiên số lượng còn ít. Khi có khách, cán bộ của Vườn thay nhau kiêm nghiệm làm công tác lái xuồng, hướng dẫn viên…
Là một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học mang những đặc thù riêng biệt nhằm tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý bảo tồn thiên nhiên theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy là chủ đầu tư dự án xây dựng Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Ngoài ra, Ban quản lý cũng đã chủ động hợp tác với các đơn vị có liên quan để xây dựng và tổ chức thực thi dự án “Phát triển vùng đệm” và dự án “Du lịch sinh thái”.
Mảng du lịch hiện nay do 01 cán bộ phụ trách du lịch cùng với bộ phận kỹ thuật và bảo vệ kiêm nhiệm, trong đó cán bộ du lịch và bộ phận kỹ thuật đóng vai trò chính còn bộ phận bảo vệ phục vụ việc vận chuyển và ăn uống cho khách.
Do lực lượng lao động trong du lịch còn mỏng và phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm nên mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của mình, nhưng chất lượng thực hiện công việc chưa cao, đặc biệt là trình độ giao tiếp bằng Anh ngữ của cán bộ nhân viên còn hạn chế. Hiện nay, Vườn mới chỉ có các cán bộ được học Anh văn bằng B, trong khi đó yêu cầu về ngoại ngữ đối với mảng du lịch là hết sức cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành.
Do vậy, nếu muốn hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Xuân Thủy phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó thì việc bổ sung thêm những cán bộ có chuyên môn, năng lực là rất cần thiết.
59
- Cộng đồng dân cư vùng đệm: Mặc dù đã tạo ra một số đíều kiện tốt cho khả năng phát triển du lịch ở nơi đây nhưng cộng đồng địa phương đã gây ra không ít khó khăn cho Ban quản lý Vườn quốc gia, đặc biệt là cho công tác bảo tồn. Do dân số ở các xã vùng đệm khá đông, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản diễn ra khá rầm rộ, thậm chí là khai thác huỷ diệt; với những hoạt động này của họ đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. Đó sẽ là nguy cơ chính dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cho du lịch.
Do Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng đất ngập nước nên khi muốn tham quan các cồn bãi, du khách phải đi bằng xuồng máy hoặc thuyền. Một số người dân đã tham gia vào hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng thuyền máy, nhưng không thường xuyên và chất lượng phục vụ còn thấp, đặc biệt chưa có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách. Nhiều người dân cũng chưa có hiểu biết thấu đáo về du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thủy.
* Vườn quốc gia Cúc Phương
* Những khó khăn trong việc triển khai hoạt động du lịch sinh thái
- Đối với các tổ chức chính quyền và ban quản lý rừng: Các tổ chức chính quyền là cơ quan có quyền hành quyết định trực tiếp trong các chính sách phát triển du lịch sinh thái tại rừng Cúc Phương cũng như các kế hoạch bảo tồn các loài động thực vật trong Vườn quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và đi vào hoạt động thì các cấp chính quyền địa phương vẫn gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định.
- Hạn chế về mặt nhân sự. Hiện nay đội ngũ nhân viên còn ít và làm việc chưa hiệu quả trong việc bảo tồn và cho sự phát triển của rừng Cúc Phương.
- Ngân sách Nhà nước dành cho rừng Cúc Phương còn hạn hẹp vì vậy không đủ cho rừng thực hiện được các biện pháp đảm bảo tốt cho du lịch cũng như bảo tồn. Các con đường vào Cúc Phương đều không có biển báo hạn chế tốc độ và tiếng
60
ồn, các thùng rác trong rừng cũng không có nắp đậy, các tuyến thăm quan trong khu rừng đều không có nhà vệ sinh cho du khách.
- Các nhà kinh doanh du lịch: Các nhà kinh doanh du lịch là một trong những nhân tố không thể thiếu trong việc giúp phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái rừng quốc gia Cúc Phương nói riêng. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận họ vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức các tour du lịch cũng như một số hoạt động du lịch.
- Đối với người dân: Người dân địa phương là một phần không thể thiểu trong phát triển du lịch sinh thái tại rừng Cúc Phương vì họ là người sống ở đây từ rất lâu và họ hiểu biết rất rõ về rừng nên sẽ rất tốt nếu họ được tham gia vào việc phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.
- Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế cũng là một bộ phận không nhỏ trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Các tổ chức quốc tế là những tổ chức không làm cho riêng một quốc gia nào trên thế giớí nên họ có những ảnh hưởng rất lớn khi tham gia vào bất cứ một dự án nào.
* Chiến lược phát triển
Căn cứ vào chiến lược Quốc gia về du lịch 2006-2010, một số chiến lược phát triển du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương được Ban Quản lý Vườn định hướng như sau:
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch: Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài đối với các lĩnh vực nhà hàng, hướng dẫn viên, cán bộ quản lí; Chú trọng giáo dục và nâng cao nhận thức về du lịch,về môi trường cho nhân dân các vùng có điểm di tích lịch sử, phát huy tính cộng đồng vào khai thác du lịch; Gắn việc đào tạo du lịch với an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; Có chiến lược tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân về ngành kinh tế du lịch.
- Chiến lược các sản phẩm: Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc văn hoá địa phương, lịch sử, phong tục tập quán…để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề:khai thác du lịch hợp lí, có
61
quy hoạch cụ thể; Chiến lược đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, kết hợp với tỉnh bạn để nối tour du lịch.
- Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch: Tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả 3 góc độ:thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá -dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ. Có quy định nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ, giá cả và ứng dụng khoa học,giá bán sản phẩm.
- Chiến lược về đầu tư: Khuyến khích cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể; Đầu tư kết cấu hạ tầng( giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc).
- Chiến lược về thị trường: Nghiên cứu đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng đối với du lịch Ninh Bình để xác định nguồn khách du lịch.
- Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch: Nguồn tài nguyên nhân văn cần được bảo tồn tôn tạo và phát triển, ngăn chặn kịp thời các yếu tố văn hoá tiêu cực xâm nhập.
b)Ứng dụng phân tích SWOT
Ứng dụng công cụ phân tích SWOT trong nghiên cứu quản lý, tổ chức du lịch sinh thái cho phép đánh giá thực trạng phát triển tại hai Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy. Đồng thời, các kết quả phân tích SWOT sẽ cung cấp cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ưu tiên tổ chức và quản lý cho từng khu vực cụ thể.
Các đặc trưng cơ bản của công tác quản lý và tổ chức du lịch sinh thái được tóm tắt như sau:
- Vườn quốc gia Cúc Phương: mang nhiều giá trị trong nghiên cứu, học tập; có ưu thế về hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng và kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức du lịch sinh thái. Tuy nhiên, Vườn quốc gia Cúc Phương chưa có chiến lược cụ thể để quảng bá và phát triển du lịch sinh thái. Về cơ hội, Vườn quốc gia Cúc Phương có tiềm năng phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như phát huy được tối đa lợi