Mô hình QL vốn ODA đƣợc phân cấp nhƣ sau:
1. Chính phủ: thông qua chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ, các định hƣớng ƣu tiên phát triển khoa học và công nghệ từng thời kỳ, xác định những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nƣớc; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ về QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN; trình Quốc hội thông qua ngân sách dành cho khoa học và công nghệ hàng năm.
2. Nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng xây dựng chiến lƣợc, cơ chế, chính sách thu hut, sử dụng vốn ODA phát triển KH&CN để trình Chính phủ; tổng hợp và cung cấp thông tin về các định hƣớng, xu thế QL vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới và của Việt Nam cho các Bộ, ngành và địa phƣơng; cân đối và phân bổ nguồn vốn ODA cho hoạt động khoa học và công nghệ; quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; tổ chức đánh giá tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ của đất nƣớc; thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động QL vốn ODA phát triển KH&CN.
55
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giúp Chính phủ thống nhất QLNN về ODA và vốn vay ƣu đãi.
Thứ nhất, Trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nƣớc
áp dụng đối với các chƣơng trình, dự án có sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ của Thủ tƣớng Chính phủ; xác định cơ chế tài chính trong nƣớc áp dụng đối với các chƣơng trình, dự án có sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ của cơ quan chủ quản;
Thứ hai, Tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân ODA và vốn vay ƣu đãi, vốn
đối ứng; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chƣơng trình, dự án, vốn đối ứng nguồn xây dựng cơ bản để chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chƣơng trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ƣơng trong kế hoạch vốn hàng năm;
Thứ ba, Xử lý nhu cầu bổ sung vốn trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng
năm của chƣơng trình, dự án theo quy định.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính: Quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tƣớng Chính phủ về việc ký kết các điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ƣu đãi với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế quy định; Tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chƣơng trình, dự án mở tại các ngân hàng.
6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tƣ pháp: Thẩm định dự thảo điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi theo quy định của pháp luật về điều ƣớc quốc tế; Tham gia đàm phán, góp ý xây dựng nội dung dự thảo điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi; Tham gia ý kiến đối với đề cƣơng chƣơng trình, dự án hợp tác với nƣớc ngoài về pháp luật.
56
7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao: Phối hợp với các cơ quan liên quan, trên cơ sở chính sách đối ngoại chung, xây dựng và thực hiện chủ trƣơng, phƣơng hƣớng vận động ODA và vốn vay ƣu đãi, chính sách đối tác; tham gia vận động ODA và vốn vay ƣu đãi; Thực hiện các thủ tục đối ngoại về việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi; tổ chức lƣu trữ, sao lục, công bố điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi; Tham gia đánh giá các chƣơng trình, dự án ODA và vốn vay ƣu đãi; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thủ tục ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi theo quy định của pháp luật về điều ƣớc quốc tế.
8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ: Giúp Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất QLNN về ODA và vốn vay ƣu đãi.
9. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch định hƣớng thu hút và sử dụng ODA và vốn vay ƣu đãi; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và vốn vay ƣu đãi thuộc lĩnh vực phụ trách.
10. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp tỉnh: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA và vốn vay ƣu đãi; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và vốn vay ƣu đãi trên địa bàn tỉnh, thành phố; Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng cho chƣơng trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật, điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Công tác phối hợp trong việc quản lý nguồn vốn ODA nói chung và ODA cho phát triển KH&CN nói riêng đã đƣợc chú trọng, đồng thời đã kịp thời có những cải tiến tích cực trong công tác quản lý triển khai thực hiện dự án.
57
Các Bộ, ngành Trung ƣơng cũng đã đề xuất những có chế tài chính hỗ trợ cho công trình, dự án, tích cực tham gia góp ý hoàn chỉnh nội dung dự án, góp ý thiết kế cơ sở dự án, giải quyết các thủ tục của dự án, đôn đốc đẩy nhanh công tác thực hiện giải ngân dự án, tham gia các đợt đánh giá kết quả thực hiện dự án. Đối với các dự án do các Bộ, ngành làm cơ quan chủ quản, các Ban Quản lý dự án Trung ƣơng luôn hƣớng dẫn đơn vị tiếp nhận dự án của thành phố tuân thủ thực hiện đúng quy trình và quy định trong thực hiện các hoạt động của dự án.
