Kết quả chính của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 97 - 98)

Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, thị trường tài chính tiền tệ và ngân hàng diễn ra phức tạp, tiềm ẩn rủi ro gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; Ngân hàng phải đối đầu với rất nhiều thách thức như: lạm phát tăng cao, ảnh hưởng từ cơn bảo tài chính của Mỹ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các Ngân hàng trong nước cũng như ngoài nước, cạnh tranh với thị trường chứng khoán và bất động sản. Tuy có nhiều khó khăn nhưng

Ngân hàng cũng đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Bằng chính khả năng và nghị lực của mình Ngân hàng đã vượt qua thử thách và sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn; và chi nhánh đã trở thành một trong những Ngân hàng quan trọng hiện nay. Trong những năm qua Ngân hàng đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công cuôc đầu tư và phát triển kinh tế xã hội Quận, là Ngân hàng đầu tiên bước sang giai đoạn chủ động được vốn và kinh doanh hiệu quả nhất trong 8 chi nhánh của NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ.

Để đạt được những thành tựu đó, NHNo&PTNT quận Cái Răng luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro của mình, bởi vì hoạt động của Ngân hàng luôn có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng phải đối mặt trong thời gian lạm phát cao vừa qua là rủi ro lãi suất.

Qua quá trình phân tích, đề tài đã khái quát hóa một phần nào đó về thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng, cũng như những vấn đề Ngân hàng đã là được và chưa làm được. Từ đó các nhà quản trị Ngân hàng có thể có những chiến lược phản ứng với sự biến động của lãi suất thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro lãi suất, đồng thời tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng.

Bên cạnh đó khi đánh giá tổng quát mức độ ảnh hưởng lãi suất đến lợi nhuận của Ngân hàng ta thấy còn thiếu xót: phương pháp dự báo lãi suất trong tương lai cũng chỉ tương đối chính xác ở một mức độ nào đó; còn về mức độ chính xác tuyệt đối thì với cơ sở lý thuyết như vậy thì muốn dự báo hoàn toàn đúng thì rất khó. Những giải pháp đề ra cũng chỉ đơn thuần là cơ sở lý thuyết do đó khi áp dụng vào thực tế thì cả một vấn đề khó khăn; chẳng hạn như khi tăng (giảm) qui mô tài sản và nguồn vốn, nói lý thuyết suông thì khả quan nhưng khi tiến hành thì đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng; cần phải có một độ dài thời gian hợp lý để điều chỉnh các khoản mục bên tài sản cũng như bên nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 97 - 98)