Tình hình huy động vốn của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình (Trang 28 - 31)

Kể từ khi thành lập, Chi nhánh đã đạt được những uy tín nhất định trong tâm trí khách hang. Từ những ngày đầu, nguồn vốn huy động còn ít, còn phải dựa vào vốn từ chi nhánh cấp trên thì sau nhiều năm hoạt động, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo đó, hang kỳ, chi nhánh có thể tự cân đối thu chi và độc lập trong hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh được biểu hiện rõ qua các bảng số liệu về dư có và phát sinh có nguồn vốn huy động hang năm của Chi nhanh như sau:

Bảng 1: Tình hình dư có nguồn vốn huy động từ năm 2007 – 2010 của chi nhánh. (tỷ VND).

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Vốn huy động 344.4 723.6 226.6 218.1

Vốn huy động bằng VND 253.8 657.3 172.5 150.5 Vốn huy động bằng ngoại tệ, vàng 90.6 66.3 54.1 67.6 Tiền gửi của khách hang 328.0 201.5 224.1 214.5

tiền gửi có kỷ hạn 5.1 1.2 34.0 35.5

Tiền gửi không kỳ hạn 57.9 48.2 54.3 56.6

Tiền gửi tiết kiệm 265.0 151.1 135.8 122.4

Tiền ký quỹ 0.8 2.1 0.7 0.5

Phát hành giấy tờ có giá 15.6 520.8 1.8 3.1

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo &PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Để có cái nhìn rõ hơn về hoạt động huy động vốn hàng năm của Chi nhánh, ta cùng xem xét bảng số liệu về lượng vồn huy động được trong năm của Chi nhánh từ 2008 – 2010.

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH NGÂN QUỸ

Bảng 2: Tình hình phát sinh có của nguồn vốn huy động từ năm 2008 – 2010 của chi nhánh. (tỷ VND). Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Vốn huy động 3212.1 1503.3 3101.9 Vốn huy động bằng VND 2941.7 1447.7 2666.3 Vốn huy động bằng ngoại tệ. 270.4 56.6 435.6 Tiền gửi của khách hang 2687.3 1492.9 3097.9

Tiền gửi có kỷ hạn. 8.8 98.0 129.9

Tiền gửi không kỳ hạn 1455.0 1177.1 2675.5 Tiền gửi tiết kiệm 1223.5 217.1 292.4

Tiền ký quỹ 4.4 0.64 1.43

Phát hành giấy tờ có giá 520.4 9.79 2.59

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các năm 2008 – 2010 của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội)

Có thể thấy dư có nguồn vốn huy động của chi nhanh có xu hướng giảm (ngoại trừ năm 2008, chi nhánh phát hành một lượng lớn giấy tờ có giá) do lượng tiền gửi hang năm giảm dần cùng với lượng vốn rút hang năm lớn. Tình hình huy động vốn hang năm được biểu hiện cụ thể hơn tại bảng 2 (thể hiện qua các con số phát sinh có các tài sản nợ). Có thể thấy lượng vốn huy động được hang năm của chi nhánh là khá lớn (năm 2008 là 3212,1 tỷ đồng, năm 2010 là 3.101,7 tỷ đồng.) Thấp nhất là năm 2009, chi nhánh huy động được 1503,3 tỷ đồng do lượng tiền gửi sụt giảm lớn. Trong cơ cấu tiền gửi của khách hang thì lượng tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ trọng đóng góp vào tỏng vốn huy động hang năm của tiền gửi không kỳ hạn lần lượt là 46.0% năm 2008, 78.3% năm 2009 và 86,2% năm 2010. Đây là nguồn vốn thiều ổn định nhất nhưng đóng vai trò quan trọng để phục vụ cho các hoạt động tín dụng của chi nhánh. Sự sụt giảm lượng vốn huy động năm 2009 là điều dễ hiểu bởi gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi mà NHTW cung cấp cho các DN sản xuất được thực hiện, các Ngân hang, đặc biệt là những Ngân hang có chủ sở hữu là Nhà nước như Agribank phải thực hiện giảm lãi suất cho vay, theo đó lãi suất huy động cũng giảm theo để đảm bảo lợi nhuận (mặt bằng lãi suất của các Ngân hang Nhà nước tại thời điểm đó là từ 8,5 – 9%). Bên cạnh đó, luồng tiền trong Xã hội lại chuyển dần sang các kênh đầu tư khác như vốn và Bất động sản khiến lượng tiền gửi vào Chi nhánh giảm sút, đặc biệt là đối với các loại tiền gửi tiết kiệm.

