Tình hình GDMT trên thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 27 - 32)

8. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

1.2.1.Tình hình GDMT trên thế giới

BVMT chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Con người không còn cách nào khác, muốn tồn tại thì phải giữ gìn và BVMT của mình đang sống.

Trong một thế kỷ qua (thế kỷ XX), sự nghiệp giáo dục BVMT đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, nó đã nhận được sự ủng hộ và hợp tác của các tổ chức quốc tế (Chính phủ và phi Chính phủ). Điều này được phản ánh không chỉ qua các thông điệp, hiệp định và công ước quốc tế, mà còn bằng cả những hành động thực tiễn [1; 4; 12].

Cách đây gần nửa thế kỉ (năm 1972), Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị cấp cao đầu tiên với sự có mặt của gần 200 nguyên thủ quốc gia tại Stockholm (Thụy Điển) để thảo luận về vấn đề “Môi trường và con người”.

Hội nghị đã nhất trí nhận định việc BVTN và MT là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu (bên cạnh nhiệm vụ chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình) vào ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm, đã đi vào lịch sử như là một ngày hội lớn của nhân loại trên thế giới nhằm mục đích nhắc nhở mọi người, mọi tầng lớp xã hội bằng mọi hành động thiết thực của mình, hãy góp sức tích cực vào việc ngăn chặn sự suy thoái và hủy diệt môi trường. Đặc biệt, hiện nay MT đang còn trong nguy cơ bị thoái hóa nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống còn và hạnh phúc của các thế hệ đang sống hiện nay và mai sau. Do vậy, GDMT và phát triển bền vững lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, Liên Xô (cũ) đã đưa vào dạy thử nghiệm giáo trình BVMT và đến năm 1970 nó đã được áp dụng đại trà ở các trường sư phạm.

Ở Mỹ, GDMT với tổ chức “Liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã” (NWF), người ta đã cho giảng dạy 33 bài giảng về MT có thể ứng dụng ngay vào thực tế (dự án CLASS).

Còn ở Cộng hòa Pháp, Bộ giáo dục Pháp đặc biệt quan tâm và kết hợp với các tổ chức quốc tế, các hội đoàn, các cấp chính quyền, các vườn quốc gia để đưa “Chương trình hành động giáo dục môi trường” (PAE) vào các trường tiểu học và trung học phổ thông. Ngoài việc mở rộng kiến thức MT, tăng số tiết giảng về MT và BVMT ở trong lớp học, họ còn tổ chức các hoạt động ngoài

lớp học như tổ chức các cuộc dã ngoại, tham quan, các cuộc thi tìm hiểu về MT và BVMT.

Ở Philipin, từ năm 1974, Bộ Giáo dục và Văn hóa đã quyết định đưa chương trình GDMT vào dạy ở bậc tiểu học.

Còn Australia đã thành lập dự án về GDMT và đã tổ chức tiến hành bồi dưỡng GDMT cho đội ngũ GV theo định kì tại các trung tâm giáo dục.

Ở Ấn Độ, 3 nguyên tắc chỉ đạo nội dung chương trình GDMT là: Giáo dục về MT, giáo dục vì MT và giáo dục qua MT. Ngay ở cấp tiểu học đã có sách giáo khoa riêng về GDMT (chiếm 20% quỹ thời gian). Từ lớp 6 đến lớp 8, các nội dung GDMT được lồng ghép vào các môn học nhưng tập trung vào các vấn đề: Con người rất cần thực vật và động vật để sống, sự cân bằng trong tự nhiên, vấn đề dân số, vấn đề ô nhiễm. Ở lớp 11, 12, học sinh được trang bị những nội dung khái quát hơn như: hệ sinh thái, sinh quyển, khủng hoảng sinh thái, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, những cố gắng trong nước và trên thế giới về BVTNTN.

