Phân tích Tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 35 - 40)

1. Mục đích của việc phân tích Tín dụng

Việc phân tích tín dụng tại các Ngân hàng có những điểm giống nhau và khác nhau nó phụ thuộc vào sự lều lĩnh của từng Ngân hàng nhưng nó có cùng một mục đích xác định khả năng và ý muốn khách hàng trong việc hoàn trả tiền vay lãi vay phù hợp với điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng.

Có rất nhiều yếu tố mà cán bộ tín dụng phải xem xét khi phân tích một yêu cầu xin vay tiền của khách hàng.

Thường có các yếu tố sau đây mà Ngân hàng cần quan tâm:

2.1 Uy tín

Uy tín có liên quan đến các giao dịch tín dụng không chỉ có ý nghĩa sẵn sàng hoàn trả nợ vay mà còn có ý nghĩa phản ánh tính kiên quyết nhằm thực hiện tất cả các giao dụng trong hợp đồng tín dụng; uy tín quan trọng nhất của tín dụng là tính thật thà và liêm chính.

2.2 Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp, có tính chất quyết định đến việc thu hồi các khoản nợ của Ngân hàng. Doanh nghiệp có tình hình tài chính vững chắc là doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản phải trả bằng các biện pháp bình thường, tức là doanh nghiệp tự cân đối về tài chính. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính và khả năng thanh toán nhưng thường có các chỉ tiêu quan trọng sau:

• Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu khái quát phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp khó có thể chủ động trong việc thanh toán các doanh nghiệp càng vững chắc. Trên thực tế một doanh nghiệp có hệ số tài trợ < 0.5 thì khả năng tài chính của doanh nghiệp là tồi tệ, dễ vỡ nợ; nếu doanh nghiệp có hệ số tài trợ kỳ này lớn hơn hệ số tài trợ > 0.5 là tốt.

Vốn doanh nghiệp hiện có Hệ số tài trợ =

• Khả năng sinh lời tài chính

Khả năng sinh lời tài chính tức là khả năng sinh lời của một đồng vốn trong năm của một doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất tiền vay Ngân hàng, thể hiện trong năm doanh nghiệp làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả tiền vay Ngân hàng cả vốn lẫn lãi và có tích lũy những doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn tiền vay Ngân hàng là những doanh nghiệp có nhiều khả năng không trả được tiền vay Ngân hàng. Do đó để đề phòng rủi ro Ngân hàng không nên cho vay đối với những doanh nghiệp này.

• Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán chung là chỉ tiêu tổng hợp khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trong đó số tiền dùng để thanh toán gồm: toàn bộ số vốn bằng tiền, các khoản phải thu và thành phẩm, hàng hóa tồn kho. Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán gồm các khoản phải trả cho người bán, người mua, các khoản phải trả cho nhân viên, các khoản nợ Ngân hàng và các tổ chức kinh tế và các khoản phải trả khác.

- Nếu hệ số > 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tình hình tài chính bình thường, khả quan; nhìn chung hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán càng vững chắc. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi tính toán số tiền doanh nghiệp dùng để thanh toán ta phải xét đến khả năng chuyển hóa thành tiền của sản phẩm hàng hóa và các khoản phải thu để xác định tính chắc chắn của doanh nghiệp dùng để trang trải các khoản nơ.

Số tiền doanh nghiệp dùng để thanh toán

Khả năng thanh toán chung =

- Nếu hệ số < 1 có nghĩa là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán công nợ trong điều kiện bình thường, thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vấn đề. Tình hình tài chính của doanh nghiệp bắt đầu xấu đi khi doanh nghiệp không còn đủ vốn bằng tiền để thanh toán ngay cho các khoản nợ, dấu hiệu tình hình tài chính càng trở nên căng thẳng khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ Ngân hàng khi đến hạn, tình hình tài chính sẽ xấu đi khi doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ đối với ngân sách, lương cán bộ nhân viên.

• Khả năng thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn.

Nếu khả năng thanh toán này > 1 thể hiện doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ Ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn giúp cán bộ tín dụng thấy rõ khả năng của doanh nghiệp trong việc trang trải các khoản nợ ngắn hạn, ý thức chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp và hiệu quả điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng lựa chọn phương án tối ưu trước khi quyết định tín dụng.

• Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này chỉ có ở những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, chỉ tiêu này được tính như sau:

Khả năng Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu thanh toán ngắn hạn =

• Khả năng thanh toán cuối cùng

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu bổ sung, là giới hạn cuối cùng để cán bộ tín dụng xem xét để có thể cung cấp tín dụng được hay không khi chỉ tiêu xem xét ở trên không đủ tiêu chuẩn để xem xét cho vay.

Tài sản lao động bao gồm: tài sản trong dự trữ, vốn bằng tiền và tài sản trong thanh toán.

- Nếu hệ số < 1 thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt. - Nếu hệ số > 1thì Ngân hàng có thể xem xét cho nhưng chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có quá trình sản xuất kinh doanh tốt, không có nợ Ngân hàng quá hạn, nói chung là tình hình tài chính của doanh nghiệp không bình thường khi phải sử dụng đến phương pháp này.

CHƯƠNG 4

Vốn bằng tiền Khả năng thanh toán nhanh =

Các khoản nợ đến hạn thanh toán

Khả năng TS có lưu động+TS thiếu chờ xử lý+Chênh lệch tỷ giá và chỉ số giá thanh toán cuối cùng =

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w