Nếu phân loại tiền gửi thành hai loại là tiền gửi bằng VND và tiền gửi bằng ngoại tệ thì có thể thấy lượng vốn huy động bằng VND luôn lớn hơn so với vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng. Tuy nhiên lượng vốn huy động bằng nội tệ đang có xu hướng

giảm dần còn bằng ngoại tế và vàng thì ngược lại. Cụ thể năm 2008 Ngân hang huy động được lượng vốn bằng đồng nội tệ là 2941,7 tỷ, năm 2009 là 1447,7 tỷ; năm 2010 là 2666,3 tỷ. Trong khi đó, lượng vốn huy động được bằng ngoại tệ và vàng, chủ yếu là USD lần lượt qua các năm là: 2008 270,4 tỷ, 2010 là 435,6 tỷ; thấp nhất là năm 2009 với chỉ 56,5 tỷ USD. Lượng ngoại tệ huy động thấp như vậy năm 2009 là tình hình chung của các Ngân hang dù lãi suất huy động khi đó vào mức trên 3%/năm. Lượng ngoại tệ gửi vào ngân hang thấp đặc biệt đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn có lý do chủ yếu là tâm lý của dân cư và các tổ chức đang kỳ vọng vào sự tăng lãi suất USD trong thời gian tới. Cụ thể có thể thấy lượng vốn ngoại tệ huy động của chi nhánh năm 2010 tự nhiên cao đột biến. Điều này có thể giải thích bằng việc nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ tăng cao trong năm 2010 cộng với việc đề phòng việc rút USD của người dân khi giá USD có xu hướng tăng mạnh, điều này tạo áp lực khiến các Ngân hang phải tăng lãi suất huy động ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay. Chi nhánh cũng không nằm ngoài những tình hình trên. Cụ thể lãi suất huy động năm 2009 chỉ khoảng 2,5% thì đến năm 2010 lãi suất này đã tăng lên xấp đến 5,2%/ năm. Kết quả là lượng vốn ngoại tệ huy động được đạt con số cao nhất trong các năm. Cùng với đó, sau những đợt điều chỉnh giảm giá VND của Ngân hang Nhà nước khiến niềm tin vào VND của người dân giảm sút, do đó khiến cho lượng nội tệ gửi tại Ngân hang cũng giảm xuống. Tuy nhiên, hiện nay NHTW đã có những biện pháp mạnh tay nhằm quản lý ngoại hối, lãi suất VND hấp dẫn hơn rất nhiều so với lãi suất tền gửi bằng USD, điều này khuyến khích người dân gửi tiền bằng VND, nên lượng vốn huy động bằng nội tệ có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo.

Tiền gửi ký quỹ là nguồn tiền gửi của các tổ chức cá nhân tại chi nhánh Ngân hang nhằm thực hiện các nghĩa vụ tài chình đối với Ngân hang hoặc đối với các bên lien quan. Các loại ký quỹ như ký quỹ mở L/C, ký quỹ bảo lãnh, ký quỹ đảm bảo có việc phát hành thẻ tín dụng, kỹ quỹ thực hiện các nghiệp vụ forward… Tuy nhiên có thể thấy lượng tiền ký quỹ tại chi nhánh hang năm không cao. Điều này cho thấy, hoạt động thanh toán quốc tế, cũng như các hình thức dịch vụ cung cấp cần tiền ký quỹ của chi nhánh chưa đa dạng. Do đó, nguồn vốn huy động từ hoạt động ký quỹ của khách hang chưa cao.

Nhìn vào bảng số 2 có thể thấy lượng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm vào chi nhánh giảm sút mạnh vào 2 năm 2009 và 2010. Khi từ 1223,5 tỷ giảm xuống còn 217,1 năm 2009 và 292,4 tỷ năm 2010. Trong khi đó, dư có mục tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm nhưng không quá mạnh khi từ 151,1 tỷ giảm xuống còn 135,8 tỷ năm 2009 và 122,4 tỷ vào năm 2010. Lượng tiền gửi lớn năm 2008 vào chi nhánh có nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của hầu hết các Ngân

hang tại thời điểm đó đều ở mức rất cao (cao nhất xấp xỉ 19%/năm), trong đó mức lãi suất tiền gửi của Agribank đến tháng 6/2008 là 14%/năm kết hợp với nhiều hình thức khuyến mại và thưởng khách. Tuy nhiên đồng thời có thể thấy lượng tiền này được rút khá mạnh khi dư có của nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của năm này còn rất nhỏ. Đến năm 2009 và 2010 lãi suât trung bình các tháng được Ngân hang giảm xuống còn xấp xỉ 9 – 10%/năm, cùng với xu hướng mất giá cuả VND mà lượng tiền gửi tiết kiệm vào chi nhánh giảm xuống.

Nguồn vốn huy động của chi nhánh có thể được coi là khá khả quan khi xét trên quy mô chi nhánh, quy mô địa bàn và sự cạnh tranh với nhiều ngân hang khác. Điều bày giúp cho chi nhánh luôn có được sự đảm bảo cân đối vốn, tạo sự chủ động cho mình trong các hoạt động kinh doanh khách đặc biệt là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên lượng vốn huy động vẫn dựa nhiều vào nguồn tiền gửi không kỳ hạn, đây là nguồn vốn thiếu ổn định nhất do nhu cầu rút vốn của khách hang là khó dự báo trước được.Do vậy, việc giữ gìn uy tín, nâng cao lượng vốn từ tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và lượng tiền ký quỹ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn trong việc cân dối vốn. Điều này phụ thuộc vào việc đa dạng các sản phẩm dịch vụ, các hình thức khuyến mại… để thu hút khách hang gửi tiền nhiều hơn vào Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)