Cùng với những thay đổi trong chính sách của các nhà tài trợ, pháp luật về ODA cho phát triển KH&CN cũng không ngừng đƣợc hoàn thiện. Quá trình này
50
phù hợp với chủ trƣơng “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” đƣợc đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ IX; Nghị quyết số 07-NQ/TW “về hội nhập kinh tế quốc tế” ngày 27- 11-2001 của Bộ Chính trị khóa IX, chủ trƣơng “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” đƣợc đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ X; Nghị quyết số 22NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập quốc tế; chủ trƣơng chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế đƣợc quy định trong Hiến pháp và các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội đƣợc Quốc hội ban hành. Để việc quản lý và sử dụng ODA hiệu quả, phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cũng nhƣ phù hợp với cam kết của Việt Nam với các nhà tài trợ và phù hợp với thông lệ quốc tế, từ năm 1993 đến nay, Quốc hội đã ban hành mới và sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc quản lý và sử dụng ODA nhƣ Luật ngân sách nhà nƣớc; Luật xây dựng; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế; Luật đầu tƣ; Luật đấu thầu; Luật quản lý nợ công; Luật doanh nghiệp; Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật đầu tƣ công, Luật quản lý nợ công. Các văn bản quy phạm pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ cụ thể hóa việc huy động và sử dụng hiệu quả ODA từ các nhà tài trợ. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc Quốc hội ban hành trên đây, trong 20 năm qua, Chính phủ đã thể chế hóa việc huy động và quản lý ODA tại 5 Nghị định gồm Nghị định 20/CP (1994), Nghị định 87/CP (1998), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (2001), Nghị dịnh 131/2006/NĐ-CP (2006) và Nghị định 38/2013/NĐ-CP (2013). Nhƣ vậy, bình quân khoảng 4 năm một lần, các Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA đƣợc ban hành mới, Nghị định sau tiến bộ hơn Nghị định trƣớc, nhất là vai trò lãnh đạo chính sách thu hút và sử dụng ODA của Chính phủ, phân cấp mạnh cho các cơ quan chủ quản trong quá trình thực hiện, đồng thời tăng cƣờng công tác theo dõi, giám sát tình hình và kết quả thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA.
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghi ̣ đi ̣nh số 131/2006/NĐ-CP. Đây là khung pháp lý tồn ta ̣i lâu nhất cho hoạt động thu hút , quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này. Mă ̣c dù vâ ̣y, trải qua một quá trình vận dụng trong thực tế , đă ̣c biê ̣t
51
là khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình trên thế giới (vƣợt ngƣỡng 1.000 USD), để đáp ứng nhu cầu tất yếu của hành lang pháp lý về ODA , Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 đƣơ ̣c Chính phủ ban hành nhằm hoàn thiện, phù hợp với điều kiện biến đổi của thực tế tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ODA.
Hình 3.2 - Các mốc thời gian của ODA
Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư, năm 2014
Nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong các hoạt động KH&CN, Nhà nƣớc đã ban hành Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá và nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành để tạo thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ.
Các quy định pháp lý về cơ chế, chính sách tài chính đã đƣợc thể hiện trong nhiều văn bản nhƣ: Nghị định 115/2005/NĐ-CP là văn bản quan trọng về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Nghị định 117/2005/NĐ-CP về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng;
Nghị định hiện hành số 38/2013/NĐ-CP, đây đƣợc coi là văn bản hoàn thiê ̣n nhất từ trƣớc đến nay . Sự hòa nhâ ̣p của Nghị định 38/2013/NĐ-CP thông qua việc khắc phục các điểm yếu của các văn bản trƣớc đó và bổ sung các điểm mới phản ánh các nguyên tắc , quan điểm hiện đại trong quản lý và tiếp nhận nguồn vốn này nhƣ công khai, minh bạch, sƣ̣ tiếp câ ̣n vốn ODA của khu vƣ̣c tƣ nhân và hài hoà thủ tục đã đánh dấu một sự phát triển về chất so với các văn bản khung trƣớc đây về việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA . Nghị định này đƣợc các nhà tài trợ đánh giá là một bƣớc tiến bộ về thể chế , giúp giải quyết phần nào khó khăn , tồn tại hiện nay đối với các chƣơng trình, dự án ODA.
