Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 38 - 40)

nghệ của một số quốc gia trên thế giới

Các nƣớc trong khối ASEAN nói chung, Thái Lan và Indonesia nói riêng đều là các nƣớc đƣợc tiếp nhận ODA nhƣ Việt Nam. Đến nay, hai quốc gia này đã có đƣợc trình độ phát triển cao trong khu vực. Tuy nhiên, các nƣớc này đã tận dụng tốt nguồn vốn này vào việc phát triển KH&CN. Nghiên cứu kinh nghiệm về QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN sẽ cho Việt Nam những bài học thiết thực trong thu hút va sử dụng nguồn vốn này.

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là nƣớc có nhiều kinh nghiệm thu hút và sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn vốn này. Kinh nghiệm của họ là khoản tiếp nhận ODA cho KH&CN không tính vào nguồn thu ngân sách hằng năm nhƣng khoản trả nợ lại đƣợc trích ra từ nguồn thu ngân sách hàng năm. Chính phủ quy định cụ thể mức vốn ODA cho KH&CN hoàn lại tiếp nhận không vƣợt quá 10% kế hoạch thu ngân sách, mức trả nợ dƣới 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc dƣới 20% tổng chi ngân sách hàng năm. Họ cân nhắc nên tiếp cận vốn ODA cho KH&CN hay huy động vốn trong nƣớc thì đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời chỉ rõ mức vốn cần tiếp nhận và vốn cần bổ sung, cuối cùng là hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn. Khi đã tiếp cận đƣợc nguồn vốn, đòi hỏi phải tổ chức bộ máy thực hiện. Bộ máy này có chức năng thay mặt Nhà nƣớc quản lý tốt việc tổ chức thực hiện mục tiêu dự án, bên cạnh đó cũng đƣa ra đƣợc những quy chế chặt chẽ khi sử dụng vốn ODA cho KH&CN nhƣ việc chi phí hợp lý cho các hoạt động tƣ vấn, hoạt động khảo sát, lập dự án...

Kinh nghiệm của các nƣớc còn cho thấy công tác kiểm soát là hết sức quan trọng, nó vừa bảo đảm tiến độ, thời gian vừa giảm đƣợc lãng phí, thất thoát trong quá trình thực thi.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Indonesia

29

ODA, gửi đến Bộ Kế hoạch quốc gia (BAPPENAS) để tổng hợp. Bộ Kế hoạch quốc gia thƣờng có quan điểm độc lập với bộ chủ quản, dựa trên lợi ích tổng thể của quốc gia để xem xét, thẩm định các dự án ODA nói chung và ODA cho KH&CN nói riêng. Đến nay, rất nhiều dự án bị Bộ Kế hoạch quốc gia từ chối, đã thể hiện rõ tính độc lập, chủ quyền của Indonesia trong quan hệ quốc tế. Ngay cả địa điểm ký các dự án ODA cũng thay đổi. Nếu trƣớc đây thƣờng ký tại Hoa Kỳ (trụ sở của WB) hoặc Philippines (trụ sở của ADB), thì đến nay hầu hết các dự án đều đƣợc ký tại Jakarta để tránh việc đoàn đàm phán của Indonesia bị đối tác nƣớc ngoài gây ảnh hƣởng.( Đây phải chăng là một bƣớc tiến táo bạo bằng sự mạnh mẽ và quyết liệt trong suy nghĩ và cách hành động của họ).

Việc thuê các luật sƣ giỏi để tƣ vấn cho Chính phủ trong quá trình đàm phán, thu hút và sử dụng ODA cho KH&CN đang ngày càng trở thành xu hƣớng phổ biến ở Indonesia, nhất là đối với các dự án ODA có sử dụng vốn vay lớn. (Điều này thể hiện, họ đã hoạch định một tầm nhìn chiến lƣợc rõ ràng, hƣớng đến một sự phát triễn bền vững và toàn diện).

Chính phủ Indonesia tuyên bố nguyên tắc chỉ vay tiếp dự án mới khi đã thực hiện xong dự án cũ, thể hiện rõ quyết tâm sử dụng thật sự hiệu quả và giải ngân đúng tiến độ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nhấn mạnh nguyên tắc, vay ODA cho KH&CN phải đảm bảo độ an toàn cao. Đối với các dự án ODA cho KH&CN có sử dụng vốn lớn, yêu cầu phải có chuyên gia tƣ vấn là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

Bộ Tƣ pháp Indonesia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các dự án ODA nói chung và ODA cho KH&CN nói riêng, vì Bộ Tƣ pháp là cơ quan đƣa ra ý kiến về pháp lý đối với các dự thảo Hiệp định vay vốn nƣớc ngoài. Mục đích của cơ chế điều phối này là tránh sự trùng lặp trong hoạt động hợp tác.

Đặc biệt, Tháng 12/2014, để khắc phục tình trạng tham nhũng, Chính phủ Indonesia đã huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn ODA. Indonesia đã thành lập Ủy ban quốc gia về chống tham nhũng, ngân sách hoạt động chủ yếu do Nhà

30

nƣớc cấp, ngoài ra còn thu hút đƣợc sự quan tâm tài trợ của nhiều đối tác nƣớc ngoài thông qua PGRI (Quan hệ đối tác trong lĩnh vực cải cách quản trị quốc gia Indonesia).

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)