I. Kết quả phân tích dữ liệu
3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro Tín dụng
3.1 Nguyên nhân phát sinh từ khách hàng vay vốn3.1.1 Khách hàng là cá nhân 3.1.1 Khách hàng là cá nhân
+ Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: Khoản Tín dụng được cấp cho là mua nguyên vật liệu để sản xuất trong kỳ, nhưng khách hàng lại sử dụng nó vào mục đích kinh doanh trái chức năng, từ đó dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng hoặc khách hàng vay vốn ngắn hạn để sử dụng vào mục đích mua sắm, xây dựng nhà ở,… sau đó không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
+ Thu nhập của người dân bị giảm sút: Biến đỗi trong cơ chế thị trường và cạnh tranh hàng hóa dẫn đến giá nông sản giảm mạnh để cạnh tranh.
+ Người vay bị tai nạn lao động bất ngờ, bị sa thải mất việc làm,… + Hộ vay vốn chịu hỏa hoạn bất ngờ.
3.1.2 Khách hàng là doanh nghiệp
+ Năng lực người chuyên môn và uy tín người lãnh đạo tại một số doanh nghiệp bị giảm thấp từ đó công tác điều hành bị ảnh hưởng, hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp giảm dẫn đến khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm lỗ lã trong kinh doanh nên gây nên rủi ro cho Ngân hàng trong cho vay.
+ Một số doanh nghiệp chịu tác động của thị trường nên ảnh hưởng đến kinh doanh dẫn đến không trar nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
+ Một số doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: đi vay vốn lưu động để trang trải cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà lại sử dụng vốn đó vào xây dựng cơ bản hoặc mua bán kinh doanh trái chức năng.
+ Thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu bị biến động, không ổn định dẫn đến vòng quay sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
+ Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp bị cạnh tranh và mất dần thị trường đang kinh doanh.
+ Sự thay đổi trong chính sách kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước về thuế, xây dựng, giải tỏa để thực hiện một số kế hoạch của Nhà nước dẫn đến ảnh hưởng đến kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Những tai nạn bất ngờ như hỏa hoạn, công nhân đình công.
3.2 Nguyên nhân khách quan
• Từ tình hình kinh tế trong nước:
+ Trong giai đoạn suy thoái kinh tế thị trường hiện nay đang xuất hiện những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và dẫn đến phá sản, từ đó các khoản vay của Ngân hàng hiện không trả được. Trong quá trình lạm phát ngày càng gia tăng cũng đã tác động dẫn tới rủi ro Tín dụng vì trong giai đoạn này người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay. Do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.
+ Cùng với ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai, tình trạng sâu bệnh cũng gây thiệt hại đối với cây trồng, dịch bệnh đối với đàn gia súc gia cầm. Những thiệt hạo này phát sinh nợ quá hạn và nợ động, thậm chí rãi rác ở một số nơi không có khả năng thu hồi được nợ.
• Tình hình kinh tế thế giới:
Tình hình trên thế giới biến động mạnh mẽ có ảnh hưởng đến tình hình trong nước và tác động đến các thành phần kinh tế. Ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng về sự biến đỗi về tỷ giá và chênh lệch lãi suất.
3.3 Nguyên nhân do chính bản thân Ngân hàng (nguyên nhân chủ quan)
+ Cho vay không tuân thủ đúng nguyên tắc, điều kiện cho vay và các qui định khác trong thể lệ Tín dụng hiện hành.
+ Cho vay những người có tiêu chuẩn đạo đức đáng nghi vấn, một chút ưu tiên đối với bạn bè, người thân là khách hàng của Ngân hàng.
+ Khoản cho vay không được thế chấp thích hợp, đúng qui định của Ngân hàng.
+ Thẩm định điều tra không đầy đủ và thiếu chính xác về thông tin người vay, thực trạng tài chính, uy tín, năng lực sử dụng vốn và khả năng tài trợ của người vay (trong điều kiện, khả năng cho phép và phạm vi trách nhiệm của từng cán bộ cho vay).
+ Cán bộ Ngân hàng không có biện pháp sử lý cần thiết và hữu hiệu khí kiểm tra phát hiện người vay thực hiện vốn sai mục đích.
3.4 Nguyên nhân liên quan đến việc bảo đảm Tín dụng3.4.1 Xét về bảo đảm đối nhân (hay còn gọi là bảo lãnh) 3.4.1 Xét về bảo đảm đối nhân (hay còn gọi là bảo lãnh)
Người bảo lãnh gặp những nguyên nhân như đã nêu trong phần (3.1.1) dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện cam kết của mình.
3.4.2 Xét về bảo đảm đối vật (tài sản thế chấp, cầm cố)
Một nguyên nhân dẫn đến tài sản thế chấp, cầm cố không bù đắp được nợ vay Ngân hàng cụ thể như sau:
+ Tài sản cầm cố, thế chấp bị mất giá trị.
+ Tài sản cầm cố, thế chấp bị hỏa hoạn không có bảo hiểm.
+ Tài sản cầm cố, thế chấp không thực hiện theo đúng qui định của pháp luật, nên không được phát mãi của công ty cổ phần như tài sản đem đi thế chấp vay vốn Ngân hàng không thông qua Hội đồng Quản trị của chủ sở hữu, tài sản đó đem đi thế chấp không đúng thẩm quyền hoặc đánh giá cho vay mượn vượt quá tài sản thế chấp, cầm cố.
3.5 Do sự biến động giá cả trên thị trường
Trong giai đoạn mở cửa làm ăn với nước ngoài như hiện nay, giá cả nông sản trên thị trường nước ta chịu tác động lớn của thị trường quốc tế, nhất là những mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn mà có tỷ trọng vốn Ngân hàng cao như: lúa, gạo, cam, quýt, nhãn, cà phê, nuôi tôm xuất khẩu,…
Ngoài ra giá cả nông sản trong nước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố kinh tế và chi phí kinh tế trong nước, nên thực tế trong thời gian qua nhiều vùng nông thôn người nông dân không bán được sản phẩm hoặc bán không được giá cao, thấp hơn giá thành sản xuất. Điều đó cho thấy mặc dù được sự quan tâm nhiều của Nhà nước, Chính phủ nhưng thực tế nền nông nghiệp nước ta vẫn phát triển một cách tự phát, chưa có chỗ dựa vững chắc trong nền kinh tế Việt Nam, nhà nước chưa có nhiều chính sách bao tiêu sản phẩm cho người dân vả lại mặt trái của bao tiêu sản phẩm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.
Giá cả nông sản luôn biến động vào thời điểm thu hoạch, do ảnh hưởng bởi lũ lụt, thời tiết thất thường, thu hoạch rộ nên tư thương ép giá,…điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến người dân và làm cho thu nhập của người dân bị giảm sút đáng kể. Do đó tác động gián tiếp đến Ngân hàng.