Các ý kiến đề xuất.

Một phần của tài liệu Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình (Trang 55 - 58)

 Đối với Chi nhánh.

Những ý kiến đề xuất đối với chi nhánh gồm có:

Thứ nhất, chi nhánh cần tuyển dụng them các cán bộ tín dụng có chất lượng cho mình để mở rộng quy mô cho vay ngắn hạn của mình, nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ sung như tư vấn, chắm sóc khách hàng. Bên cạnh đó cần lien tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng hiện tại với trình độ hiểu biết cao về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ph luật và thị trường để có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ lien quan đến các phương thức cho vay ngắn hạn, cũng như thực hiện tốt công tác quản lý các khoản vay của khách hang.

Thứ hai là nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ cung cấp cho khách hang, có nhiều chính sách ưu đãi trong hoạt động huy động vốn từ đó, mở rộng nguồn vốn nhàn rỗi huy động từ các tổ chức cá nhân. Chi nhánh nên đưa ra các mức lãi suất ưu đãi và nhiều dịch vụ tiện lợi đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn tiền gửi này trong tổng vốn huy động. Từ đó tính toán các khoản tín dụng phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán và cân đối thu chi hang năm cho Chi nhanh.

Thứ ba, Chi nhánh cần đầu tư nhiều hơn và có những kế hoach cụ thể cho hoạt động marketing của mình đặc biệt là đối với các sản phẩm dịch vụ cho vay ngắn hạn. Trong đó, tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, bán hang cá nhân, gặp gỡ trực tiếp, thuyết phục khách hang, hay tham gia tài trợ các chương trình, sự kiện lớn để quảng bá nhiều hơn cho hình ảnh, thu hút lượng khách hang lớn hơn cho mình. Trên cơ sở đó, đa dạng hóa đối tượng khách hang, đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất, hình thức sở hữu của khách hang…

Thứ tư, Chi nhánh nên đưa ra các mức lãi suất cố định cho mỗi khoản vay ngắn hạn của mình tùy vào các mức độ rủi ro và đối tượng khách hàng, giảm dần các khoản vay có lãi suất thỏa thuận với khách hang. Các mức lãi suất cố định cần sát với mức lãi suất thị trường và trên cơ sở tính toán chi phí và mức lợi nhuận mong đợi hang năm.

Thứ năm, hoán thiện hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hang trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, năng lực tài chính… để có thể phân loại chính xác đối tượng khách hang. Từ đó, có những chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng vay vốn, đảm bảo an toàn nợ, hạn chế tối đa rủi ro.

Thứ sáu, do số lượng cán bộ tín dụng ít nên đối với những khách hang có uy tín và có quan hệ thường xuyên hiện tại, chi nhánh có thể đơn giản hơn việc chuẩn bị hồ sơ xin vay cho khách hang và các quy trình thầm định để có thế tiến hành giải ngân nhanh hơn các khoản vay này. Do đó, các cán bộ tín dụng có thể danh nhiều thời gian hơn cho việc mở rộng và quản lý các khoản vay đến những khách hang khác có mức độ rủi ro cao hơn.

Thứ bảy, Chi nhánh không nên chủ quan trong việc trích lập các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Bởi theo đinh hướng phát triển trong thời gian tới, với việc mở rộng đối tượng khách hang, thì các mức độ rủi ro cũng nhiều hơn do đó dự phòng rủi ro là điều cần thiết. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên đa dạng hóa danh mục cho vay ngắn hạn và có thể tham gia các hợp động bảo hiểm tín dụng với các tổ chức bảo hiểm khác đề giảm tối đa các rủi ro tín dụng cho mình.

 Đối với Ngân hang nhà nước.

Trong tình hình nền kinh tế đang có nhiểu biến động đặc biệt là các biến số như tiết kiệm, đầu tư, lãi suất, tỷ giá…, Ngân hang nhà nước cần có những quy định về khung lãi suất và tỷ giá phù hợp hơn với tình hình thực tế. Khung lãi suất cần được điều chỉnh linh hoạt nhằm huy động nhiều hơn tiền gửi vào các Ngân hang, tỏ chức tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vay vốn của các DN. Hiện nay, NHNN có thể giảm mức trần lãi suất huy động USD tạo sự chênh lệch lớn với lãi suất huy động nội tệ để thu hút tiền nội tệ nhàn rỗi nhiều hơn vào các Ngân hang , TCTD, nởi lỏng dần tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, từng bước tăng giá VND để tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế. Sau đó từng bước giảm lãi suất VND cho phù hợp với lãi suất bình quân trung các nước trong khu vực và thế giới, điều này sẽ khiến chi phí sản xuất của DN giảm xuống và làm tăng nhu cầu vay vốn bằng nội tệ tại các Ngân hang.

