2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.5. Chọn tạo giống lúa chất lượng cao
Việc chọn tạo giống lúa ở Việt Nam được khởi xướng từ những năm 60 của thế kỷ XX và được tập trung chủ yếu vào lúa tẻ (Indica). Các phương pháp chọn tạo lúa chất lượng cao bao gồm nhập nội, lai tạo, đột biến gen, khai thác tế bào sôma, đã được thực hiện tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, các Trường Đại học Nông nghiệp, các Trung tâm Giống cây trồng trong cả nước.
Phương pháp nhập nội bao gồm nhập nội cây trồng mới, nhập nội giống mới và nhập nội nguồn gen-vật liệu khởi đầu mới. Ở nước ta, công tác nhập nội chủ yếu là nhập nội giống cây trồng mới và nhập nội vật liệu khởi đầu mới. Theo Trần Văn Đạt (2002) [6] sự trao đổi giống lúa trên thế giới đã có cách đây hàng nghìn năm. Giống lúa nhập nội đầu tiên của Việt Nam có lẽ là giống lúa chiêm có nguồn gốc xuất xứ từ Chiêm Thành, cách đây khoảng 1010 năm sau CN. Nửa cuối thế kỷ 20, công tác chọn tạo giống cây trồng mới phát triển mạnh ở nước ta, đồng thời các con đường nhập nội giống được khai thông. Chúng ta đã tiếp cận được với ngân hàng gen cây trồng của thế giới: Ngân hàng gen lúa (IRRI) tại Philippin; Ngân hàng gen cây trồng cạn ICRICAT (Ấn Độ); Ngô CYMIT (Mehico), khoai tây, rau hoa quả…. Đối với lúa đã có nhiều giống nhập nội được đưa vào sản xuất như Trân châu lùn, Trà trung tử, Mộc tuyền, NN8, CR203, nếp ZRI352…. Trong giai đoạn 1994- 1998, qua mạng lưới INGER, Việt Nam đã nhập 122 bộ giống lúa thí nghiệm với hơn 1500 mẫu giống có nguồn gốc từ 41 nước và 5 Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế. Các giống lúa lai, lúa thơm, lúa hạt dài cũng được đưa vào đánh giá. (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2002) [22].
Các phương pháp cải tiến nguồn gen cây lúa gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Các phương pháp cải tiến nguồn gen cây lúa nói chung và nguồn gen cây lúa đặc sản nói riêng đều như nhau và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, cải tiến nguồn gen lúa đặc sản có những tính trạng đặc thù như mùi thơm, hàm lượng amylose thấp, độ bền thể gen dài hơn… đã tạo nên những khó
khăn riêng.
Phương pháp chọn lọc dòng thuần là một trong những phương pháp chọn giống cải tiến và đem lại nhiều thành công trong việc tạo ra những giống lúa chất lượng cao và độ thuần di truyền ổn định. Bằng phương pháp này, Late Sardar Mohammad Khan (Ấn Độ) đã chọn được dòng Basmati 370 và được gieo cấy rộng rãi ở Pakistan và Ấn Độ ( Trích theo Đỗ Khắc Thịnh, 2004) [29].
Ở Trung Quốc, công tác cải tiến giống lúa đã tập trung vào phương pháp chọn lọc dòng thuần, kết quả là trong số 96 giống được đưa vào sản xuất. Giai đoạn 1950-1960 có 40 giống (chiếm 42%) được cải tiến bằng phương pháp chọn thuần (Shen Jin Hua, 1980) [54].
Ngày nay, với một số ứng dụng đột biến gen trên giống Nàng thơm Chợ Đào, Tám thơm hoặc sử dụng chúng làm bố mẹ trong lai tạo nhưng con lai phân ly mạnh và rất khó làm thuần. Giống OM1262 được chọn từ tổ hợp lai MTL61/Basmati 370; giống ONM1277 được chọn từ OM86-9/Basmati 370…, con lai được chọn đến thế hệ F10, F11 vẫn chưa cho quần thể ổn định. Khi hồi giao những con lai được chọn lọc với dòng tái tục, các tính trạng thơm, mềm cơm… đều bị biến mất.
Khai thác ưu thế thông qua chọn lọc, bình tuyển các giống lúa đặc sản (Tám thơm, Nàng hương, Nàng thơm Chợ Đào) vẫn là phương pháp chính trong sản xuất lúa thơm đặc sản ở Việt Nam. Tuy không cải thiện nhiều về năng suất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và độ ổn định của giống.
Ngày nay, với tiến bộ của di truyền học phân tử và công nghệ sinh học, người ta dùng gen chỉ thị để xác định và chọn lọc gen thơm trong công tác cải tiến giống lúa. Tuy nhiên, thành phần chất thơm rất phức tạp, nó phụ thuộc mức độ thơm của giống và vào quan hệ tương tác giữa kiểu gen của giống với môi trường. Do vậy, để nghiên cứu tính thơm cần phải tiến hành trên nhiều giống, nhiều nơi để tìm ra những vùng thích hợp cho từng giống.
PHẦN III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu