Một số tính trạng số lượng của các dòng TGMS

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 46 - 50)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.2.8. Một số tính trạng số lượng của các dòng TGMS

Chúng tôi tiến hành đánh giá một số tính trạng số lượng chính có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng năng suất của các dòng, khả năng nhận phấn của dòng mẹ trong sản xuất hạt lai,… Số liệu được trình bày ở bảng 9.

Chiều cao cây của các dòng mẹ có liên quan đến khả năng nhận phấn của các dòng trong sản xuất hạt lai. Các dòng mẹ thấp cây sẽ nhận phấn từ các dòng bố tốt hơn các dòng cao cây. Việc lựa chọn dòng bố có chiều cao phù hợp với dòng mẹ thấp cây cũng dễ dàng. Ngoài ra, chiều cao cây còn ảnh hưởng đến khả năng chống đổ của các dòng. Các nhà chọn giống thường chọn những dòng thấp cây, có khả năng chống đổ tốt, khả năng nhận phấn ngoài cao.

Qua số liệu ở bảng 9 có thể thấy các dòng theo dõi có chiều cao biến động từ 69,6 ± 4,3 cm đến 88,4 ± 2,7 cm. Có hai dòng thuộc dạng thấp cây là dòng MF87 (68,4 ± 4,3cm) và dòng MF100 (69,6 ± 4,3cm) đều thấp hơn chiều cao của dòng đối chứng T1s-96 (79,2 ±3,7cm). Trong số các dòng theo dõi chỉ có dòng MF62 có chiều cao lớn nhất là 88,4 ± 2,7cm. Độ biến động chiều cao cây của các dòng khá tốt từ 1,29-4,08%, đ/c là 2,43%, dòng có độ biến động chiều cao cây lớn nhất là MF7 (4,08%) cần phải chọn lọc lại về tính trạng này, các dòng khác đều khá ổn định.

Chiều dài bông và cách sắp xếp hạt trên bông là các chỉ tiêu chính ảnh hưởng đến năng suất của các dòng. Các dòng theo dõi đa số có chiều dài bông dài hơn đối chứng T1S-96 (22,3 ±0,8cm), có 4 dòng có chiều dài bông ngắn hơn đối chứng là các dòng MF7, MF53, MF84, MF100. Ở hầu hết các dòng TGMS có hiện tượng thoái hóa đầu bông dẫn đến chiều dài bông bị giảm ảnh hưởng đến năng suất của các dòng.

Chiều dài cổ bông của các dòng đều có giá trị âm tức là ở các dòng đều có hiện tượng trỗ nghẹn đòng. Đây là đặc điểm đặc trưng ở các dòng bất dục, ở các dòng lúa thông thường không có. Hiện tượng này gây khó khăn cho quá trình nhận phấn của dòng bố trong sản xuất hạt lai. Bởi vậy, người ta tiến hành phun GA3 cho các dòng TGMS vào giai đoạn trước trỗ để giảm hiện tượng trỗ nghẹn đòng. Các dòng có chiều dài cổ bông ở điều kiện hữu dục biến động từ -14,2 ± 3,2cm (dòng MF84) đến -3,1 ± 0,1cm (dòng MF54). Hơn 10 dòng có độ ấp bẹ cao, chỉ có 7 dòng có độ ấp bẹ thấp đến trung bình bao gồm: MF18 (-7,9 ± 0,7cm), MF27(-9,4 ± 1,5cm), MF53(-7,2 ± 3,9cm), MF54(-3,1 ± 0,1cm), MF87(-3,1 ± 0,1cm), T1S-96(-5,3 ±1,2cm)

Do thời kì cảm ứng của các dòng TGMS rơi vào thời kì có nhiệt độ cao hơn 240C nên ở các dòng này có xuất hiện các bông bất dục. So sánh ở từng dòng nhận thấy là độ thoát cổ bông ở giai đoạn hữu dục cao hơn độ thoát cổ bông ở giai đoạn bất dục. Điều này được giải thích là đặc tính rút ngắn lóng giáp cổ

bông được kiểm soát bởi gen liên kết với gen gây thoái hóa hạt phấn sớm. Ở thời kì bất dục, khi cơ chế gen gây thoái hóa hạt phấn mở cũng đồng thời kích thích sự hoạt động của gen kiểm soát tính rút ngắn lóng giáp cổ bông, thời kì hữu dục thì ngược lại, gen gây thoái hóa hạt phấn không hoạt động nên hạt phấn hữu dục bình thường và độ thoát cổ bông dài hơn thời kì bất dục. (Nguyễn Thị Gấm,2003)[9].

