Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên từ thực tiễn tỉnh hà tĩnh (Trang 32)

1.2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên

Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ, quan tâm, giáo dục, động viên, phát huy mọi khả năng của thế hệ trẻ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, vẫn còn một bộ phận thanh, thiếu niên phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thóai về đạo đức, lối sống, mắc vào các tệ nạn xã hội, nhiều người trẻ có lối sống thực dụng, buông thả, lười lao động, thích hưởng thụ, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, xa rời văn hóa dân tộc, thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội…

Trong tình hình cấp thiết đó, Đảng đã tăng cường sự lãnh đạo qua những quan điểm, việc làm cụ thể nhằm tăng cường việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên.

26

Một là, thay đổi cách nghĩ, nhận thức của cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác đoàn. Cần có sự nhìn nhận đánh giá một cách khoa học, khách quan về thanh niên và công tác đoàn trên cở sở lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên; hiểu rõ, thực hiện nghiêm trong toàn Đảng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên. Trên cơ sở đó thống nhất trong nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong đánh giá, nhìn nhận vị trí, vai trò của thanh niên từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng cấp ủy, chi bộ, đảng bộ, cán bộ, đảng viên trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đoàn. Đảng luôn tạo môi trường thực tiễn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên. Tạo ra môi trường thuận lợi để giao nhiệm vụ và giúp thanh niên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, có cơ hội để cống hiến, phát huy sức mạnh, tính sáng tạo của tuổi trẻ; cơ chế quan tâm, luân chuyển, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên các cấp để phát huy sức mạnh của thanh niên, qua đó, giúp cho thanh niên trưởng thành, tăng cường sinh lực và đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, nhiệt huyết cho Đảng.

Hai là, có các giải pháp giải quyết việc làm, đào tạo, hỗ trợ thanh niên trong phát triển kinh tế, lao động, học tập. Giải quyết vấn đề việc làm tốt sẽ góp phần hiệu quả trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho thanh niên hiện nay. Các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo các ban, ngành, cơ quan liên quan có các giải pháp để trang bị kiến thức về khoa học - công nghệ cho thanh niên và có chính sách khuyến khích, giúp đỡ những người trẻ có ý tưởng phát triển và thành lập doanh nghiệp để phát huy ý tưởng, sáng kiến trong cuộc sống. Các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn có các giải pháp quy hoạch việc làm và đặt hàng nhu cầu đào tạo cũng như trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng, thu hút lao động để giải quyết tốt tình trạng

27

thanh niên được đào tạo ra trường không có việc làm, từ đó đưa họ vào tổ chức để rèn luyện, giáo dục.

Ba là, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp ủy và đảng viên các cấp, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để phát huy vai trò xung kích của thanh niên và tổ chức đoàn.

Các cấp ủy, đảng viên cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung, giải pháp về chính trị, tư tưởng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên thóai hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, tạo môi trường lành mạnh, củng cố niềm tin cho thanh niên, mỗi cán bộ, đảng viên là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, nói đi đôi với làm để thanh niên học tập và noi theo. Bên cạnh đó, Đảng đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể theo thẩm quyền xây dựng, phê duyệt các đề án, kế hoạch, chương trình để “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên giai đoạn hiện nay và tầm nhìn những năm tiếp theo”. Tạo cơ chế, nguồn lực để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên của các cấp bộ đoàn.

Bốn là, tăng cường nắm bắt tư tưởng thanh niên, công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên qua mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Phát huy vai trò của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên trong việc chủ động nắm bắt và dự báo tình hình tư tưởng thanh, thiếu niên; kịp thời có biện pháp tuyên truyền, giải thích giúp thanh, thiếu niên hiểu rõ những luận điệu sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình”, sự lôi kéo của các thế lực thù địch. Kiểm soát chặt chẽ và phát huy tối đa ưu thế của các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet, hệ thống báo chí, xuất bản, nhất là các

28

báo, tạp chí của Đoàn; chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản mở các chuyên trang, chuyên mục; phát hành các ấn phẩm văn hóa ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên; chú trọng khai thác những ứng dụng tích cực của mạng xã hội để tập hợp và tuyên truyền giáo dục thanh, thiếu niên. Ngoài ra, lãnh đạo chính quyền các cấp cần tăng cường chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động, chương trình văn hóa, văn nghệ, các tác phẩm văn học - nghệ thuật, ca khúc, phim, video clip, blog... có ý nghĩa giáo dục cao, phù hợp với nhu cầu, tâm lý, thị hiếu thẩm mỹ của thanh, thiếu niên

1.2.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên

Thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, Đảng ta lãnh đạo công tác thanh niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn trước hết bằng đường lối, chủ trương, chính sách. Các chủ trương ấy thể hiện cụ thể trong các văn kiện Đại hội, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thể hiện bằng các thông tư, chỉ thị và cả trong các bài phát biểu, bài nói chuyện của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Đại hội Đảng lần thứ I (Tháng 3/1935) chỉ rõ: Nhiệm vụ chính trị của Đoàn là phải củng cố và mở rộng tổ chức, đặc biệt ở những vùng quan trọng như nhà máy, hầm mỏ, đồn điền... Phải dùng các hình thức công khai và bán công khai, bí mật và lập ra các tổ chức có tính phổ biến như Hội thể thao, Câu lạc bộ, Hội đọc sách, Hội cứu tế... để tập hợp thanh niên.

