Đặc điểm hình thái của các dòng TGMS

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 36 - 39)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.2.3 Đặc điểm hình thái của các dòng TGMS

Đặc điểm hình thái là một chỉ tiêu được di truyền tương đối ổn định qua các thế hệ. Dựa vào chỉ tiêu này các nhà chọn giống có thể phân biệt dễ dàng các dòng được gieo trồng trên đồng ruộng. Từ đó, chọn ra các dòng có kiểu hình đẹp, phù hợp với mục tiêu chọn giống. Đặc điểm hình thái của các dòng TGMS là một chỉ tiêu quan trọng có thể di truyền sang con lai. Con lai có đặc điểm hình thái đẹp hay không phụ thuộc vào đặc điểm hình thái của bố và mẹ. Chúng tôi đã tiến hành quan sát, đánh giá các đặc điểm hình thái chủ yếu của các dòng TGMS được chọn. Kết quả được trình bày trong bảng 4.

Kiểu đẻ nhánh là yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc quần thể. Qua bảng 4 có thể thấy đa số các dòng có kiểu đẻ nhánh gọn, hai dòng 54 và 55 là có kiểu đẻ nhánh xòe. Đối với cây lúa, đẻ nhánh chụm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng năng mật độ gieo cấy để tăng số bông trên 1 đơn vị diện tích làm cho ruộng lúa được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển.

Kiểu cây là đặc điểm liên quan đến khả năng chống đổ ở lúa. Kiểu mập, cứng cây thì chống đổ tốt hơn kiểu cây gầy, mảnh. Nhìn chung các dòng được chọn đều có khả năng chống đổ tốt. Trừ dòng 27, 89 có thân rạ, mảnh, còn lại các dòng đều có kiểu cây mập, thân cứng hơn giống đối chứng T1s-96. Khả năng chống đổ tốt của các dòng được thể hiện rõ trên đồng ruộng.

Kiểu lá đòng có ý nghĩa đối với khả năng quang hợp của bộ lá. Cây có lá đòng đứng, bản lá lòng mo sẽ có hiệu suất quang hợp cao hơn cây có lá đòng xòe, bản lá phẳng do các lá không bị che khuất nhau, khả năng nhận ánh sáng mặt trời tốt hơn. Điều này góp phần tăng đáng kể năng suất của các dòng. Qua đánh giá chúng tôi thấy đa số các dòng có kiểu lá đòng đứng, bản lá lòng mo, chỉ có các dòng MF39, MF55 có kiểu lá đòng xiên, bản lá phẳng giống đối chứng T1s-96. Có một dòng có kiểu lá đòng đứng , bản lá phẳng là dòng MF84. Như vậy đa số các dòng có kiểu lá đòng đẹp, phù hợp với mục tiêu của các nhà chọn giống.

Màu sắc thân là tính trạng di truyền liên kết với màu sắc mỏ hạt. Đây cũng là một đặc điểm giúp phân biệt các dòng giống khác nhau, đặc biệt trong quá trình khử lẫn trên đồng ruộng. Trong các dòng được chọn có 7 dòng MF9, MF18, MF53, MF55, MF62, MF72, MF100 có thân màu tím, mỏ hạt tím các dòng còn lại có thân màu xanh, mỏ hạt trắng giống đối chứng T1s-96.

Màu sắc lá có vai trò quan trọng đối với sự quang hợp của cây lúa. Lá có màu xanh đậm thì hàm lượng diệp lục cao nên cường độ quang hợp càng cao, tiềm năng năng suất càng lớn. Trong số 17 dòng TGMS được chọn thì có 5 dòng có lá màu xanh đậm giống đối chứng T1s-96, 12 dòng còn lại có lá màu xanh sáng hơn.

Râu đầu hạt là tính trạng di truyền trội và gần với lúa dại hoặc nửa dại, qua quá trình tiến hóa sẽ dần bị đào thải. Tuy nhiên đây là một đặc điểm có lợi cho cây lúa vì hạn chế sự phá hoại của thiên địch vào giai đoạn lúa chín. Tuy nhiên chỉ có đối chứng T1s-96 có râu đầu hạt, các dòng còn lại đều không có.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng TGMS phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao ở vụ Xuân 2011 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w