a) Khái quát sự hình thành và điều kiện tự nhiên
Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ bắc, 105°29’ tới 105°44’ kinh đông, nằm trong một thung lũng lớn dài 25km , giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn , ở ranh giới ba tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá và Ninh Bình (nhưng phân nửa nằm trên diện tích Ninh Bình).
Theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của Vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 và được chủ tịch hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 139/CT xác định tổng diện tích đưa ra là 22.200 ha bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa. Vườn quốc gia Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng :Thứ nhất là khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích là 20.745 ha có chức năng duy trì, bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử. Thứ hai là khu chuyên dùng với diện tích 743 ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch và dân cư xen kẽ. Thứ ba là vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai khu trên.
b) Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch sinh thái
Hai dạng tài nguyên thiên nhiên nổi bật của Vườn quốc gia Cúc Phương hấp dẫn du khách bao gồm:
42
- Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: Về động vật có xương sống đã điều tra, thống kê và phát hiện 35bộ, 120họ và 660 loài, trong đó, có nhiều loài thú được xếp vào loài quý hiếm như: Vọoc mông trắng, Báo gấm, Báo lửa, Gấu ngựa..., nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Về động vật không xương sống, đã thống kê được 1899 loài và phân loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Về thực vật: Đã điều tra, thống kê, phân loại được 2.427 loài thực vật. Trong đó đã phát hiện 1 chi, 2 loài mới cho khoa học và 2 chi mới cho Việt Nam.
- Tài nguyên cảnh quan karst: cảnh quan Vườn quốc gia Cúc Phương được phát triển trên địa hình karst nửa phủ. Trong phạm vi vườn có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như: động Sơn cung, động Phò mã giáng,… Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cáchngày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang con Moong. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch của loài động vật có xương sống, theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt Nam đây là hoá thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm.
c) Tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái
Từ xa xưa, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng, đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm, độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản.
Hiện nay, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản. Khách có thể tới làng Khanh, một làng du lịch sinh thái với những ngôi nhà truyền thống của người Mường. Bà con trong làng đã được chuyển giao công nghệ nuôi ong, hươu, cải tạo vườn tạp, khôi phục nghề dệt thổ cẩm. Ban quản lý Vườn Cúc Phương cũng đang mở rộng mô hình làng
43
Khanh ra các bản làng khác để hình thành tuyến du lịch sinh thái bản làngDu khách cũng có thể nghỉ đêm trong những ngôi nhà nhỏ hai phòng nằm nép dưới bóng cây ở vùng đệm của rừng.