52
Bên cạnh đó , trên góc đô ̣ quản lý nhà nƣớc , mô ̣t bƣớc tiến dài so với các Nghị định trƣớc là sự góp mặt của Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ƣu đãi đƣợc thành lập trên cơ sở Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 23/1/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ, đây cũng là một “điểm nhấn” trong việc quản lý dòng vốn ODA.
Theo các quy đi ̣nh của Luật Ngân sách nhà nƣớc , nguồn vốn ODA đƣợc coi là một nguồn vốn của ngân sách Nhà nƣớc, việc sử dụng nguồn vốn ODA cũng phải tuân theo các quy định chung của Nhà nƣớc Việt Nam trong trƣờng hợp các quy định này không trái với các Ðiều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết . Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình , ngƣời thu ̣ hƣởng còn phải tuân theo các quy đi ̣nh về đầu tƣ xây dƣ̣ng của Viê ̣t Nam . Tƣơng tự, các thủ tục về thuế nói chung hoặc ký kết thực hiện các Ðiều ƣớc quốc tế về ODA nói riêng cũng nằm trong một khuôn khổ chung của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của Luật Quản lý nợ công 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009, kỳ họp thứ 5 và Nghị định 79/2010 NĐ - CP nêu rõ vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nƣớc, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nƣớc ngoài, tổ chức tài trợ song phƣơng, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ƣu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. Nguyên tắc quản lý nợ công là:
- Nhà nƣớc quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ.
- Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế.
- Bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay; không vay ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn. Vốn vay thƣơng mại nƣớc ngoài chỉ sử dụng cho các chƣơng trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.
- Ngƣời vay chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay. - Công khai, minh bạch trong việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Chƣơng trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, chính
53
quyền địa phƣơng phải đƣợc kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nƣớc hoặc kiểm toán độc lập.
- Mọi nghĩa vụ nợ của Chính phủ đƣợc đối xử bình đẳng.
Ngoài ra còn rất nhiều văn bản quy định trong lĩnh vực KH&CN nhƣ:
Ngày 08/10/2015, Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tƣ số 17/2015/TT-BKHCN quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp thiết địa phƣơng sử dụng NSNN cấp quốc gia (gọi tắt là Thông tƣ số 17).
Thông tƣ số 17 gồm 4 chƣơng 16 điều quy định về quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp thiết địa phƣơng sử dụng ngân sách nhà nƣớc cấp quốc gia. Theo đó, nhiệm vụ KH&CN này phải đáp ứng các tiêu chí của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nƣớc cấp quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN. Ngoài ra, đối với đề án, đề tài KH&CN, dự án sản xuất thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Thông tƣ số 07/2014/NĐ-CP ngày 26/5/2014 của Bộ trƣởng Bộ KH&CN quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, Thông tƣ còn quy định 04 yêu cầu phải đáp ứng đối với dự án KH&CN:
- Giải quyết vấn đề KH&CN phục vụ trực tiếp dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ƣu tiên, mũi nhọn có tác động nâng cao trình độ công nghệ của địa phƣơng về một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc đƣợc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Kết quả tạo ra bảo đảm đƣợc áp dụng và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đầu tƣ sản xuất; có ý nghĩa tác động lâu dài tới sự phát triển KH&CN của địa phƣơng về ngành, lĩnh vực.
- Có phƣơng án tin cậy trong việc huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách hoặc đƣợc các tổ chức tài chính, tín dụng, quỹ xác nhận tài trợ hoặc bảo đảm.
54
Qua các văn bản QL nguồn vốn ODA nói chung và QL ODA cho phát triển KH&CN nói riêng có thể thấy Chính phủ đã ban hành đầy đủ các quy định, yêu cầu về công tác quản lý, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Công tác quản lý nhà nƣớc về ODA đã không ngừng đƣợc cải tiến và đạt đƣợc nhiều tiến bộ. Nếu nhƣ trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận ODA, QLNN theo mô hình tập trung nhiều ở cấp trung ƣơng thì nay theo mô hình phân cấp mạnh mẽ để các Bộ, ngành và địa phƣơng phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, thực hiện dự án, khai thác và vận hành các sản phẩm đầu ra. Vấn đề then chốt ở đây để thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Chỉnh phủ, các Bộ ngành đã đặt ra thì cần thực hiện chặt chẽ việc kiểm tra, thanh tra chất lƣợng thực hiện công trình, dự án đảm bảo việc thực hiện theo đúng văn bản chỉ đạo đã ban hành.