BQL dự án QL có trách nhiệm QL dự án. Cụ thể: QL thời gian, QL tiến độ, QL chi phí, QL chất lƣợng dự án.
Trong công tác quản lý dự án, đối với một số dự án lớn các Bộ ngành đã giám sát và chỉ đạo, thƣờng xuyên tổ chức họp định kỳ để điều hành tiến độ thực hiện các giai đoạn triển khai dự án, kịp thời giải quyết các vƣớng mắc phát sinh, đảm bảo dự án triển khai hiệu quả. Trong công tác thẩm định đấu thầu đối với một số công trình trọng điểm, UBND cấp thành phố chỉ đạo, phân cấp các Sở, ngành là đơn vị chủ dự án chủ động phê duyệt hồ sơ và chịu trách nhiệm trƣớc UBND thành phố. Điều này giúp rút ngắn các quy trình thủ tục mà vẫn đảm bảo minh bạch, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Ƣu tiên dành nguồn ngân sách để bố trí giải ngân vốn đối ứng cho các dự án ODA đƣợc đầy đủ, đảm bảo quá trình triển khai các dự án ODA đƣợc kịp thời, đáp ứng đƣợc tiến độ giải ngân theo yêu cầu của nhà tài trợ. Các dự án phải thực hiện công tác giải tỏa đền bù thƣờng nhận đƣợc sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cƣ. Chính sách giải tỏa đền bù, tái định cƣ đƣợc thực hiện một cách công khai, minh bạch và khá thỏa đáng. Do đó, công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng đƣợc bàn giao đúng thời hạn để dự án đƣợc triển khai thực hiện theo nhƣ kế hoạch đã thỏa thuận với nhà tài trợ.
Tuy nhiên, trong công tác phối hợp vẫn còn nhiều khó khăn vƣớng mắc, cụ thể:
- Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý dự án chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa có sự phối hợp đồng bộ trong công tác xúc tiến và quản lý ODA.
58
- Sự khác biệt giữa thủ tục đấu thầu của Việt Nam và của nhà tài trợ dẫn đến những khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ đấu thầu.
- Vấn đề về thủ tục hành chính, thời gian phê duyệt của các cấp kéo dài, đặc biệt là từ Bộ ban ngành trung ƣơng, đôi khi gây chậm trễ trong triển khai dự án. Nhiều trƣờng hợp phải xin gia hạn nhiều lần. Do chậm tiến độ thực hiện, mà một số dự án có nguy cơ bị cắt giảm, ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
- Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ Ban quản lý dự án ở cấp địa phƣơng còn hạn chế, trong nhiều trƣờng hợp hoạt động kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chƣa thực hiện thƣờng xuyên, có hệ thống và bài bản.
- Đối với các dự án định mức chi cho một số hoạt động đào tạo thấp so với các nguồn kinh phi khác trong vùng Dự án, bất cập nên không thu hút đƣợc cán bộ đi học, vẫn chƣa có một số định mức chi đặc thù. Mặt khác, các quy trình thủ tục giải ngân, rút vốn qua nhiều giai đoạn và các quy định của Nhà nƣớc (từ Trung ƣơng đến địa phƣơng), gây chậm trễ ảnh hƣởng đến tiến độ dự án.
Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị của cộng đồng tài trợ quốc tế, việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm KH&CN cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nƣớc mới là quan trọng. Kết quả cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA có nhiều cải thiện.
Trên cơ sở kết quả các hội nghị CG/VDPF, tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ giai đoạn 1993-2014 đạt 85,195 tỷ USD với mức cam kết đạt mức kỷ lục trong các năm gần đây. Mức cam kết ODA cho KH&CN cao trong suốt thời gian qua đã thể hiện sự đồng tình và ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong công cuộc đổi mới và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc ta, sự tin tƣởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA từ năm 1993 đến nay đạt trên 69,189 tỷ USD, bằng 81,21% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn ODA và vốn vay ƣu đãi đạt 62,012 tỷ USD, chiếm khoảng
59
89,62%, vốn ODA không hoàn lại đạt 7,176 tỷ USD và chiếm khoảng 10,38%. Phần lớn các khoản vay ODA và vay ƣu đã i quy mô lớn có lãi suất rất ƣu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dƣới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% các khoản vay ODA còn lại có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn và còn lại là các khoản vay có điều kiện ƣu đãi kém hơn.
