học và công nghệ ở Việt Nam
3.3.1 Những kết quả đạt được
Cơ chế, chính sách quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN từng bước được đổi mới
Hệ thống quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN đƣợc tổ chức từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã đẩy mạnh phát triển KH&CN, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phƣơng.
72
Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho KH&CN, các chƣơng trình, đề tài, dự án KH&CN đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN đã bƣớc đầu đƣợc thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai.
Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN bƣớc đầu đƣợc tăng cƣờng. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN đƣợc mở rộng.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý sử dụng nguồn vốn ODA cho KH&CN từng bƣớc đƣợc hoàn thiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.
Quá trình thanh tra giám sát đánh giá các dự án sử dụng vốn ODA cho KH&CN đã được nâng cao.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân, với tƣ cách là cơ quan dân cử, là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nƣớc có nhiệm vụ thực hiện quyền giám sát tối cao các họat động đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn, từng khoản nợ vay vì sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Nhiều kiến nghị của các chƣơng trình, đề tài đã đƣợc tiếp nhận chuyển thành nội dung trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các quyết định của Chính phủ, các biện pháp, chính sách của bộ, ngành và các địa phƣơng.
Nguồn vốn ODA đã góp phần thúc đẩy sự phát triển KH&CN
Một số công trình khoa học cơ bản đã xây dựng cơ sở khoa học cho đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. Những kết quả nổi bật trong lĩnh vực: toán học, vật lý, tin học, cơ học, hoá học, khoa học sự sống, khoa học trái đất... đã tạo tiền đề cho việc tiếp thu công nghệ hiện đại, định hƣớng cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phòng chống những tác hại của thiên tai...
73
công nghệ thông tin, điều khiển học; vật lý chất rắn, quang học, vật lý lade, vật lý hạt nhân; cơ học các kết cấu công trình, cơ học các vật liệu mới, động lực học, thuỷ khí động học; hoá hữu cơ, hấp thụ và xúc tác, hoá phân tích; sinh vật học nhiệt đới, kỹ thuật tế bào, công nghệ gien, sinh học phân tử; địa chất, vật lý địa cầu, nghiên cứu địa lý, biến đổi khí hậu, dự báo các quá trình tai biến thiên nhiên Việt Nam, nghiên cứu biển, thềm lục địa.
KH&CN đã góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Những đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất cơ khí chế tạo kết cấu thép chuyên dụng, đóng tàu, viễn thông, điện lực, dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản; Trong ngành nông nghiệp nhƣ công nghệ sinh học, công nghệ gen, tế bào... đã làm cho năng xuất tăng trƣởng cao liên tục trong những năm qua.
Quá trình đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm về ứng dụng và chuyển giao KH&CN diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Thực hiện Chƣơng trình KH&CN phục vụ phát triển nông thôn, miền núi, hàng ngàn lƣợt cán bộ khoa học từ hàng trăm viện nghiên cứu, trƣờng đại học tham gia triển khai các dự án chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho hàng trăm xã, huyện nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc của trên 60 tỉnh, thành phố tạo ra một số chuyển biến quan trọng bƣớc đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này.
Trên cơ sở liên kết với khu vực doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trƣờng đại học bƣớc đầu đã thiết kế, chế tạo ra một số công nghệ, thiết bị, máy móc có trình độ công nghệ tiên tiến, với chi phí thấp. Nhiều công nghệ đƣợc đƣa vào ứng dụng, phát triển sản xuất trong các ngành dệt, may, cơ khí, nông nghiệp, thuỷ sản, cơ khí - tự động hoá, điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, hoá dƣợc và điện tử y sinh v.v.. và đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc với công nghệ, sản phẩm tƣơng tự nhập ngoại.
Việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo hai nhóm: nhóm các công nghệ cao đƣợc ƣu tiên (công nghệ thông tin, công
74
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ tự động hoá) và nhóm các công nghệ cao đặc thù là một thành tố trong các công nghệ truyền thống hoặc các công nghệ phụ trợ.
Nhà nƣớc đã đầu tƣ xây dựng 15/17 phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ gien, vật liệu điện từ, vật liệu polymercompzit, công nghệ tế bào động vật, công nghệ hàn... với nhiều trang thiết bị đạt mức tiên tiến trong khu vực (chƣa tính các phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh). Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm này còn thiếu cơ chế hoạt động gắn với những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia, có đội ngũ cán bộ nghiên cứu trình độ cao để có đủ năng lực tham gia phát triển các sản phẩm quốc gia và các vấn đề khoa học và công nghệ tầm cỡ quốc tế.
Thời gian qua, đã xây dựng đƣợc một mạng lƣới các tổ chức KH&CN với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nƣớc; 197 trƣờng đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trƣờng ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thƣ viện, cũng đƣợc tăng cƣờng và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh.
Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Từ nguồn vốn ODA cho KH&CN đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nƣớc ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã đƣợc nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lƣợng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đƣa nƣớc ta từ chỗ là nƣớc nhập khẩu lƣơng thực trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu gạo, cà phê, v.v... hàng đầu trên thế giới.
Các chƣơng trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp
75
phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.2 Những hạn chế
Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong việc thu hút, tiếp nhận, vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA cho KH&CN, nhƣng nhìn nhận thật nghiêm túc, trên thực tế, công tác quản lý, sử dụng, giám sát việc sử dụng, đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA nói chung và ODA cho KH&CN nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm. Theo đánh giá của Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội "Việc quản lý và sử dụng vốn vay nƣớc ngoài, nhất là vốn ODA, hiệu quả còn thấp; khung pháp lý cao nhất về quản lý và sử dụng ODA hiện nay là Nghị định 17/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ, nhƣng thực thi Nghị định này chƣa triệt để; công tác theo dõi vốn ODA chủ yếu tập trung vào báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện để đáp ứng yêu cầu của Nhà tài trợ nhằm giải ngân dự án; chỉ chú trọng nhiều trong khâu thu hút ODA, chƣa chú ý thoả đáng khâu thẩm định hiệu quả dự án, thiếu kiểm tra quá trình thực hiện dự án; Ban quản lý dự án đƣợc giao quá nhiều quyền mà không đủ rõ về trách nhiệm; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc đề cao không chỉ gây thất thoát, lãng phí đối với nguồn vốn ODA, đến chất lƣợng các công trình đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn này, mà còn tác động bất lợi đến môi trƣờng đầu tƣ và thực hiện cam kết của các Nhà tài trợ vốn ODA đối với Việt Nam. Việc sử dụng vốn ODA về cơ bản là có hiệu quả, nhƣng cơ chế quản lý cũng còn nhiều vƣớng mắc, làm hạn chế nhiều hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài. Môi trƣờng pháp lý về ODA về phía Việt Nam là không đồng bộ, tản mạn, tính pháp lý chƣa cao và không ổn định.
Thứ nhất, Chƣa có quy hoạch tổng thể về thu hút ODA cho lĩnh vực
KH&CN
Đây không chỉ là thách thức riêng đối với lĩnh vực KH&CN mà còn là thách thức chung trong việc thu hút ODA do chƣa có quy hoạch tổng thể về thu hút ODA cho toàn bộ nền kinh tế nói chung, cho phát triển KH&CN. Thiếu quy hoạch tổng
76
thể sẽ phải phụ thuộc vào nhà tài trợ về lĩnh vực nhận tài trợ và nhƣ thế tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là ODA sẽ đƣợc tài trợ không dựa trên ƣu tiên về đầu tƣ của KH&CN đất nƣớc. Hệ quả thứ hai là chắc chắn sẽ dẫn đến sự trùng lặp trong đầu tƣ. Bên cạnh đó, còn chậm trong việc giao và triển khai kế hoạch hàng năm.Có những dự án đƣợc ký hiệp định hoặc có hiệu lực không trùng với kỳ lập kế hoạch nên phải đợi đến kỳ kế hoạch sau mới đƣợc giao kế hoạch vốn đối ứng để thực hiện dự án.
Thứ hai, Vốn ODA dành cho lĩnh vực KH&CN còn rất thấp so với nhu cầu
thực tế vốn đầu tƣ. Thực tế vốn đầu tƣ cho KH&CN năm 2014 là 7.680 tỷ đồng, bằng 56% so với tổng chi ngân sách cho KH&CN. Tỷ lệ chi ngân sách dành cho KH&CN không đạt 20% theo quy định và có hƣớng giảm dần. Năm 2014 giảm xuống còn 1,36% so với 1,42% năm 2013. Cơ chế chi tiêu cho khoa học có những vấn đề, vấn đề về tài chính chƣa phù hợp với thực tiễn của việc hoạt động KH&cN. Vì vậy, việc đầu tƣ cho KH&CN cần phải đƣợc làm mạnh hơn và quan tâm nhiều hơn.
Thứ ba, những tồn tại về chính sách tài chính.
Theo quy định, các dự án ODA vẫn phải chịu những sắc thuế nhất định (thuế nhập khẩu, VAT,v.v...) và đƣợc quy định sử dụng vốn đối ứng thanh toán các khoản thuế phát sinh này. Về bản chất, đây là dạng “móc túi nọ bỏ túi kia” - Chính phủ cấp vốn để các cơ quan nộp thuế cho chính phủ.
Thứ tư, Tỷ lệ giải ngân còn chậm.
