Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 100 - 104)

II. Các kiến nghị

3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

3.1 Nhà nước cần xây dựng một Thị trường tài chính – tiền tệ phát triển

Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ ở Việt Nam còn rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng, trong đó bao gồm lãi suất. Sự lạc hậu và sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và trên thị trường tiền tệ

trong những năm qua. Thực chất hiện nay Việt Nam chưa có một thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó, sự tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường mới chỉ ở mức độ thăm dò, nhiều tổ chức còn đứng ngoài cuộc.

Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ với sự hoạt động của thị trường mở, thị trường liên Ngân hàng còn ít sôi động. Các giao dịch trên thị trường này còn mang tính chất một chiều, tức là một số Ngân hàng luôn luôn là người cung ứng vốn, còn có một số Ngân hàng luôn có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà thị trường tiền tệ hoạt động còn rất hạn chế, chưa trở thành nơi cung cấp những thông tin về mức lãi suất ngắn hạn để có thể trở thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất của thị trường cũng như việc định giá trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phát sinh. Như vậy, chính sự kém phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ đã gây những khó khăn hạn chế cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc định lượng và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất. Vì vậy Nhà nước cần quan tâm xây dựng thị trường tài chính Việt Nam trở thành một thị trường tài chính phát triển.

3.2 Cần có cơ quan dự báo sự thay đỗi của lãi suất

Việc đo lường rủi ro lãi suất không chỉ nhằm đánh giá những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu trong quá khứ; trong điều kiện lãi suất thị trường biến động mà quan trọng hơn, giúp các Ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, qua đó giúp Ngân hàng lựa chọn những giải pháp phòng ngừa một cách có hiệu quả những rủi ro này.

3.3 Cần phải có bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp

Ở nước ta, các tổ chức Tín dụng hoạt động ở nông thôn mới bước đầu hoạt động trong cơ chế thị trường còn gặp nhiều khó khăn nên cần những hình thức bảo hiểm để che chắn rủi ro. Song trong điều kiện nước ta hiện nay không thể thực hiện các loại bảo hiểm mà cần thực hiện dần từng bước.

Trong những năm qua Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã tiến hành bảo hiểm đối với một số loại cây trồng (chủ yếu là cây lúa) và một số loại gia súc (chủ yếu là lợn). Những hoạt động bảo hiểm này không thể phát triển và không được mở rộng, theo em ngành bảo hiểm Cần Thơ nên có sự đánh giá tổng kết hoạt động này trên cơ sở kết hợp với tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là những nước trong khu vực để có hướng đẩy mạnh hoạt động này.

Nhà nước là trực tiếp và Bộ tài chánh cần có sự hỗ trợ một phần kinh phí để hình thành nên bảo hiểm nông nghiệp. Về bảo hiểm giá cả thị trường, nước ta đã hình thành quỹ bình ổn giá của Chính Phủ chủ yếu thực hiện đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời Nhà nước nên sử dụng dự trữ quốc gia để điều khiển giá thị trường (chủ yếu đối với giá lúa gạo).

Em đề nghị quỹ bình ổn giá nên mở rộng đối tượng thực hiện đối với các hộ nông dân. Việc điều hành sử dụng công cụ dự trữ quốc gia cần được đổi mới để thực hiện đến tận tay người sản xuất thông qua khâu trung gian.

3.4 Nhà nước nên có chính sách đầu tư cụ thể đối với phát triển nôngthôn mới thôn mới

Như chúng ta đã biết nông dân ở Thành phố Cần Thơ nói chung và quận Cái Răng nói riêng điều kiện sản xuất còn thiếu thốn về mặt phương tiện vận chuyển, điện, trình độ hiểu biết và việc phát triển khoa học - kỷ thuật, về nông nghiệp còn hạn chế. Chính những khó khăn trên mà các cơ quan nhà nước cần có những chính sách, phương án đầu tư có hiệu quả. Vấn đề thay đổi không chỉ trong một ngày một bữa mà phải thực hiện lâu dài trong mở rộng giao thông nông thôn, điện khí hóa nông thôn, mang điện về các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, những dịch vụ phục vụ sản xuất và vui chơi giải trí của nông dân,… Khi kết hợp đồng bộ các phương án trên thì điều kiện sản xuất của nông dân mới được nâng lên, đời sông được cải thiện và nguồn vốn

Tín dụng của Ngân hàng đối với nông dân mới được đầu tư vào sản xuất một cách hiệu quả, nhất là rủi ro đối với Ngân hàng phải thấp nhất.

