2.2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh Minh tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1.1. Thực trạng tổ chức và đội ngũ cán bộ, đoàn viên
Thực trạng tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay của Hà Tĩnh có các điểm nổi bật cụ thể như sau:
Tình hình hoạt động và chất lượng của Đoàn cơ sở và chi đoàn Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển” vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên đã có sự chuyển biến tích cực. Nghị quyết đã được triển khai bài bản, khoa học và được tuyên truyền sâu rộng. Công tác quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên được quan tâm. Công tác giáo dục thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội LHTN và các hoạt động của Đoàn được Đảng, Chính quyền, Đoàn thể nhân dân và toàn xã hội quan tâm đầu tư. Công tác đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực trẻ, quy hoạch luân chuyển cán bộ trẻ được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn được tập trung chỉ đạo, Ban Chấp hành Tỉnh đoàn đã ban hành Nghị quyết 02 NQ/ĐTN về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn ở địa bàn dân cư giai đoạn 2010 – 2012, qua đó, đã
53
góp phần đổi mới phương thức sinh hoạt, hoạt động của các cấp bộ Đoàn, xây dựng lề lối, phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Đối với cấp Chi đoàn, Đoàn thanh niên đã triển khai cuộc vận động xây dựng mô hình
“xây dựng chi đoàn mạnh”; tổ chức Hội thi “Bí thư chi đoàn giỏi” từ cơ sở, coi đó là phương thức quan trọng để xây dựng Chi đoàn vững mạnh, hoạt động chất lượng, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 665 cơ sở Đoàn, trong đó có 403 Đoàn cơ sở và 235 Chi đoàn cơ sở; có 4.825 chi đoàn, khối xã, phường, thị trấn có 2.254 chi đoàn, khối trường học có 1.696 chi đoàn, khối công chức, viên chức có 530 chi đoàn, khối lực lượng vũ trang có 55 chi đoàn, khối doanh nghiệp có 296 chi đoàn. Chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở, chi đoàn ngày càng được quan tâm, tính đến tháng 6 năm 2014 có 39,1% đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc, 40,9%, khá, 17 % trung bình và 3% yếu; đối với chi đoàn có 45,5% Vững mạnh, xuất sắc, 36,2% khá, 14,2% trung bình, 4,2% yếu [Bảng 2.1].
Công tác cán bộ Đoàn có chuyển biến tích cực, các cấp bộ Đoàn luôn quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng theo chức danh, giúp cho đội ngũ cán bộ nhanh chóng tiếp cận công việc, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục của phong trào. Công tác trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt từng bước được cấp ủy các cấp triển khai thực hiện; tập trung hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ theo hướng nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý. Cán bộ chủ chốt cấp xã, phường đang dần được trẻ hóa, nhiều cán bộ Đoàn đã được quy hoạch bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng, Chính quyền và đoàn thể. Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở từng bước được nâng lên, về trình độ chuyên môn của Bí thư đoàn cơ sở có 482/665 đồng chí có trình độ Thạc sỹ, đại học, 36 đồng chí có trình độ cao đẳng, 147 đồng chí có trình độ trung cấp, sơ cấp. Về trình độ chính trị có 307 đồng chí có trình độ sơ cấp, 264 đồng chí có trình độ trung cấp, 13 đồng chí có trình độ cao cấp.
54
Độ tuổi của Bí thư đoàn cơ sở: dưới 30 tuổi có 299 đồng chí, 337 đồng chí có độ tuổi từ 30 - 35 tuổi, trên 35 tuổi có 29 đồng chí. Số lượng nữ giữ chức vụ Bí thư Đoàn cơ sở là 84 đồng chí chiếm tỷ lệ 12,63% [Bảng 2.2].
Công tác đoàn viên được thực hiện với nhiều giải pháp, gắn liền với triển khai “chương trình rèn luyện đoàn viên” trong thời kỳ mới. Chất lượng sinh hoạt chi đoàn, đoàn cơ sở được duy trì. Việc thực hiện quy định về độ tuổi kết nạp đoàn viên được áp dụng đúng theo quy định của Điều lệ Đoàn; hệ thống sổ sách của Đoàn cơ sở, công tác quản lý đoàn viên và chuyển sinh hoạt đoàn được các cơ sở Đoàn thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định Điều lệ Đoàn và Quy định số 77 QĐ/LN ngày 31/08/2007 giữa Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Sở Giáo dục - Đào tạo về việc “Quy định đoàn viên, học sinh, sinh viên tham gia sinh hoạt trên địa bàn dân cư”.
Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hướng rộng rãi đến các thành phần, đối tượng, số thanh niên tham gia các tổ chức Hội, Đội, nhóm theo sở thích, ngành nghề ngày càng được nâng lên, công tác đoàn kết tập hợp thanh niên tôn giáo, dân tộc thiểu số, thanh niên khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chú trọng. Tính đến nay, toàn tỉnh có 11.527 ĐVTN tôn giáo, 194 ĐVTN dân tộc thiểu số, 3.959 ĐVTN khối doanh nghiệp. Tỷ lệ tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn đạt 70% [bảng 2.3].
Công tác tập hợp thiếu niên luôn được các cấp bộ đoàn chú trọng và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chuẩn để đánh giá sự hiệu quả, sức lan toả của công tác giáo dục, vận động tập hợp của Đoàn, Đội. Thông qua các hoạt động đội trong trường học, trên địa bàn dân cư xoay quanh các hình thức: Vui chơi, múa hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện tìm hiểu truyền thống… với hình thức học mà chơi, chơi mà học hoạt động này giúp cho các em có điều kiện rèn luyện trưởng thành. Đặc biệt góp phần tích cực vào công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thể hiện tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa
55
nhà trường, gia đình và xã hội. Hiện nay, tổng số thiếu niên trên địa bàn toàn tỉnh là hơn 40 ngàn, tỷ lệ tập hợp thiếu niên vào tổ chức Đội đạt 100%.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ, kết quả thực hiện Cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam” khá rõ nét, góp phần củng cố vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn trong mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Trong nhiệm kỳ qua các cấp bộ Đoàn giới thiệu 15.464 đoàn viên ưu tú đi học các lớp cảm tình Đảng, giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp được 9.690 đồng chí, trong đó đoàn viên tôn giáo là 74 đồng chí.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
Đối với công tác cán bộ: Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở thấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế - xã hội củ một bộ phận cán bộ Đoàn cơ sở còn hạn chế; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thường xuyên; chế độ, chính sách quá bất cập, điều kiện, phương tiện hoạt động, nguồn lực phục vụ cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi còn gặp hiều khó khăn; công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng và luân chuyển cán bộ còn hạn chế, đội ngũ bí thư chi đoàn, đoàn cơ sở thay đổi nhanh trong khi đó chưa chuẩn bị tốt đội ngũ thay thế. Việc tham mưu cho cấp ủy Đảng trong quy hoạch, đào tạo, sử dụng, luân chuyển cán bộ Đoàn còn yếu.
Công tác đoàn viên: Chất lượng đoàn viên ở một số lĩnh vực, khu vực chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vai trò của người đoàn viên chưa được phát huy, khả năng vận động tập hợp thanh niên còn nhiều hạn chế; Việc thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên chưa được thường xuyên; một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức chưa cao. Tình trạng đoàn viên bỏ sinh hoạt Đoàn, đoàn viên không chuyển sinh hoạt Đoàn còn diễn ra ở nhiều cơ sở Đoàn. Công tác bồi dưỡng kết nạp đoàn viên mới, trưởng thành Đoàn còn đơn giản, tùy tiện, công tác quản lý đoàn viên thiếu chặt chẻ và chưa được quan tâm đầy đủ.
56
Nội dung, hình thức sinh hoạt: Chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn, nhất là chi đoàn còn thấp; nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động của Đoàn chưa thực sự hấp dẫn, chậm đổi mới, tính sáng tạo chưa cao, còn sa vào hành chính, sự vụ, chưa đi sâu nghiên cứu tổng kết thực tiễn nhất là những vấn đề thời sự đang đặt ra đối với thanh niên, chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên củng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Chế độ sinh hoạt chi đoàn định kỳ chưa được duy trì. Tỷ lệ tập hợp thanh niên chưa cao, nhất là ở nông thôn, vùng khó khăn, vùng có đồng bào theo đạo, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2.1.2. Thực trạng hoạt động
a. Công tác giáo dục
Từng bước đổi mới về nội dung, phương thức, tập trung giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, pháp luật góp phần xây dựng lớp thanh niên Hà Tĩnh giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hóa.
