Đánh giá tổng quan về hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh từ năm 2007 đến 2010.

Một phần của tài liệu Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình (Trang 31 - 40)

2007 đến 2010.

Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình thì chủ trương quan điểm chính là tiếp cận mở rộng cho vay đối với mọi thành phấn kinh tế, mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế, đi đôi với việc củng cố duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hang truyền thống và đẩy mạnh mở rộng cung cấp dịch vụ cho vay đến những khách hang tiềm năng. Như mọi chi nhánh Ngân hang khác, hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu nhất cho chi nhánh. Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và là hoạt động thường xuyên mà chi nhánh cung cấp cho khách hang. Các hình thức cho vay chủ yếu là: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá. Hiện cho vay thấu chi chưa được chi nhánh đưa vào hoạt động cho vay ngắn hạn của mình.

 Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh.

Bảng 3: tình hình dư nợ hoạt động tín dụng hang năm (tỷ VND).

2007 2008 2009 2010

Hoạt động tín dụng 136.3 54.5 45.1 146.4

Dư có vốn huy động 344.4 723.6 226.6 218.1 tỷ lệ dư nợ / dư có vốn huy động 39.6% 7.5% 19.9% 67.1% Tỷ lệ dư nợ NH / dư có vốn huy động 29.6% 5.9% 13.6% 58.0%

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Lượng dư nợ hang năm của hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của hoạt động tín dụng với tỷ lệ trung bình là 75 – 78%/ năm. Dư nợ ngắn hạn thấp nhất vảo năm 2009 là 30.9 tỷ đồng, năm 2008 là 42.6 tỷ đồng. Cao nhất là năm 2010 với 126.5 tỷ đồng. So với quy mô dư có nguồn vốn hang năm thì con số dư nợ này của chi nhánh là khá hợp lý khi đảm bảo được tính thanh khoản cho Chi nhánh. Để có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động tín dụng trong các năm của Chi nhánh, ta xét đến bẳng số liệu về phát sinh nợ hoạt động tín dụng hang năm như sau:

Bảng 4: Tình hình phát sinh nợ hoạt động tín dụng hang năm (tỷ VND).

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Hoạt động tín dụng. 667.9 128.2 556.0

Vốn huy động 3212.1 1503.3 3101.9

Doanh số cho vay ngắn hạn. 552.7 121.7 544.0

Doanh số thu nợ ngắn hạn 510.1 90.8 417.5

Tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay NH. 92.3% 74.6% 76.7%

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Từ hai bảng số liệu trên, ta có biểu đồ biểu diễn doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh từ năm 2008 đến 2010 như sau:

552.7 121.7 121.7 544 510.1 90.8 417.5 0 100 200 300 400 500 600 2008 2009 2010

Hình1: Biểu đồ biểu diễn doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh 2008 – 2010.

Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ hơn tình hình cho vay ngắn hạn trong các năm của chi nhánh. Tỷ lệ đóng góp của hoạt động cho vay ngắn hạn trong tổng phát sinh nợ hang năm của Chi nhánh là rất cao. Nên có thể coi đây là hoạt động tín dụng chủ yếu của Chi nhánh. Tuy nhiên so với quy mô về lượng vốn huy động được hang năm của chi nhánh, thì doanh số cho vay ngắn hạn vẫn còn khá khiêm tốn. Có thể thấy lượng cho vay ngắn hạn nói riêng của chi nhánh cao nhất vào năm 2008 với 552.7 tỷ VND; năm 2010 là 554.0 tỷ VND. Trong khi đó, lượng cho vay giảm đột ngột vào năm 2009 với chỉ vỏn vẹn 121.7 tỷ VND. Điều này có thể giải thích là năm 2009, tổng vốn huy động của Chi nhánh giảm mạnh (thấp nhất trong các năm), do vậy để đảm bảo việc cân đối vốn, Chi nhánh buộc phải cho vay ít hơn. Bên cạnh đó, việc NHTW ra quyết định “siết ” tăng trưởng tín dụng Ngân hang năm 2009 còn ở mức từ 25 – 27% trong bối cảnh nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn và sức ép lạm phát ở mức hai con số cũng là nguyên nhân của tình hình trên. Việc NHTW chỉ đạo các Ngân hang trực thuộc nhà nước giảm tỷ lệ cho vay đối với các hoạt động kinh tế trên hai thị trường Bất Động Sản, đầu tư chứng khoán - vốn là hai thị trường đang hấp dẫn các nhà đầu tư và cho vay tiêu dung - những khoản vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, khiến cho lượng tiền cho vay giảm sút mạnh là điều dễ hiểu. Về khả năng thu hồi nợ có thể thấy, năm 2008 lượng thu hồi nợ cao nhất thể hiện doanh số thu nợ là 510,1 tỷ đồng; năm 2010 là 417.5 tỷ đồng; thấp nhất là năm 2009 với 90,8 tỷ đồng. Tỷ lệ thu hồi nợ ngắn hạn trên doanh số cho vay ngắn hạn năm 2008 là 92.3%, năm 2009 là 74.6%, năm 2010 là 76.7%. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ nói chung của Chi nhánh là đảm bảo.

 Phân loại dư nợ ngắn hạn theo loại tiền cho vay:

Bảng 4: Phân loại dư nợ ngắn hạn theo loại tiền cho vay của chi nhánh hàng năm:

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Cho vay ngắn hạn 102.1 42.6 30.9 126.5

Cho vay ngắn hạn bằng VND 72.2 24.1 29.2 64.8 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ, vàng 29.9 18.5 1.7 61.7

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Bảng 5: Tình hình phát sinh nợ hoạt động tín dụng hang năm (tỷ VND).

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Cho vay ngắn hạn 552.7 121.7 544.0

Cho vay ngắn hạn bằng VND 304.5 110.8 177.7 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ, vàng 248.2 10.9 366.3

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Theo cách phân loại theo loại tiền cho vay, ta có hai loại cho vay ngắn hạn là cho vay bằng VND và cho vay bằng ngoại tệ và vàng. Dù dư nợ ngắn hạn tiền VND hang năm luôn lớn hơn dư nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng nhưng điều này chưa thể hiện được là doanh số cho vay trong năm theo các loại tiền cũng tương tự. Biểu đồ sau cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về biến động lượng cho vay và lượng thu hổi phân loại theo loại tiền vay hang năm của chi nhánh:

304.5 110.8 110.8 177.7 248.2 10.9 366.3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2008 2009 2010 Cho vay bằng VND

Cho vay bằng ngoại tệ, vàng

Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn doanh số cho vay phân loại theo loại tiền cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010.

Có thể thấy dù dư nợ nội tệ hang năm luôn lớn hơn so với du nợ ngoại tệ và vàng nhưng không phải năm nào doanh số cho vay bằng nội tệ cũng lớn hơn.Cụ thể năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng lớn hơn gấp đôi so với doanh số cho vay bằng nội tệ. Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn đạt con số thấp nhất trong các năm. Doanh số cho vay bằng ngoại tệ và vàng thấp kỷ lục, chỉ với 10.9 tỷ đồng. Điều này được giải thích bởi sự gia tăng các khoản mua bán ngoại tệ trong Chi nhánh vào thời điểm đó. Tâm lý lo lắng về sự mất giá của VND khiến người dân và các Doanh nghiệp mua nhiều ngoại tệ để găm giữ và gửi tại Ngân hang. Lượng ngoại tệ huy động được của Ngân hang trong năm và con số dư có ngoại tệ và vàng năm 2009 chênh nhau không nhiều, cho thấy trạng thái găm giữ ngoại tệ của khách

hang. Mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồng sau khi được Chính phủ cấp bù 4% năm 2009 chỉ còn 5-6%, tương đương hoặc thấp hơn lãi suất vay ngoại tệ. Do vậy, nhu cầu