- Đại hội lần thứ II của Đảng (Tháng 2/1951) nhấn mạnh công tác vận động thanh niên trong tình hình mới. Nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn là đẩy mạnh công tác vận động thanh niên ở vùng tạm chiếm, xây dựng Đoàn thanh

29

niên cứu quốc thành tổ chức trung kiên; tăng cường công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

- Đại hội lần thứ III của Đảng (Tháng 9/1960) nêu rõ: "Thanh niên ta đã nêu cao tinh thần hy sinh anh dũng trong kháng chiến và lao động hòa bình. Thanh niên lại là lớp người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẽ xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Đảng ta phải hết sức chú trọng giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ thành những chiến sĩ trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, sẵn sàng mang hết nhiệt tình của tuổi trẻ tham gia xây dựng xã hội mới".

- Đại hội IV của Đảng (Tháng 12/1976) yêu cầu thế hệ trẻ Việt Nam phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, vượt qua thiên tai, đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; vững vàng kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh biến động phức tạp của tình hình thế giới.

- Đại hội V của Đảng (Tháng 3/1976) đánh giá: Thanh niên nước ta đã trưởng thành nhanh chống và có những cống hiến xứng đáng với truyền thống vẻ vang của thế hệ và của cả dân tộc... Đảng ta luôn luôn đánh giá đúng bản chất tốt đẹp, khả năng cách mạng của thanh niên và vai trò chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Đại hội VI của Đảng (Tháng 12/1986) chỉ rõ: Thanh niên phải được bảo đảm việc làm khi bước vào đời và được quan tâm giáo dục về nhân cách, bản lĩnh và lý tưởng theo phương châm "Sống, chiến đấu, lao động, và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Ngày 13/3/1991, trong tình hình quốc tế ngày cảng phức tạp, Bộ Chính trị (khóa VI) đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW về "Đổi mới và tăng

30

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên". Trong Nghị quyết khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên đối với tương lai dân tộc và vận mệnh Tổ quốc, khẳng định những quan điểm cơ bản về công tác thanh niên và phương hướng, nội dung giải pháp chủ yếu của công tác thanh niên.

- Đại hội VII của Đảng (Tháng 6/1991) nêu nhiệm vụ: Các cấp ủy đảng và tổ chức đảng cần tăng cường lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng đoàn viên và cán bộ Đoàn, phát huy vai trò Đoàn làm nòng cốt trong phong trào thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng.

- Đại hội VIII của Đảng (Tháng 6/1996) đề ra nhiệm vụ: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động, sáng tạo, hoạt động VHVN-TDTT và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu nhi. Tạo điều kiện cho Đoàn thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Đại hội IX của Đảng (Tháng 4/2001) nêu rõ: Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đại hội lần thứ X của Đảng (Tháng 4/2006) nhấn mạnh: Đối với thế hệ trẻ thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ... khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Thu hút rộng rãi thanh, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách.

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, trong những ngày tháng 7/2008, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) đã thông qua đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đề án khẳng định một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã xây dựng được một thế hệ thanh niên thời kỳ mới có tri thức, có sức khỏe tốt và tư duy phát triển mới, tiếp nối được truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đảng ta, nêu cao ý thức yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, sẵn sàng hy sinh, tình nguyện vì lợi ích cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

- Đại hội XI của Đảng (Tháng 01/2011) khẳng định: Thế hệ trẻ có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chăm lo đến nhu cầu, lợi ích của thanh niên để thanh niên phát huy hết tiềm năng, năng lực của bản thân là trách nhiệm của toàn xã hội. Đại hội đồng thời cùng nêu ra tầm quan trọng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên là một vấn đề rất cấp thiết. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần chăm lo, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, quản lý xã hội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Rõ ràng Đảng ta, bất kể ở giai đoạn nào cũng đều quan tâm lãnh đạo thanh niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn thanh niên. Tư duy của Đảng ta về công tác thanh niên liên tục không ngừng đổi mới để phù hợp với đối tượng tuổi trẻ qua từng thời kỳ cách mạng. Theo quan điểm tư tưởng về thế hệ trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta ngày càng nâng tầm nhận thức gắn lý luận với thực tiễn để lãnh đạo, định hướng công tác thanh niên, tổ chức Đoàn ngày càng toàn diện, thật sự “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

32

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho thanh thiếu niên

1.3.1. Tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

1.3.1.1 Tổ chức bộ máy, lực lượng cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2012) thì cả nước hiện có hơn 7 triệu đoàn viên và hơn 25 triệu thanh niên. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ:

- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.

- Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.

- Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt [50].

33

Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức thành 4 cấp từ Trung ương xuống cơ sở, cụ thể:

- Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở;

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên từ thực tiễn tỉnh hà tĩnh (Trang 32)