2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
4.2.6. Động thái tăng trưởng chiều cao
Động thái tăng trưởng chiều cao là một chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của cây và độ đồng đều của giống. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây mạnh ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng về sau. Ngoài ra, chiều cao cây còn liên quan chặt chẽ tới khả năng chịu thâm canh, khả năng chống đổ và hiệu suất quang hợp của giống. Những giống thấp cây thường có khả năng chống đổ tốt, chịu phân bón cao, hiệu suất quang hợp cao và cho năng suất cao. Đối với các dòng TGMS thì chiều cao cây thấp ngoài việc có khả năng chống đổ tốt còn có ý nghĩa trong sản xuất hạt lai vì nó tạo ra tư thế nhận phấn của dòng bố tốt hơn. Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng TGMS đã chọn được đánh giá và trình bày trong bảng 7.
Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng TGMS được chọn
STT Tên dòng Chiều cao của các dòng sau khi cấy ( ngày)
( Đơn vị: cm) Chiều cao cây 7 14 21 28 35 42 49 56 1 MF 7 19,6 29,9 31,2 32,3 34,2 41,6 52,3 61,8 73,1 2 MF 9 17,4 25,6 28,3 29,1 32,1 40,7 54,5 62,8 76,4 3 MF 18 20,6 26,7 27,3 28,3 32,9 43,1 51,6 66,6 82,6 4 MF 27 25,4 32,1 35,7 36,6 39,5 50,6 55,2 69,1 77,8 5 MF 28 23,9 28,4 32,8 34,8 37,4 51,1 60,9 70,8 74,6 6 MF 39 22,5 28,5 33,5 42,1 45,6 60,8 66,3 70,2 80,6 7 MF 43 23,5 24,8 27,8 31,1 35,3 46,5 59,2 70,6 81,2 8 MF 53 23,7 25,1 26,4 32,3 35,3 44,6 66,4 79,5 87,8 9 MF 54 24,9 27,6 31,5 34,6 39,1 51,4 69,7 81,8 88,1 10 MF 55 19,6 22,7 24,9 30,5 34,7 43,8 52,8 66,5 85,4
11 MF 62 24,6 26,6 29,7 36,6 41,2 51,2 58,1 67,6 88,4 12 MF 72 21,1 23,4 25,2 31,3 33,7 44,9 58,6 70,1 79,6 13 MF 81 19,6 22,9 25,1 33,7 36,5 48,5 54,3 68,4 74,8 14 MF 84 18,8 20,4 23,8 29,4 33,2 47,7 55,6 69,7 79,2 15 MF 87 21,5 22,5 24,7 28,3 31,5 42,3 58,5 64,6 68,4 16 MF 89 22,5 23,4 25,1 31,7 34,6 47,1 54,1 67,4 75,6 17 MF 100 20,3 23,1 27,7 29,9 32,6 39,4 48,4 60,1 69,6 18 T1s96(đ/c) 19,1 21,8 30,0 35,7 41,8 47,5 56,9 71,3 79,2
Chiều cao của các dòng TGMS trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng dao động từ 68,4 cm (dòng MF87) đến 88,4 cm (dòng MF62). Chiều cao của các dòng sau cấy 7 ngày thay đổi không đáng kể do thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài. Giai đoạn sau cấy từ 14 đến 28 ngày, cây lúa đã bước vào ổn định đồng thời điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển. Đây là thời kỳ tăng trưởng chiều cao khá, đặc biệt từ 14 đến 21 ngày sau cấy. Sau cấy 14 ngày, chiều cao cây biến động từ 0,9 -6,6 cm/tuần. Chiều cao tăng chậm nhất là dòng MF89 với 0,9 cm/tuần, tăng nhanh nhất là MF27 với 6,6 cm/tuần. 21 ngày sau cấy, động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng chênh lệch từ 0,6 đến 8,2 lá/tuần.
Giai đoạn từ 35 đến 42 ngày sau cấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng vẫn tiếp tục tăng mạnh, biến động từ 6,8 đến 15,2 cm/tuần. Dòng MF 39 có tốc độ ra lá nhanh nhất đạt mức 15,2 cm/tuần.
Giai đoạn 49 đến 56 ngày sau cấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng tăng rõ rệt và đồng đều biến động từ 3,2cm/tuần(MF39) đến 14,4 cm/tuần(T1S-96). Các tuần tiếp theo các dòng vẫn có sự tăng trưởng về chiều cao nhưng tốc độ giảm.
Nhìn chung, các dòng đều thuộc kiểu thấp cây, cao từ 68,4 - 88,4cm. Trong đó, có 8 dòng có chiều cao cây cao hơn đối chứng, 1 dòng bằng đối chứng và 8 dòng có chiều cao thấp hơn. Như vậy, chiều cao cây của các dòng TGMS rất thuận lợi cho công tác sản xuất hạt lai, tạo cho các tổ hợp lai có tư thế truyền phấn tốt nhất đồng thời nó có ý nghĩa lớn trong công tác chọn giống để tạo ra những tổ hợp mới có chiều cao lý tưởng. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng chống đổ của cây.