Đánh giá tình hình cho vay có tài sản thế chấp (tín chấp) và không có tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 77 - 79)

sản thế chấp.

Nhìn chung tình hình cho vay có tài sản thế chấp và không có tài sản thế chấp đều xảy ra rủi ro.

- Cho vay không có tài sản thế chấp (tín chấp):

+ Đối tượng cho vay là CBTD của Ngân hàng; CBCNV có nhu cầu vay và được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị nơi đang làm việc.

+ Hình thức cho vay là tùy thuộc và thu nhập, mức lương mà cho vay. Thường thì khoán cho một cá nhân được vay từ 20 Trđ đến 30 Trđ.

+ Thời gian và số tiền trả tùy thuộc vào hợp đồng được ký kết. + Nợ trả cho Ngân hàng được trích nộp qua lương.

+ Lãi suất cho vay đối với Tín chấp cao hơn so với có thế chấp. + Năm 2009 tình hình cho vay Tín chấp đạt 9,433 triệu đồng.

+ Rủi ro đối với Tín chấp ít hơn so với cho vay có tài sản thế chấp do được trích nộp theo lương. Tuy nhiên cũng rủi ro cao đối với một số cá nhân chuyển công tác, đình chỉ công tác; Cấp trên không xem xét kỹ thái độ của cá nhân đối với công tác trả nợ vay mà ký xác nhận cho cá nhân đó có thể vay vốn.

- Cho vay có tài sản thế chấp:

+ Đối tượng cho vay là tất cả các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Quận Cáu Răng có nhu cầu vay vốn và có tài sản thế chấp cho Ngân hàng.

+ Hình thức cho vay: Đối với Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia dự án thì tính theo % tham gia và dự án. Đối với các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tài sản thế chấp thì Ngân hàng sẽ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp.

+ Thời gian, lãi suất, số tiền mà người vay phải trả tùy theo từng hợp đồng cụ thể. Có thể vay ngắn hạn, trung hạn; hoặc theo thành phần kinh tế.

+ Năm 2009, cho vay Doanh nghiệp là 40 tỷ đồng; Hợp tác xã là 5.6 tỷ đồng; chăm sóc vườn 23.522 tỷ đồng; cải tạo vườn 614 triệu đồng; chăn nuôi 12.067 tỷ đồng; làm nhà 33.308 tỷ đồng; Tiểu thủ công nghiệp 93.875 tỷ đồng; cầm cố 1.854 tỷ đồng.

+ Rủi ro đối với cho vay có tài sản thế chấp là tình hình nợ xấu: tức là nợ đến hạn mà không trả, trong đó có một khoản nợ khó đòi do đối tượng đứng ra vay đã bị phá sản, vỡ nợ.

+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro là do nhiều yếu tố tác động như: Do Cán bộ tín dụng thẩm định dự án thiếu chặt chẽ và ít bám sát vào dự án hoặc kế hoạch kinh doanh dẫn đến người dân có thể kinh doanh không đúng như mục đích cho vay của Ngân hang; do Chính quyền địa phương không bám sát chặt chẽ địa bàn quản lý; do người dân không sử dụng vốn đúng mục đích, có tiền mà không chịu trả; do giá cả thị trường biến động người dân là ra sản phẩm nhưng giá cả không cao dẫn đến trữ

hàng hóa và làm chậm thời hạn trả nợ; do Chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng đến người dân; do ảnh hưởng của việc cung cấp nguyên nhiên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; do biến đỗi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân cũng ảnh hưởng đến thời gian trả nợ; do lạm phát;…

CHƯƠNG 5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 77 - 79)