sinh động, hấp dẫn kết hợp với việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội
Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của riêng tổ chức Đoàn, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội với nội dung sâu rộng, hình thức phong phú đa
83
dạng. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là phong trào: “Xung kích tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”, “Thanh niên tình nguyện”…
Toàn Đoàn đẩy mạnh các hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07 của BCH TW Đoàn khóa VII về “Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là củng cố xây dựng Đoàn trên địa bàn dân cư”; tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quan tâm xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Vấn đề bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ là một nhiệm vụ lớn lao, có ý nghĩa không chỉ hiện tại mà còn chi phối tương lai của đất nước. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ này, trong giai đoạn hiện nay cần có sự đồng thuận, quan tâm lãnh đạo của Ðảng và sự chung tay, chung sức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, xã hội. Do vậy, các cấp, các ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý văn hóa, kịp thời ngăn chặn tác động xấu của các sản phẩm không lành mạnh đến thanh niên. Tạo điều kiện, khuyến khích để các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, điện ảnh… sáng tác và phổ biến nhiều công trình, tác phẩm có giá trị giáo dục tốt cho thanh thiếu niên. Đồng thời siết chặt quản lý với những ấn phẩm, trang mạng, game online có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến thanh thiếu niên. Tấn công mạnh mẽ vào các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh hơn cho tuổi trẻ. Quan tâm đầu tư thỏa đáng những thiết chế văn hóa để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho thanh thiếu niên. Ngành giáo dục cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận trong thi cử, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng trong giáo dục đi đôi với đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng, rèn
84
luyện của học sinh, sinh viên; chống bạo lực học đường, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; tăng cường đầu tư, đổi mới nội dung giáo dục thể chất, kỹ năng xã hội, các hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh, sinh viên.
Trong bối thời kỳ hội nhập kinh tế của đất nước, việc giáo dục thế hệ trẻ cần được quan tâm ở nhiều khía cạnh. Ðảng và Nhà nước cần tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, tạo chuyển biến trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm, giải quyết các vấn đề về an toàn giao thông, môi trường sống, tạo ra nhiều phong trào, hình thức hoạt động có giá trị tư tưởng, có tính định hướng thẩm mỹ cao góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hình thành lối sống văn