Để góp phần hạn chế rủi ro Tín dụng, nhà nước cần thực hiện nhiều chiến lược vĩ mô lâu dài. Trong đó chính sách góp phần hạn chế rủi ro Tín dụng là chính sách bảo hộ mà lương thực của Nhà nước là quan trọng, bởi vì Nhà nước sử dụng công cụ quản lý kỹ thuật vĩ mô can thiệp vào quan hệ cung càu trên thị trường, cơ chế can thiệp đó là Nhà nước sử dụng cơ chế tự điều chỉnh của thị trường để tác động và chính quá trình tự nhiên đó. Nhà nước luôn theo dõi và phát triển nếu bước vào vụ thu hoạch có hiện tượng cung vượt cầu thì Nhà nước nên mua một khối lượng lớn thóc đưa vào dự trữ, dẫn tới cầu tăng, khi đó giá lương thực sẽ tăng. Ngược lại, nếu có hiện tượng cầu vượt mức cung thì Nhà nước tung lương thực dự trữ ra bán dẫn tới cung tăng và giá lương thực giảm. Ngoài cơ chế can thiệp này, Nhà nước nên kết hợp một số biện pháp khác, nhất là khi được mùa bội thu mà tiêu thụ lương thực khó khăn làm cho giá lương thực giảm mạnh thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người dân; Do đó, Nhà nước nên có chính sách chỉ đạo tác động tăng cầu thì chính sách thúc đẩy nhu cầu thuế nông nghiệp cả bằng tiền mặt về chính sách hàng hóa.

Tóm lại: để hạn chế rủi ro Tín dụng, an toàn được đồng vốn trong sản xuất nông nghiệp là mục tiêu và biện pháp trong các quan hệ Tín dụng đối với khách hàng. Đặc biệt đối với hộ sản xuất thì vấn đề rủi ro trong nông nghiệp không sao tránh khỏi. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng thấp thì độ an toàn về đồng vốn càng cao, sẽ tập trung tái tạo được nguồn vốn. Ngược lại, nếu như số liệu ở trên thì nợ quá hạn của NHNo&PTNT quận Cái Răng không lớn nhưng tỷ lệ đó cũng là vấn đề nan giải ở chổ vốn vay trên phạm vi nông nghiệp rộng lớn, một phần cũng gây những thiệt hại, tổn thất không nhỏ. Nên NHNo&PTNT quận Cái Răng cần chú ý các vấn đề sau:

- Khi Ngân hàng cho vay đối với khách hàng là hộ sản xuất có độ tin cậy cao thì Ngân hàng dành cho hộ một sự lựa chọn trước khi cam kết vay tiền. Như vậy

Ngân hàng cũng cần đề phòng những rủi ro tối đa. Nghĩa là phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng Tín dụng về mục đích, các điều kiện thực hiện hợp đồng, nghiên cứu tình hình tài chính của khách hàng để cung cấp một số loại hình Tín dụng thích hợp với nhu cầu và khả năng hoàn trả theo tháng thì người vay phải trích từ nguồn vốn của minh số tiền cần thiết để trả. Nói cách khác, đi vay trước tiên là chi tiêu, sau đó là tiết kiệm để trả tiền vay. Như vậy người vay phải dự trữ số tiền trong nguồn quỹ của mình để hoàn trả tiền vay theo thời hạn hợp đồng cam kết.

- Trong phương pháp cho vay của Ngân hàng cần chú ý các bảo lãnh, hay còn gọi là các bảo lãnh tiền vay. Đối với bảo lãnh cá nhân khi cho vay, Ngân hàng yêu cầu một người khác bảo lãnh (thường là người thân hoặc người khác mà người vay đề nghị được Ngân hàng chấp nhận) cam kết hoàn trả tiền vay, nếu người vay không trả được nợ. Hoặc bảo lãnh về thực tế, tức bảo lãnh với hiện vật hay tài sản người đi vay cho phép Ngân hàng bán đồ vật cầm cố và sử dụng số tiền bán được hoàn trả vốn vay.

- Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, các Ngân hàng và các tổ chức Tín dụng đều phải tuân theo các qui định của pháp luật như: luật dân sự, luật thương mại,…pháp lệnh Ngân hàng và các văn bản phát huy về Ngân hàng yêu cầu cả Ngân hàng và khách hàng. Điều quan trọng là ngoài những yêu cầu chung, các qui định bổ sung về hoạt động của Ngân hàng và các tổ chức Tín dụng được giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro. Đó là mục tiêu, phương châm và lợi ích hiệu quả đồng vốn gắn liền hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w