Tính đến hết năm 2014 vẫn còn khoảng 21 tỷ USD vốn ODA nói chung và ODA cho KH&CN nói riêng và vốn vay ƣu đãi đã cam kết chƣa đƣợc giải ngân, vì thế, vấn đề ở đây không phải thiếu tiền, thiếu vốn, mà là chậm giải ngân vốn, nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tốt nhất lợi thế mà nguồn vốn ODA có đƣợc. các bộ, ngành và địa phƣơng cần hoàn thành theo đúng tiến độ đƣợc giao trong Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA và vốn vay ƣu đãi thời kỳ 2014 - 2015 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt, các bộ, ngành và địa phƣơng có tỷ lệ giải ngân thấp thời gian qua cần quyết liệt và chú
77
trọng hơn trong công tác điều hành, lựa chọn các dự án ƣu tiên, nâng cao chất lƣợng văn kiện dự án để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tƣ. Bộ KH&ĐT làm đầu mối sẽ tổng hợp, báo cáo mỗi tháng một lần về tình hình và mức độ cải thiện của các cơ quan quản lý nguồn vốn, dự án này.
Thứ năm, nhu cầu và khả năng cân đối vốn đối ứng không đƣợc dự toán đầy đủ.
Vốn đối ứng là yếu tố quan trọng để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án. Vốn đối ứng bố trí chƣa kịp thời, vấn đề quy hoạch vận động và sử dụng ODA đến thời điểm này vẫn chƣa đƣợc hoàn chỉnh để định hƣớng cho các cơ quan chủ động thu hút và sử dụng nguồn vốn này.
Những vƣớng mắc về vốn đối ứng và cơ chế giao vốn đối ứng thƣờng gặp: Trƣớc hết, do sức ép của ngân sách hàng năm dẫn đến việc thiếu vốn đối ứng cho dự án: ODA đƣợc coi là nguồn ngân sách nên việc bố trí vốn đối ứng cũng nhƣ vốn ODA đều phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách và các văn bản pháp quy liên quan. Với tổng mức chi đầu tƣ phát triển đã đƣợc xây dựng, các cơ quan thuộc Chính phủ sẽ phân bổ chi tiêu ngân sách cho các ngành, các địa phƣơng. Vì có định mức trần trong chỉ tiêu đầu tƣ phát triển nên Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính nhiều khi gặpnhững sức ép trong việc bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA nói chung và cho KH&CN nói riêng.
Chậm trong việc giao và triển khai kế hoạch hàng năm: có những dự án đƣợc ký hiệp định hoặc có hiệu lực không trùng với kỳ lập kế hoạch nên phải đợi đến kỳ kế hoạch sau mới đƣợc giao kế hoạch vốn đối ứng để thực hiện dự án.
Nhu cầu và khả năng cân đối vốn đối ứng không đƣợc dự toán đầy đủ: trong khi thiết kế dự án, một số thành phần sử dụng vốn đối ứng không đƣợc tính toán đầy đủ (nhƣ thuế nhập khẩu, VAT,v.v...) nên khi đi vào thực hiện gặp nhiều vƣớng mắc về vốn đối ứng. Tƣơng tự, có những dự án thời gian từ khi thiết kế đến khi phê duyệt và thực hiện kéo dài, dẫn đến những dự toán trong thiết kế (đặc biệt là kinh phí giải phóng mặt bằng: dự án Khu Công nghệ cao Hoà Lạc) thay đổi dẫn đến việc phải tăng mức vốn đối ứng.
78
ODA không chỉ là một nguồn lực tài chính. ODA còn là cơ hội để chuyển giao công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm quản lý. Nếu đƣợc sử dụng nhƣ một chất xúc tác để phát huy các nguồn lực nội sinh trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác, một công cụ chính sách khôn ngoan, ODA còn có vai trò quan trọng gấp bội. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó phụ thuộc trƣớc hết vào năng lực quản lý ODA. Ba vấn đề chủ chốt để nâng cao năng lực quản lý ODA là năng lực pháp lý để tạo ra một môi trƣờng thông thoáng, minh bạch cho công tác quản lý ODA; năng lực tổ chức để có đƣợc một bộ máy quản lý ODA hữu hiệu và nguồn lực con ngƣời đƣợc trang bị những kiến thức cần thiết để có đƣợc một bộ máy quản lý ODA hữu hiệu và nguồn lực con ngƣời đƣợc trang bị những kiến thức cần thiết để quản lý ODA mang tính chuyên nghiệp. Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động ODA đang tạo ra một gánh nặng cho hệ thống nhân sự hiện tại của Chính phủ. Quản lý dự án (QLDA) chỉ đƣợc coi là công việc bên ngoài, phụ thêm và chƣa mang tính