vay vốn bằng nội tệ của các DN cao hơn so với vay vốn ngoại tệ. Trong khi đó, huy động khó khăn, khiến cho Chi nhánh chỉ có thể cho vay với một lượng thấp để đảm bảo cân đối vốn. Đến năm 2010, doanh số cho vay bằng USD bỗng tăng đột biến, gấp đôi lượng cho vay bằng nội tệ. Có thể thấy, lượng ngoại tệ và vàng huy động trong năm 2010 là rất cao với 435.6 tỷ đồng và cón số dư có cuối năm là 67.6 tỷ đồng. Điều này tạo ra sự dồi dào về ngoại tệ trong chi nhánh. Cùng với đó nhu cầu vay ngoại tệ của khách hang ở mức cao do sự chênh lệch về lãi suất cho vay tiền đồng và lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thúc đẩy cho Chi nhánh mở rộng cho vay ngoại tệ hơn. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mà doanh thu chủ yếu là VND thì rủi ro về tỷ giá luôn tiềm ẩn, do phải tốn nhiều nội tệ hơn để trả nợ Ngân hang. Do đó, điều này làm tăng nguy cơ các khoản nợ xấu (nợ nhóm IV và V) cho Ngân hang. Xu hướng trong những năm tới khi lãi suất huy động USD được giữ ở mức dưới 3%, tỷ giá được giữ ổn định, không có biến động tăng, dẫn tới nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ và vàng tăng. Tuy nhiên, cùng với đó khả năng huy động ngoại tệ và vàng sẽ giảm sút, đặc biệt là quy đinh các Ngân hang dừng huy động và cho vay vàng của NHTW thì việc mở rông doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của Chi nhánh cũng phải đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cân đối vốn.

Ngoài ra có thể phân tích dư nợ hang năm của Chi nhánh theo các cách phân loại như sau:

 Phân loại dư nợ theo 5 nhóm trong hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh Cũng như các tổ chức tín dụng khác, nợ cho vay của Chi nhánh được phân loại như sau:

- Nhóm I (nơ đủ tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ trong hạn.

- Nhóm II (Nợ cần chú ý): gồm các khoản nợ quá hạn từ dưới 90 ngày.

- Nhóm III (Nợ dưới tiêu chuẩn): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

- Nhóm IV (Nợ nghi ngờ): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

Dựa vào việc phân loại theo 5 nhóm nợ như trên, ta có bảng số liệu về tình hình dư nợ theo từng nhóm hang năm như sau:

Bảng 5: tình hình dư nợ theo 5 nhóm nợ trong cho vay ngắn hạn. (tỷ VND)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Dư nợ cho vay ngắn hạn 102.1 42.6 30.9 126.5

Nợ dư tiêu chuẩn 82.1 40.6 30.2 126.5

Nợ dư cần chú ý 15.7 1.5 0.0 0.0

Nợ dưới tiêu chuẩn 1.8 0.3 0.0 0.0

Nợ nghi ngờ 0.0 0.2 0.7 0.0

Nợ có khả năng mất vốn 2.5 0.0 0.0 0.0

(Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội.)

Trong cơ cấu dư nợ hang năm của Chi nhánh theo các nhóm nợ thì có thể thấy dư nợ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao. Nếu coi các khoản nợ xấu là các khoản nợ nhóm III, IV và V thì có thể thấy lượng dư nợ xấu lớn nhất vào năm 2007 với tổng nợ là 4,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh. Các khoản nợ xấu trong các năm tiếp theo chiếm tỷ lệ cũng khá nhỏ so với tổng dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2010 thì tỷ lệ này là 0%. Có thể thấy, dù hai năm 2008 và 2009, kinh tế trong nước có nhiều biến động như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, lam phát… nhưng lượng nợ xấu cuối năm của chi nhánh rất thấp. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc xem xét, chọn lọc khách hang, quản lý nợ và duy trì quan hệ với những khách hang truyền thống có uy tín của Chi nhánh. Hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh hang năm nói chung là rất tốt. Tuy nhiên lượng nợ xấu thấp hang năm cũng một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh hang năm là không lớn, chưa tương xứng với quy mô vốn huy động được. Việc mở rộng ra các đối tượng khách hang tiềm năng khác của chi nhánh còn hạn chế.