Chiều dài và chiều rộng lá đòng có vai trò quan trọng, quyết định 50% năng suất hạt của cây lúa. Chiều dài lá đòng của các dòng từ 22,8 ± 0,2cm (MF87) đến 34,8 ± 2,9 cm (đối chứng T1s96). Tất cả các dòng đều có chiều dài lá đòng ngắn hơn đối chứng T1s -96. Chiều rộng lá đòng tập trung từ 1,5 ± 0,03 cm đến 2,8 ± 0,03 cm. Chiều rộng lá đòng của các dòng MF43, MF87 bé hơn đối chứng T1s-96 (1,8 ± 0,1cm), các dòng còn lại có chiều rộng lá đòng lớn hơn đối chứng. Dòng MF53 có chiều rộng lá đòng lớn nhất là 2,8 ± 0,03cm. Như vậy khoảng độ dài lá đòng của các dòng là tương đối phù hợp với dòng mẹ.

Bảng 4.9: Một số tính trạng số lượng của các dòng TGMS

Tên dòng Chiều cao cây Chiều dài bông Chiều dài cổ bông Chiều dài lá đòng Chiều rộng lá đòng

X ±Sx (cm) CV% X ±Sx (cm) CV% X ±Sx (cm) CV% X ±Sx (cm) CV% X ±Sx (cm) CV% MF 7 73,1 ± 8,9 4,08 21,9 ± 2,2 6,82 -12,0 ± 6,6 21,41 28 ± 3,6 6,54 1,9 ± 0,01 5,70 MF 9 76,4 ± 0,8 1,17 22,4 ± 0,1 0,86 -12,1 ± 0,2 3,69 26,8 ± 9,7 11,62 2,2 ± 0,07 12,03 MF 18 82,6 ± 7,8 3,38 24,9 ± 0,2 0,83 -7,9 ± 0,7 10,59 29,8 ± 13,7 12,42 2,3 ± 0,60 10,73 MF 27 77,8 ± 1,0 1,29 22,3± 0,2 1,86 -9,4 ± 1,5 13,03 29,2 ±8,2 9,81 2,1 ± 0,06 11,12 MF 28 74,6 ± 1,7 1,75 22,2 ± 0,7 3,81 -11,2 ± 4,7 19,36 32,8 ± 3,7 5,86 2,0 ± 0,01 4,56 MF 39 80,6 ± 1,3 1,41 23,8± 0,2 1,75 -12,6 ± 0,2 3,55 30,4 ± 3,63 6,03 1,8 ± 0,02 6,80 MF 43 81,2 ± 6,3 3,09 25,1 ± 0,4 2,51 -13,2 ± 0,2 3,39 26,2 ±1,65 4,94 1,7 ± 0,01 2,60 MF 53 87,8 ± 4,6 2,44 21,3 ± 1,1 5,03 -7,2 ± 3,9 27,43 33,4 ± 3,9 5,94 2,8 ± 0,03 6,43 MF 54 88,1 ± 2,5 1,79 23,1 ± 0,1 0,75 -3,1 ± 0,1 12,06 28,1 ± 1,6 4,50 2,6 ± 0,03 6,34 MF 55 85,4 ± 2,2 1,74 24,2 ± 6,3 10,48 -9,3 ±1,6 13,60 31,2 ± 3,8 6,21 2,2 ± 0,01 5,09 MF 62 88,4 ± 2,7 1,85 23,8 ± 1,4 4,99 -10,2 ± 1,2 10,74 29,8 ± 5,27 7,72 2,1± 0,01 4,02 MF 72 79,6 ± 4,3 2,61 24,7 ± 7,2 10,85 -12,1 ± 2,5 13,07 34,2 ± 1,9 4,01 1,8 ± 0,01 5,56 MF 81 74,8 ± 2,7 2,20 23,3 ± 1,2 4,67 -10,6 ± 0,7 7,89 24,4 ± 6,8 10,69 1,7 ± 0,01 2,60 MF 84 79,2 ± 3,4 2,33 24,1 ± 0,7 3,52 -14,2 ± 3,2 12,60 32,6 ± 1,2 3,33 1,8 ± 0,01 6,48 MF 87 68,4 ± 4,3 3,03 21,9 ± 3,9 8,95 -3,1 ± 0,1 22,59 22,8 ± 0,2 1,96 1,5 ± 0,03 12,44 MF 89 75,6 ± 2,3 2,01 22,9 ± 0,3 2,56 -9,1 ± 0,3 6,02 29,2 ± 6,7 8,86 1,9 ± 0,01 5,26 MF 100 69,6 ± 4,3 2,98 22,2 ± 0,9 4,15 -10,3 ± 1,6 12,28 29,8 ± 1,5 4,07 1,8 ± 0,02 7,86 T1s96(đ/c) 79,2 ±3,7 2,43 22,3 ±0,8 4,01 -5,3 ±1,2 20,7 34,8 ± 2,9 8,6 1,8 ± 0,1 5,8

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w