Xóa bỏ cơ chế hai giá đem lại sự lành mạnh cho thị trường ngoại hối trong nước. Tý giá vẫn được tính toán theo nhu cầu thị trường nhưng đã được minh bạch hóa, từ đó tạo niềm tin vào nội tệ cho người dân, khiến họ gửi nội tệ vào Ngân hang nhiều hơn làm tăng vốn huy động đặc biệt là các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân chúng trong Ngân hang, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hang.

Bên cạnh đó, NHNN cần hoàn thiện hơn hệ thống văn bản quy chế, hoạt động tín dụng tại các Ngân hang. Điều này giúp hoạt động tín dụng của Ngân hang được tiến hành có định hướng, có quy trình rõ rang, việc xử lý các khoản nợ thuận lợi hơn từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

 Đối với Nhà nước.

Nhà nước cần cần thực hiện hiệu quả hơn các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô như giảm thiểu lạm phát, hạn chế nhập siêu, giảm thâm hụt Ngân sách, nâng cao uy tín VND, ổn định lãi suất, dự trữ bắt buộc … nhắm giúp cho các doanh nghiệp cài thiện năng lực sản xuất kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cũng như các rủi ro tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp mạnh tay đối với các hành động đầu cơ, làm giá, tin đồn… gây tình trạng sốt giá ảo đối với các thị trường Bất động sản, vàng, ngoại tê, xăng dầu… hiện nay. Nhờ đó, giải phóng một lượng vốn lớn lắng đọng trên các thị trường này và hướng luồng tiền nhàn rỗi của dân cư vào việc đầu tư các hang hóa trên thị trường vốn và gửi vào Ngân hang, tăng vốn khả dụng cho đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Về hệ thống pháp luật, Nhà nước cần kiện toàn hơn nữa hệ thống pháp luật cho phù hợp hơn với thực tế đời sống Xã hội, kinh tế chính trị. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các tiêu cực trong quan hệ kinh tế đặc biệt là trong quan hệ tín dụng, nhờ đó giúp các Ngân hang có giảm thiểu được các rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo môi trường thong thoáng hơn, đơn giản các thủ tục tạo điệu kiện thuận lợi cho nhu cầu thành lập doanh nghiệp khu vực dân doanh. Cùng với đó, nới lỏng hơn các quy định về tài sản thế chấp trong quan hệ tín dụng ví dụ như đối với những tài sản hay quyền sở hữu tài sản hình thành trong tương lai, đa dạng hóa các tài sản thế chấp nhắm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức cá nhân có thể tiếp cận với nguồn vốn Ngân hang, tạo đòn bảy tài chính.

Tiếp tục thực hiện thành lập và hoạt động hiệu quả các quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương đặc biệt là Thành phố Hà Nội. (theo quyết định 193/QĐ - TTg). Trong đó quan trong nhất là huy động nhiều hơn nữa nguồn vốn cấp từ Ngân sách thành phố, vốn góp của các TCTD, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tài trợ từ các tổ chức cá nhân… nhằm đưa quỹ đi vào hoạt động hiệu quả hơn nữa. Việc đưa quỹ này vào hoạt động sẽ giúp các DN và Ngân hang có thể san se rủi ro, và điều quan trọn hơn cả là các DN được quỹ bảo lãnh chỉ cần tài sản thế chấp bằng ít nhất 30% giá trị khoản vay, điều này khiến cho khả năng tiếp cận vốn của DN được dễ dàng hơn, và Ngân hang cũng không phải lo lắng nhiều đến việc xử lý các rủi ro tín dụng. Do vậy, việc thành lập và tổ chức hoạt động quỹ này là việc làm quan trọng hiện nay.

Nhà nước cần đẩy mạnh hơn việc cải cách các DNNN, trong đó quan trọng nhất là thay đổi mô hình quản lý. cổ phần hóa các DN sản xuất kinh doanh không thuộc lĩnh vực trọng yếu quốc giá, giải thế hoặc cổ phần các DN làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ… Từng bước giảm bớt các ưu đãi để đưa các DN này đi vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các DN dân doanh. Việc để cho các DNNN hoạt động độc lập, tự quyết định kế hoạch sản xuất và sử dụng vốn sẽ khiến chất lượng tín dụng đối với khối DN này đạt hiệu quả cao hơn.

Về công tác giáo dục đào tạo, Nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tài chính Ngân hang trong tương lai. Hiện nay, dù số lao động hoạt động trong lĩnh vực tài chính Ngân hang là khá nhiều những nhân lực chất lượng cao lại đang chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó, sinh viên ra trường vẫn nặng về lý thuyết trong khi những nghiệp vụ thực tế lại tỏ ra yếu kém và các Ngân hang thường mất nhiều thời gian đào tạo lại. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho các Ngân hang giảm thiểu được các rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng các khoản vay cho cả Ngân hang, khách hang và nền kinh tế nói chung. Do vậy, công tác giáo dục đào tạo đặc biệt là đào tạo kỹ năng là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình (Trang 55 - 58)