Tổng vốn ODA cho KH&CN giải ngân tính đến hết năm 2014 dự kiến đạt 48,23 tỷ USD, chiếm trên 69,71% tổng vốn ODA ký kết. Có thể thấy mức giải ngân đã có những cải thiện nhất định song chƣa có bƣớc đột phá. Riêng hai năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhà tài trợ, giải ngân của một số nhà tài trợ quy mô lớn (Nhật Bản, WB) đã có tiến bộ vƣợt bậc: Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ 2 và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.
Bảng 3.4: Mức cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA qua các giai đoạn
Đơn vị: Triệu USD
Giai đoạn Cam kết Ký kết Giải ngân
1993-1995 6.131 4.858,07 1.875
1996-2000 11.546,5 9.008,00 6.142
2001-2005 14.889,2 11.237,76 7.887
2006-2010 31.756 20.158,44 13.819
2011-2014 20.872,77 23.436,63 18.470
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015
Có thể thấy, qua các thời kỳ mức cam kết, ký kết và giải ngân đã có những tiến bộ nhất định, tăng dần qua các năm. Tuy nhiên riêng giai đoạn 2011-2014 số cam kết thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010 nhƣng số ký kết lại cao hơn giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn số cam kết trong cùng giai đoạn. Điều này thể hiện những cố gắng to lớn của Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc cải tiến và hài hòa hóa quy trình, thủ tục, hoàn thiện thể chế, tăng cƣờng năng lực ở tất cả các khâu trong
60
huy động nguồn lực (xây dựng văn kiện dự án; thẩm định và phê duyệt dự án; đàm phán và ký kết hiệp định; và tổ chức, quản lý và thực hiện dự án) cũng nhƣ sự tin tƣởng của các nhà tài trợ đối với Việt Nam.
Trong giai đoạn 2009 - 2014, mặc dù trong một thời gian dài nền kinh tế của các nƣớc tài trợ gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song lƣợng vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam vẫn tăng mạnh, đặc biệt là đạt mức kỷ lục trong hai năm gần đây (năm 2013: 8,063 tỷ USD và năm 2014: 10,905.51 tỷ USD). Cùng với đó, lƣợng vốn ký kết và giải ngân cũng tăng đáng kể (Xem hình 3.3).
Hình 3.3: Mức cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2009-2014
Đơn vị: Triệu USD
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CAM KẾT KÍ KẾT GiẢI NGÂN
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư, năm 2015
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, chặng đƣờng 20 năm (1995-2015) là chặng đƣờng mang tính bƣớc ngoặt, khẳng định đƣờng lối đổi mới và hội nhập đúng đắn của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Trong đó, sự hợp tác chặt chẽ và thƣờng xuyên với các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế thông qua nguồn vốn ODA là động lực quan trọng về cả vật chất và tinh thần để Việt Nam vƣợt qua khó khăn, đặc biệt là hai cuộc khủng hoảng 1997-1999 và 2008-2009, khắc phục những bất ổn, yếu kém để đạt đƣợc những thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội. Với sự thành
61
công của Hội nghị bàn tròn về viện trợ cho Việt Nam tại Paris ngày 9-10/11/1993, sự kết nối giữa Việt Nam và các nhà tài trợ ngày càng chặt chẽ và thƣờng xuyên. Tính đến tháng 12/2012 đã có 20 Hội nghị nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG thƣờng niên) đƣợc tổ chức. Từ 2013, các quan hệ hợp tác của Việt Nam với các Nhà tài trợ đƣợc nâng lên tầm đối tác thông qua Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (chủ yếu từ các nƣớc Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA, ADB, WB).
Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và ODA cho KH&CN nói riêng, cùng với việc quản lý nợ công, khung pháp lý và phƣơng thức quản lý, sử dụng vốn ODA của Việt Nam liên tục đƣợc đổi mới, hoàn thiện nhƣ: Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12; Nghị định 79/2010/NĐ-CP, Nghị định 38/2013/NĐ- CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ. Các khâu hoạch định chủ trƣơng đến các khâu cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA đƣợc quy định chặt chẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất, hƣớng dòng vốn đến đúng địa chỉ,