So sánh kế toán Việt Nam với kế toán Mỹ về TSCĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán TSCĐHH với việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSCĐHH tại Xí nghiệp Cơ khí 79 (Trang 29 - 30)

- Khấu hao theo sản lượng

1.4.3.So sánh kế toán Việt Nam với kế toán Mỹ về TSCĐ

Xem xét giữa kế toán Mỹ và kế toán Việt Nam về TSCĐ thì cả hai hệ thống kế toán đều có những nét tương đồng, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, tuy nhiên cũng có những nét riêng biệt.

Về hệ thống TK: Tại Mỹ không có một hệ thống TK thống nhất về tên gọi và

số hiệu bắt buộc cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh vực, đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất và yêu cầu quản lý của mình để chọn các TK riêng và tự đặt tên và số hiệu cho các TK này cho doanh nghiệp mình. Với TSCĐ các doanh nghiệp thường căn cứ vào hình thái biểu hiện của TSCĐ để phân

loại chúng theo nhóm.

Về phân loại TSCĐ: Ở Mỹ đất đai được xếp vào TSCĐHH là vì đất đai được

sử dụng vô thời hạn và không trích KH. Còn ở Việt Nam các doanh nghiệp không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có “quyền sử dụng đất đai” đuợc xếp vào nhóm TSCĐVH.

Về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: theo chế độ kế toán Mỹ, TSCĐ được định nghĩa

là các TS do doanh nghiệp chiếm hữu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp các dịch vụ… được ước tính sử dụng cho thời gian dài hơn một niên độ kế toán và không thuộc diện thụ đắc nhằm mục đích bán lại.

Như vậy theo định nghĩa trên thì TSCĐ thì kế toán Mỹ không đề cấp đến tiêu chuẩn ghi nhận giá trị TSCĐ chỉ cần TSCĐ đó có thời gian sử dụng trên một kỳ kế toán là có thể ghi nhận là TSCĐ.

Về khấu hao TSCĐ: tại mỹ có tính giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ: tổng số

KH phải trích bằng NG TSCĐ – giá trị thu hồi ước tính. Mỹ có thể sử dụng các phương pháp tính KH rất đa dạng và doanh nghiệp có thể chọn phương pháp KH phù hợp với loại TSCĐ của mình đó là: Phương pháp KH đều theo thời gian, phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế, phương pháp khấu hao giảm dần, phương pháp KH theo nhóm hoặc đa hợp.

Về sửa chữa lớn TSCĐ: kế toán Mỹ quan niệm sửa chữa lớn TSCĐ là lạo sửa

chữa có quy mô lớn, tính chất quan trọng tác động đến thời gian hữu dụng và giá trị thải hồi của TSCĐ. Chi phí sửa chữa dược ghi vào bên nợ TK “Khấu hao luỹ kế” của TSCĐ được sửa chữa. Sau khi sửa chữa thì làm tqăng giá trị còn lại của TSCĐ và giá trị mới của TSCĐ được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ cộng với chi phí sửa chữa. doanh nghiệp sẽ xác định thời gian sử dụng ước tính mới và giá trị thải hồi ước tính mới để tính KH cho TSCĐ này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán TSCĐHH với việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSCĐHH tại Xí nghiệp Cơ khí 79 (Trang 29 - 30)