Phương pháp hạch toán TSCĐ.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại công ty (Trang 40 - 45)

- Báo cáo bắt buộc phải lập:

2.3.2.2. Phương pháp hạch toán TSCĐ.

- Tài khoản kế toán sử dụng :

+ TK 211” TSCĐHH + TK 212 “ TSCĐ thuê tài chính” + TK 213 “ TSCĐVH” + TK 214” Hao mòn TCSĐ” + TK 241” Chi phí XDCB dở dang” + TK 411” Nguồn vốn kinh doanh -Phương pháp hạch toán sự biến động của TSCĐ (Sơ đồ 2.5 và sơ đồ 2.6)

- Mỗi khi có TSCĐ mới tăng thêm thì phải lập biên bản giao nhận TSCĐ, phòng Kế toán phải sao cho mỗi bộ phận một bản để lưu.

- Phòng kế toán có nhiệm vụ mở sổ, thẻ để theo dõi và phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng.

- Khi thanh lý TSCĐ, đơn vị phải lập biên bản thanh lý TSCĐ, thành lập hội đồng thanh lý bao gồm các ông bà đại diện các bên, thanh lý loại tài sản nào thì ghi tên mã, quy cách số liệu TSCĐ đó, tên nước sản xuất, nguyên giá, số năm đưa vào sử dụng sau đó hội đồng thanh lý có kết luận cụ thể. Sau khi thanh lý xong, căn cứ vào chứng từ tính toán tổng hợp số chi phí thực tế và giá trị thu hồi vào chi phí thanh lý và giá trị thu hồi. Biên bản thanh lý do ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký của ban thanh lý, kế toán trưởng và thủ trưởng Công ty.

Sơ đồ 2.6. Phương pháp hạch toán giảm TSCĐ.

- Chứng từ sử dụng:

+ Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ), + Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( Mẫu số 04- TSCĐ) + Biên bản kiểm kê TSCĐ ( Mẫu số 05-TSCĐ),

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Mẫu số 06- TSCĐ), + Thẻ TSCĐ ( Mẫu số 0000- TSCĐ),

+ Biên bản thanh lý TSCĐ.

Sơ đồ 2.7. Luân chuyển chứng từ TSCĐ.

(1) Ban giám đốc quyết định tăng, giảm TSCĐ.

(2) Hội đồng giao nhận, thanh lí thực hiện giao nhận TSCĐ, lập các chứng từ liên quan như biên bản giao nhận ,biên bản thanh lí TSCĐ…

(3) Kế toán TSCĐ dựa trên chứng từ, biên bản tiến hành lập hoặc hủy thẻ TSCĐ, định kì tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, ghi sổ kế toán. (4) Lưu trữ và bảo quản chứng từ.

-Trình tự ghi sổ: ( Sơ đồ 2.8.)

+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thực hiện phản ánh vào Thẻ TSCĐ, lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và phản ánh vào Sổ Nhật ký chung. Số liệu trên sổ Nhật ký chung là cơ sở để kế toán phản ánh vào Sổ cái các TK 211, TK 212, TK 213, TK 214. + Căn cứ vào thẻ TSCĐ kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TCSĐ; định kỳ kế toán tập hợp số liệu trên Sổ chi tiết TSCĐ đẻ lập các bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ, số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu trên sổ cái các TK 211, TK 212, TK 213, TK 214.

+ Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết các tài khoản chi phí 641, 642. Đồng thời kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh- là cơ sở để lập Báo cáo tài chính.

+ Thẻ TSCĐ do kế toán lập, kế toán trưởng xác nhận và được lưu ở phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng. Và căn cứ vào các chứng từ gốc, thẻ TSCĐ kế toán ghi vào sổ TSCĐ

-Sổ kế toán sử dụng:

+ Sổ cái TK 211, 212, 213, 214, 111, 112 + Sổ chi tiết TK 641, 642, 111, 112,

+ Sổ nhật ký chung các TK 211, TK 212, TK 213, TK 214, TK 111,TK 112.

Sơ đồ 2.8. Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ theo hình thức nhật ký chung

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại công ty (Trang 40 - 45)

w