Công tác giáo dục truyền thống được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, tiêu biểu là tổ chức các sự kiện văn hóa thông qua các ngày lễ lớn như kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày thành lập Đoàn, “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ”, lễ truy điệu và an táng đồng chí Lý Tự Trọng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các diễn đàn “Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi 20”, các sự kiện, chương trình nghệ thuật, tri ân tại Khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba Đồng Lộc, ... qua đó đã góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử, đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi tiếp tục được quan tâm chỉ đạo với các hoạt động cảm hóa, giáo dục thiếu niên chậm tiến, thanh niên vi phạm pháp luật được đẩy mạnh, lồng ghép với cuộc vận động
57
“Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”, “Tuổi trẻ Hà Tĩnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới”, "Thanh niên Hà Tĩnh nói không với thuốc lá và hạn chế sử dụng bia, rượu”, chương trình “Khi tôi 18”, "Học kỳ quân đội”, “Học làm người có ích”, “Sinh viên 5 tốt”, đã góp phần giáo dục định hướng lối sống đẹp cho ĐVTN.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai với nhiều hình thức góp phần hình thành ý thức công dân, lối sống tuân thủ pháp luật trong thanh niên. Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp với các ngành tuyên truyền, phổ biến pháp luật, duy trì hoạt động các mô hình tại cơ sở, tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Công tác giáo dục dân số, sức khỏe, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự ATGT... được tổ chức với nhiều nội dung, phương thức phù hợp.
b. Phong trào “Xung kích tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”
- Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Được triển khai với nội dung phong phú, thiết thực, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, thông qua đó phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh; thể hiện rõ nét hơn vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng và phát triển tỉnh nhà
Phong trào thanh niên xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, đơn vị, chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ, chính quyền đảm nhận công trình, phần việc thanh niên; tích cực vận động, tổ chức và tạo môi trường thuận lợi để ĐVTN khẳng định vai trò xung kích trong lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội. Phong trào “Sáng tạo trẻ” được chú trọng, có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn hiệu
58
quả. Từ năm 2007 - 2014 đã có 216 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trên các lĩnh vực, ước tính làm lợi gần 30 tỷ đồng.
Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, gia trại...tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trong thanh niên nông thôn đạt hiệu quả thiết thực. Tổng đội TNXP - XDKT Tây Sơn đã thực hiện thành công dự án Làng thanh niên lập nghiệp biên giới Tây Sơn, phát triển 500 ha cao su; xây dựng xưởng chế biến chè và phát triển các mô hình chăn nuôi lợn tập trung với quy mô lớn. Tổng đội TNXP - XDKT Phúc Trạch tạo việc làm ổn định cho hơn 300 lao động, phát triển 400ha cao su. Chỉ đạo Trung tâm Hướng nghiệp và Phát triển kinh tế thủy sản TNXP hoàn thành dự án phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh và bàn giao cho chính quyền địa phương để khai thác...
Phong trào Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Nông thôn mới được triển khai hiệu quả, thiết thực. Phát động Cuộc vận động "Tuổi trẻ Hà Tĩnh chung tay xây dựng nông thôn mới" bằng các hoạt động cụ thể như: tổ chức hội thi tìm hiểu chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 100% các xã; thành lập đội tuyên truyền lưu động tham gia tuyên truyền tại các xã xây dựng nông thôn mới, xây dựng các pano, phát hành, giới thiệu các ấn phẩm tuyên truyền về NTM. Tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ Đoàn chủ chốt cơ sở và các đội thanh niên xung kích xây dựng nông thôn mới. Các cơ sở Đoàn tham gia giúp đỡ các hộ nghèo, các xã xây dựng NTM, xung kích bảo vệ môi trường, chỉnh trang vườn hộ, di dời và hỗ trợ xây dựng chuồng trại; cắm mốc, làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng; vận động ĐVTN, gia đình thanh niên hiến đất; xây dựng, nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất như: kinh tế trang trại, doanh nghiệp trẻ, HTX thanh niên, phát triển các sản phẩm chủ lực như lợn, bò, tôm, lúa, các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao... góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
59
Các hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng không ngừng mở rộng về quy mô, nội dung, hình thức. Các cấp bộ Đoàn đã tiếp nhận và thành lập các đội thanh niên tình nguyện chi viện, tình nguyện tại chỗ giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, thu hoạch mùa, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhân dân di dời nhà cửa, tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm của tỉnh và các địa phương, tham gia các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, vì sức khỏe cộng đồng...; tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi nguồn lực kịp thời tham gia khắc phục hậu quả các cơn lũ lịch sử năm 2007 và năm 2010đã để lại những tình cảm, dấu ấn sâu đậm trong nhân dân, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.
Phong trào hiến máu tình nguyện, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh, hàng năm, phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bênh viện đa khoa Hà Tĩnh, các Trung tâm y tế cơ sở tổ chức