 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo các hình thức cho vay:

Bảng 6: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo các hình thức cho vay (tỷ đồng):

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Dư nợ cho vay ngắn hạn 42.6 30.9 126.5

Cho vay từng lần 12.0 16.5 90.1

chiết khấu giấy tờ có giá 19.6 2.5 3.2

Bảo lãnh 3.4 2.2 4.4

(Nguồn: báo cáo tình hình phân loại nợ Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội.)

Hiện tại, Chi nhanh đang thực hiện bốn phương thức cho vay ngắn hạn chính như chúng ta có thể thấy trong bảng 6. Co thể thấy, cho vay từng lần là phương thức cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động chi văỵ ngắn hạn của chi nhánh. Dư nợ cho vay từng lần cao nhất năm 2010 với 90.1 tỷ đồng. Cho vay theo hạn mức chiếm vị trí thứ hai, doanh số cao nhất cũng vào năm 2010 với 28.8 tỷ đồng. Chiết khấu giấy tờ có giá chủ yếu được thực hiện theo nhu cầu của khách hang là chính, khi năm 2008, dư nợ theo phương thức cho vay này là lớn nhất với 19.6 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai năm sau, số dư nợ lại rất nhỏ. Nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn chủ yếu được thực hiện các khoản thánh toán của khách hang với con số dư nợ hang năm thấp. Phương thức cho vay từng lần vốn là phương thức cho vay an toàn, nhưng phức tạp về thủ tục cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy khách hang của Chi nhánh chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, có tính chất thời vụ, nhu cầu vốn không thường xuyên. Trong khi đó, xu hướng cho vay theo hạn mức tín dụng là xu hướng hiện đại mà các Ngân hang đang hưởng tới nhờ việc tạo sự chủ động cho các DN về vốn, thì chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh.

 Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo hình thức sở hữu của Khách hàng.

Bảng 7: Phân loại dư nợ ngắn hạn theo hình thức sở hữu của khách hang: (tỷ VND).

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Nợ dư ngắn hạn 102.1 42.6 30.9 126.5

Cá nhân 0.0 2.2 0.0 0.0

DN tư nhân 0.5 0.0 0.0 0.0

Hộ sản xuất kinh doanh 11.9 0.0 0.0 0.0

DNNN 25.6 20.3 10.5 26.8

CTCP 43.1 16.5 14.1 47.4

Công ty TNHH 21.0 3.6 4.3 49.8

(Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội.)

Cho vay ngắn hạn đối với các cá nhân thường được sử dụng với mục đích kinh doanh, buôn bán. Thường doanh số cho vay đối với đối tượng khách hang này là

không lớn và có tính chất thời vụ. Do đó, con số dư nợ cho vay cá nhân đáng kể nhất là 2.2 tỷ đồng năm 2008. Cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kình doanh năm 2007 là khá lớn với con số dư nợ là 11, 9 tỷ đồng, nhưng những năm tiếp theo, dư nợ cho vay với đối tượng này không đáng kể. Doanh nghiệp tư nhân cũng không phải là khách hang thường xuyên của Chi nhánh khi dư nợ đồi với đối tương này hang năm hầu như bằng 0. Cho vay đối tượng khách hang là DNNN chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Là một chi nhánh trực thuộc một Ngân hang nhà nước thì điều này cũng là hiển nhiên. Bên cạnh đó, các DNNN luôn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ tiêu chuẩn của Chi nhánh. Do vậy đây là đối tượng khách hang

Một phần của tài liệu Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình (Trang 31 - 40)