Tình hình nhiễm sâu bệnh tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 44 - 46)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.2.7Tình hình nhiễm sâu bệnh tự nhiên

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Hiện nay trong hệ thống sản xuất thì những giống có khả năng kháng sâu bệnh sẽ dễ dàng được chấp nhận bởi có thể giảm đáng kể chi phí, sức lao động, giảm ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy chọn tạo giống kháng bệnh là một mục tiêu quan trọng trong công tác chọn giống cây trồng.

Tính kháng sâu bệnh là một đặc tính di truyền tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó, trong chọn giống đặc biệt là chọn giống lúa lai, việc tìm ra các tổ hợp bố mẹ kháng sâu bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tìm ra con lai có tính kháng bệnh cao.

Tiến hành đánh giá tình hình sâu bện trên các dòng khảo sát và cho điểm theo tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của IRRI thu được kết quả ở bảng 7.

Do các dòng TGMS được bố trí thời vụ sớm hơn các giống lúa đại trà khác nên lúa sinh trưởng trong điều kiện lạnh ít bị các loại sâu bệnh gây hại. Nhìn chung các dòng mẹ đều ở mức độ nhiễm nhẹ đến không nhiễm với tất cả các loại sâu bệnh.

Sâu đục thân là loài sâu gây hại nguy hiểm nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. ở thời ký đẻ nhánh xuất hiện sâu đục thân cú mèo đục ăn phần non làm nhánh lúa bị chết từng chòm. Khi lúa bắt đầu trỗ sâu đục thân gây hại làm bông lúa bị bạc, dẫn tới làm giảm năng suất nhân dòng. Qua theo dõi cho thấy sâu đục thân gây hại ở các dòng TGMS là nhẹ ở mức điểm 1 và điểm 3, không gây hại ở một số dòng như MF27, MF55, MF72, MF87.

Bảng 4.8: Sự xuất hiện sâu bệnh tự nhiên trong điều kiện vụ xuân 2011. ( Điểm)

STT Tên dòng Khô vằn Sâu đục thân Sâu cuốn lá Đạo ôn

1 MF 7 0 1 1 0 2 MF 9 0 3 0 0 3 MF 18 0 1 0 0 4 MF 27 1 0 0 0 5 MF 28 0 1 0 0 6 MF 39 0 3 0 0

7 MF 43 1 3 0 0 8 MF 53 0 1 0 0 9 MF 54 0 1 0 0 10 MF 55 0 0 0 0 11 MF 62 0 3 1 0 12 MF 72 0 0 0 0 13 MF 81 0 1 0 0 14 MF 84 0 3 0 0 15 MF 87 0 0 0 0 16 MF 89 0 1 0 0 17 MF 100 0 1 1 0 18 T1s-96(đ/c) 0 1 0 0

Sâu cuốn lá xuất hiện lác đác ở một số dòng như MF7, MF62, MF100, nhưng mức độ gây hại không đáng kể (Điểm 1). Các dòng khác không thấy sâu cuốn lá xuất hiện.

Bệnh khô vằn xuất hiện từ giai đoạn trỗ đến chín sáp, gây hại ở phần bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Trong điều kiện vụ xuân ở miền Bắc nước ta thì bệnh gây hại ít hơn so với vụ mùa. Qua theo dõi nhận thấy bệnh xuất hiện trên các dòng ở mức độ nhẹ (0-1 điểm). Hai dòng bị nhiễm khô vằn ở điểm 1 là MF27 và MF43.

Các dòng TGMS theo dõi đều không bị nhiễm đạo ôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 44 - 46)