Đặc điểm sinh trưởng ở thời kì lúa của các dòng TGMS

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 34 - 36)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng ở thời kì lúa của các dòng TGMS

4.2.2.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng TGMS.

Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi lúa chín. Các dòng khác nhau có TGST khác nhau. Đây là một đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hạt lai. Thời gian sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng cần nắm vững để điều khiển lịch gieo cấy các dòng bố mẹ sao cho chúng trỗ bông trùng khớp.

Kết quả về thời gian sinh trưởng của các dòng được tổng kết ở bảng 3. Qua bảng số liệu có thể thấy:

Các dòng đều có cùng tuổi mạ là 55 ngày do được gieo, cấy trong cùng một ngày. Vì điều kiện thời tiết không thuận lợi, đợt rét đậm, rét hại kéo dài nên không thể cấy đúng thời vụ. Tuổi mạ vụ xuân năm nay dài hơn so với tuổi mạ của các dòng TGMS vụ xuân 2010. Ngoài đặc tính di tryền của từng giống, thời gian sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện ngoại cảnh nhất là nhiệt độ. Do điều kiện thời tiết vụ Xuân năm 2011 lạnh nên thời gian sinh trưởng của các dòng kéo dài hơn so với các vụ trước. Các dòng TGMS khác nhau khá rõ: 3 dòng có thời gian sinh trưởng ngắn (169 ngày) là số 8, 10 và 15 ngắn hơn đối chứng T1s-96 là 8 ngày, 4 dòng có thời gian sinh trưởng rất dài: 181-183 ngày là số 1-2-9-17 dài hơn đ/c T1s-96: 4-6 ngày. Vì thời gian sinh trưởng kéo dài nên thời kỳ mẫn cảm bị lùi sang cuối tháng 4 đầu tháng 5 là lúc nhiệt độ trung bình ngày > 24oC không thuận lợi cho quá trình chuyển đổi tính dục.

Sau khi cấy các dòng có thời gian bén rễ hồi xanh dài. Thời gian bén rễ hồi xanh dao động từ 9-15 ngày. Khả năng bén rễ hồi xanh phụ thuộc vào sức sinh trưởng của mạ. Mạ có sức sinh trưởng càng mạnh thì bén rễ hồi xanh sớm, mạ yếu thì bén rễ hồi xanh muộn hơn. Trong số các dòng theo dõi có dòng MF100 là bén rễ hồi xanh chậm nhất, kéo dài 15 ngày. Các dòng MF39, MF53, MF55, MF81, MF84, MF87, MF89 có thời gian bén rễ hồi xanh ngắn hơn kéo dài từ 7-9 ngày. Các dòng còn lại có thời gian bén rễ hồi xanh từ 10-

14 ngày. So với năm trước thì thời gian gieo đến trỗ của các dòng TGMS trong năm nay dài hơn khoảng 5 ngày do tuổi mạ và thời gian bén rễ hồi xanh dài hơn. Dòng có thời gian từ gieo đến trỗ ngắn nhất là dòng MF87, MF55, MF53, dòng có thời gian từ gieo đến trỗ dài nhất là dòng MF100.

Thời gian trỗ của các dòng dao động từ 3 ngày đến 9 ngày. Dòng có thời gian trỗ ngắn nhất là dòng T1s-96 (3 ngày), dòng có thời gian trỗ dài nhất là dòng MF62, MF72 (8 hoặc 9 ngày), các dòng còn lại có thời gian trỗ từ 4 đến 7ngày.

Bảng 4.3: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

STT Tên dòng

vụ xuân

Tuổi mạ (ngày)

Thời

gian từ Thời gian từ cấy đến trỗ Bắt đầu 50% 80% 1 MF 7 55 13 89 91 94 5 181 2 MF 9 55 14 90 93 95 5 182 3 MF 18 55 12 83 86 89 6 175 4 MF 27 55 11 84 87 90 6 176 5 MF 28 55 11 85 87 89 4 175 6 MF 39 55 9 84 86 89 5 175 7 MF 43 55 12 85 89 92 7 178 8 MF 53 55 7 78 81 83 5 169 9 MF 54 55 13 89 92 95 6 181 10 MF 55 55 9 79 81 83 4 169 11 MF 62 55 11 84 88 93 9 179 12 MF 72 55 10 84 88 92 8 178 13 MF 81 55 8 82 86 89 7 175 14 MF 84 55 10 84 87 90 6 176 15 MF 87 55 9 79 81 83 4 169 16 MF 89 55 9 82 86 88 6 174 17 MF 100 55 15 92 95 97 5 183 18 T1s-96(đ/c) 62 5 76 77 79 3 177

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 34 - 36)