Nhận xét về hoạt động tại Ngân hàng 1 Những mặt hoạt động được

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 85 - 89)

I. Kết quả phân tích dữ liệu

2.Nhận xét về hoạt động tại Ngân hàng 1 Những mặt hoạt động được

2.1 Những mặt hoạt động được

- Chấp hành nghiêm kỷ luật điều hành kế hoạch của cấp trên, phổ biến triển khai kịp thời các văn bản của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ. Bằng sự quyết tâm và đoàn kết của cả tập thể, cũng như nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành, sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo cấp trên nên trong năm qua NHNo&PTNT quận Cái Răng kinh doanh có hiệu quả cao so với năm 2008. Cụ thể lợi nhuận tăng 237% so với năm 2008; tỷ lệ nợ xấu giảm đáng

kể từ 5% của năm 2008 giảm còn 1.56% năm 2009. Vốn huy động được giữ vững, tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngày càng tăng.

- Công tác chỉ đạo được quan tâm chặt chẽ, đơn vị luôn dành vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn theo chỉ đạo của cấp trên. Việc đầu tư cho vay nông nghiệp là mục tiêu, là hướng đi đúng đắn của Ngân hàng vừa góp phần cải thiện phát triển nông thôn toàn diện, tạo chuyển biến tích cực cho nông nghiệp, vừa phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn vốn đầu tư.

- NHNo&PTNT quận Cái Răng luôn coi trọng việc tăng trưởng Tín dụng đi đôi với chất lượng Tín dụng do đó công tác thẩm định và kiểm soát món vay luôn đặt lên hàng đầu. Cán bộ Tín dụng luôn tích cực trong việc đôn đốc nhắc nhở thu hồi nợ quá hạn, từ đó tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, giảm 3.44% so với cùng kỳ, trích lập dự phòng rủi ro đúng qui định.

- Việc xây dựng hình thành các mạng lưới để nông dân vừa vay vốn Ngân hàng, vừa hỗ trợ nhóm sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn; góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, đồng thời tạo sự gắn bó thống nhất giữa Ngân hàng và nông thôn.

- Đối với vốn trung hạn bước đầu đã tạo được niềm tin trong dân, nguồn vốn trung hạn đã góp phần cải tạo, trồng mới những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. - Thực hiện tuyên truyền, quảng bá thương hiệu gắn với chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách giao dịch ngày càng văn minh, lịch sự nên tạo được niềm tin và tình cảm để khách hàng gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Chiến lược lưu trữ khách hàng mang tính cạnh tranh với các ngân hàng khác, tổ chức Tín dụng được thể hiện đa dạng hóa hình thức, đối tượng cho vay và thủ tục xin vay thông qua cấp phát sổ vay vốn cho từng khách hàng có quan hệ với Ngân hàng.

- Công tác huy động vốn luôn được Ban giám đốc chú trọng, đơn vị đã triển khai nhiều hình thức huy động linh hoạt, từ đó làm cho nguồn tiền gởi dân cư tăng khá, ổn định và vững chắc. Nguồn vốn huy động tại địa phương ngày càng cao, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên, làm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ngày càng cao.

2.2 Những mặt chưa thực hiện được và những mặt thiếu sót

- Vốn huy động tăng trưởng thấp không đạt kế hoạch trên giao, sỡ dĩ vốn huy động không đạt là do tiền gởi từ kho bạc giảm 24 tỷ đồng so với đầu năm và kinh tế nước ta mới dần hồi phục nên các công trình, dự án triển khai chậm làm ảnh hưởng lớn đến người dân nằm trong vùng dự án, từ dó ảnh hưởng đến huy động vốn.

- Thu nợ xử lý rủi ro đạt tỷ lệ thấp. Nguyên nhân là do các khoản nợ xử lý vào những năm 1988, các công ty, xí nghiệp đã phá sản, giải thể không còn đối tượng thu hồi.

- Tỷ lệ thu ngoài Tín dụng còn thấp, nguồn thu chủ yếu chỉ từ Tín dụng trong khi Tín dụng có quá nhiều rủi ro.

2.3 Nguyên nhân nợ quá hạn và biện pháp khắc phục

- Thứ nhất, về khâu xét duyệt đầu tư: Ngân hàng cần xem xem xét đầu tư cho vay đúng mục đích nhằm phát sinh nợ quá hạn.

Có thể xếp mục đích vay thành hai loại:

+ Mục đích vay dùng cho nhu cầu thiết yếu, đó là những nhu cầu cần thiết cho sản xuất, kinh doanh như: chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện tại, chi phí dự trữ vật tư nguyên vật liệu cho chu kỳ sản xuất, kinh doanh gần kề,…Nếu thiếu những chi phí này thì hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ đình đốn, kém hiệu quả.

+ Mục đích vay dùng cho nhu cầu mong muốn, là những thứ góp phần tạo ra sự thuận tiện, uy tín,…của người vay, nhưng nếu thiếu nó thì hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn tiến hành bình thường và hiệu quả.

Ngân hàng nên ưu tiên cho vay đối với nhu cầu thiết yếu, trong một số trường hợp, đối với nhu cầu muốn phải có giới hạn hoặc giảm cho vay để tránh việc cho vay quá mức những nhu cầu chưa thật cần thiết nhằm tăng thêm gánh nợ, không tạo hiệu quả tương xứng cho khách hàng. Vì vậy, công tác thẩm định phải chặt chẽ, tính toán hiệu quả sát thực tế, đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng để xét duyệt cho vay đúng yêu cầu. Cần phân tích hiệu quả đối với khả năng sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay.

- Thứ hai, về khâu xác định thời hạn cho vay: do tình hình thị trường không ổn định, giá cả các mặt hàng nông sản, thực phẩm luôn biến động, vào lúc thu hoạch rộ tư thương lợi dụng ép giá, đẩy giá cả nông sản giảm mạnh. Trong trường hợp này Ngân hàng sẽ khó lòng thu hồi các món nợ đến hạn, bởi người nông dân sẽ “neo giá” chờ giá cả tăng lên cao trở lại. Vì vậy, khi tiến hành xác định kỳ hạn nợ Ngân hàng không nên quá cứng nhắc mà phải xác định kỳ hạn nợ đúng với chu kỳ sản xuất cộng thêm thời gian tiêu thụ sản phẩm để nông dân thu được lợi nhuận, đồng thời Ngân hàng cũng tránh được những khoản nợ quá hạn không đáng có.

- Thứ ba, về khâu đầu tư vốn: đầu tư Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Vì khi ấy nông dân mất mùa không có nguồn thu trả nợ Ngân hàng.

Để hạn chế những rủi ro xảy ra cho khách hàng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, Ngân hàng cần trang bị thêm kiến thức cho nông dân, giúp họ chủ động phòng chống thiên tai bằng cách đầu tư trang thiết bị máy móc nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất khi đến mùa vụ làm đồng cũng như thu hoạch, khuyến khích họ sử dụng các

tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong công nghệ trồng trọt, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cây trồng khi có có thể được, chạy đua với thiên tai để phòng chống những ảnh hưởng tieu cực, tác động xấu đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân.

- Thứ tư, về khâu công tác tại Ngân hàng: Ngân hàng cần phải chọn mô hình truyền tải vốn đảm bảo nhanh, gọn, có hiệu quả và an toàn. Phân công khối lượng tín dụng phù hợp với khả năng của từng cán bộ Tín dụng và từng địa bàn thích hợp, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên Ngân hàng để đảm bảo phát vay, thu nợ và xử lý nọ kịp thời nhằm phát sinh nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 85 - 89)