Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác giáo dục chính trị,

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên từ thực tiễn tỉnh hà tĩnh (Trang 74 - 79)

trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên Hà Tĩnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh

2.2.3.1. Những hạn chế, yếu kém

Công tác giáo chính trị, tư tưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên chưa cụ thể hóa nội dung giáo dục phù hợp với các đối tượng thanh thiếu nhi.

Việc đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều hoạt động giáo dục chỉ đến với thanh niên tích cực. Nhận thức của một số cán bộ Đoàn về đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn chưa sâu sắc dẫn tới việc chưa đầu tư suy nghĩ và sáng tạo những mô hình mới, phù hợp với thanh thiếu nhi và điều kiện của địa phương, cơ sở nên hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay. Công tác quản lý ĐV còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ, tình trạng đoàn viên bỏ sinh hoạt còn nhiều.

Sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp bộ Đoàn chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên, sâu sát; Đội ngũ cán bộ Đoàn có kỹ năng, nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn, có khả năng tham mưu triển khai công tác giáo dục còn thiếu, chất lượng không đồng đều. Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác

68

tuyên giáo ở nhiều cơ sở Đoàn còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác. Bên cạnh đó, tác phong lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ đoàn còn thiếu sâu sát, vẫn còn một bộ phận đảng viên trẻ chưa phát huy được vai trò xung kích, gương mẫu đi đầu, chưa chịu khó tìm tòi những mô hình mới đề vận dụng vào địa phương mình.

- Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận trong thanh niên chưa kịp thời, còn nhiều yếu kém, thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chủ động, dự báo tình hình có lúc chưa tốt; còn bị động khi giải quyết những vấn đề nhạy cảm về tư tưởng.

- Việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng tuy diễn ra sôi nổi, đều khắp nhưng có những nơi còn mang tính hình thức, các hoạt động “Tháng Thanh niên”, chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè”… chưa có sự đổi mới, hình thức hoạt động còn bó hẹp, đơn điệu và thiếu tính sáng tạo, thiếu hiệu quả nên nảy sinh những dư luận không tốt, gây tác dụng ngược đối với công tác giáo dục của Đoàn. Các cấp bộ Đoàn đã làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng nhưng còn lúng túng trong việc nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến, chưa thực sự tạo ra những trào lưu mới, tích cực trong thanh thiếu nhi toàn tỉnh.

- Việc phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn, các phương tiện truyền thông hiện đại vào công tác giáo dục chưa hiệu quả; các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền còn thiếu, chưa sinh động, hấp dẫn. Các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, điện ảnh… sáng tác và phổ biến nhiều công trình, tác phẩm, ấn phẩm có giá trị giáo dục, tuyên truyền cho thanh thiếu niên còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. Chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng những thiết chế văn hóa để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho thanh thiếu niên. Công tác siết chặt quản lý với những ấn phẩm, trang mạng, game online có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến thanh thiếu niên còn rất khó khăn, hạn chế.

69

- Chưa phát huy hết các điều kiện, nguồn lực, thiết chế văn hóa phục vụ cho công tác giáo dục. Một số nơi cấp uỷ Đảng và chính quyền vẫn còn thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác thanh niên, vẫn còn biểu hiện thái độ khóan trắng hoạt động của đoàn cho tổ chức Đoàn, thiếu kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đoàn và chưa làm tốt công tác giáo dục lập trường tư tưởng đối với cán bộ đoàn không chuyên trách cấp phường, xã, khu phố, thôn xóm. Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh niên và hoạt động đoàn thanh niên các cấp nhất là cấp cơ sở, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác thanh niên. Nhiều địa phương còn thiếu nhà văn hóa, không có điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi… Vai trò tham mưu, đề xuất của tổ chức đoàn với cấp ủy nhất là ở cơ sở còn yếu, chưa chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể để giải quyết những vấn đề mới đặt ra cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên cũng như nhu cầu nguyện vọng của thanh niên tại địa phương.

- Việc phổ biến các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, của Đoàn cấp trên đến các đối tượng thanh thiếu nhi tại một số thời điểm thiếu kịp thời. Một số thanh niên ý thức chính trị còn yếu. Tình hình tội phạm, bạo lực học đường và tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông trong thanh niên có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp nhưng tổ chức Đoàn, Hội, Đội còn thiếu các giải pháp hữu hiệu để cùng xã hội ngăn chặn và đẩy lùi. Thanh thiếu niên hiện nay đã và đang chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như: Sự tác động ngày càng mạnh mẽ của thông tin truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều thông tin độc hại, ảnh hưởng và gây tác động xấu đến công tác giáo dục thanh niên; những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; một số gia đình, cha mẹ còn thiếu kiến thức, phương pháp giáo dục, sự quan tâm chăm sóc, quản lý con em…

70

2.2.3.2. Nguyên nhân

Để những hạn chế, tồn tại đó diễn ra, có những nguyên nhân chủ yếu sau:

a. Nguyên nhân khách quan:

- Mặt trái của cơ chế thị trường, suy thóai kinh tế toàn cầu, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch tác động không nhỏ đến thanh niên và công tác tập hợp, giáo dục thanh thiếu nhi.

- Cấp uỷ Đảng, chính quyền một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm, tập trung tháo gỡ những vấn đề bức xúc của thanh niên như: chế độ chính sách, việc làm, đào tạo nghề, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa phục vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí của thanh thiếu nhi.

- Hệ thống nhà trường còn thiếu những điều kiện, nguồn lực đảm bảo cho học sinh học tập, vui chơi giải trí; một số gia đình, cha mẹ còn thiếu kiến thức, phương pháp giáo dục, sự quan tâm chăm sóc, quản lý con em.

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Tổ chức Đoàn nhiều nơi chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, vẫn còn biểu hiện bệnh thành tích, hình thức trong chỉ đạo và tổ chức phong trào dẫn tới việc chưa đầu tư suy nghĩ và sáng tạo những mô hình mới, phù hợp với thanh thiếu nhi và điều kiện của địa phương, cơ sở.

- Công tác tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền về công tác thanh niên ở một số cơ sở Đoàn thiếu chủ động và quyết liệt. Tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sự suy thóai về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên;

- Sự phối hợp của tổ chức Đoàn với các tổ chức xã hội khác có nhiều thời điểm chưa đồng bộ. Vai trò tham mưu, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Tỉnh đoàn trên một số lĩnh vực, có lúc, có nơi còn thiếu tập trung. Một số đồng chí Ủy viên Ban chấp hành chưa phát huy hết vai trò, trách

71

nhiệm trong công tác tham mưu, công tác chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp bộ Đoàn nhất là cấp tỉnh, huyện chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên, sâu sát.

- Năng lực một số đồng chí cán bộ Đoàn chưa theo kịp xu thế phát triển nhanh chóng của tình hình thanh niên, tính nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, có kỹ năng, nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn, có khả năng tham mưu triển khai công tác giáo dục còn thiếu, chất lượng không đồng đều. Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác tuyên giáo ở nhiều cơ sở Đoàn còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác. Một số Đảng viên trẻ tự bằng lòng với chính mình, chưa có nhiều đóng góp cho tổ chức Đoàn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương 2, luận văn đi sâu vào thực tiễn từ tỉnh Hà Tĩnh bao gồm: đặc điểm tự nhiên, con người Hà Tĩnh, thực trạng tổ chức, hoạt động công tác Đoàn và phong trào TTN tỉnh Hà Tĩnh và những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của công tác giáo dục, chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời gian qua.

72

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƢ TƢỞNG

CHO THANH THIẾU NIÊN

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên từ thực tiễn tỉnh hà tĩnh (Trang 74 - 79)