Ở Việt Nam, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đã có nhiều chương trình, dự án, công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm và tác giả đã quan tâm đến vấn đề GDMT và phát triển bền vững trong nhà trường. Chẳng hạn như:

Vấn đề GDMT trong nhà trường phổ thông Việt nam đã được chính thức đề cập đến từ năm 1981, năm bắt đầu cải cách giáo dục phổ thông. Với sự tham gia của Viện khoa học Giáo dục và các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, việc nghiên cứu được tiến hành và đã đưa ra những phương hướng chung là: Nội dung GDMT trong trường phổ thông được thực hiện thông qua các môn học có nhiều thuận lợi như: tìm hiểu tự nhiên xã hội (ở tiểu học), địa lý, sinh học, giáo dục công dân (ở trung học cơ sở và trung học phổ thông).

Năm 1986, tài liệu về GDMT trong nhà trường phổ thông được biên soạn dùng làm tài liệu tham khảo cho các trường phổ thông ở mức độ định hướng

cho một số môn học có nhiều ưu thế và cung cấp một số khái niệm chung về môi trường. Tháng 9 năm 1996, Hội nghị GDMT toàn quốc cũng đã khẳng định lại vai trò của GDMT trong nhà trường và vẫn coi hình thức GDMT thông qua các môn học là hình thức phổ biến mang lại hiệu quả trong giáo dục. Hội nghị đã đề ra 8 nhiệm vụ cho các bậc học phổ thông đó là:

- Xây dựng lại mục tiêu cụ thể và khung nội dung chương trình GDMT cho toàn ngành học phổ thông.

- Xây dựng ma trận GDMT cho các bộ môn xuyên suốt 12 lớp phổ thông. - Xây dựng chương trình chi tiết GDMT cho cấp học phổ thông cả chính quy và không chính quy.

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo dạy học GDMT. - Biên soạn chương trình và nội dung hoạt động ngoại khóa về GDMT. - Xây dựng các cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cần thiết cho GDMT trên cơ sở khai thác triệt để các phương tiện dạy học đã có và bổ sung tối ưu. Ưu tiên cho thí nghiệm sinh thái MT và các trạm nghiên cứu tự nhiên.

- Xây dựng quy trình phối hợp với gia đình, cộng đồng, các tổ chức đoàn thể nhất là thanh niên, phụ nữ, hội nông dân, hội khoa học kĩ thuật, tổ chức phi chính phủ ở địa phương để xây dựng nội dung phần mềm trong chương trình GDMT và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, thực hành nghiên cứu.

- Xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm có trình độ GDMT có hiệu quả ở phổ thông. GDMT phải được coi là một nội dung chính thống trong giáo dục phổ thông, và việc GDMT cũng phải được nhận thức một cách đầy đủ hơn như một hệ thống khoa học từ mục đích, nội dung, đến hệ thống truyền đạt và các quá trình kiểm tra đánh giá. GDMT thực sự trở thành một nhiệm vụ chiến lược, cần thiết không chỉ trong trường học mà là toàn xã hội.

Gần đây, có nhiều phương pháp đưa GDMT vào các chương trình, các môn học như: phương pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo, GDMT qua môn tìm hiểu

tự nhiên xã hội, môn sức khỏe ở tiểu học, GDMT qua hoạt động ngoại khóa của HS tiểu học, GDMT qua môn địa lý, sinh học ở bậc trung học cơ sở… Đặc biệt, năm 1997- 1998, Bộ Giáo dục - Đào tạo và chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc - UNDF đã nghiên cứu dự án VIE 95/041 về GDMT dành cho những người đào tạo GV đã đưa ra quan điểm của Việt Nam về GDMT hiện nay là:

- Giáo dục vì MT có ý nghĩa sống còn với tương lai của đất nước.

- GDMT được hòa nhập vào chương trình học chung (bởi tất cả các môn học đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức về thế giới và sử dụng thế giới của mình).

- GDMT chỉ định hướng lại chương trình hiện có, chứ không phải đòi hỏi thêm thời gian trong chương trình.

- GDMT là một quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động thực tiễn. Về cách làm, đề tài dự án cũng chỉ ra nên theo xu hướng lấy người học làm trung tâm, bằng cách tổ chức các hoạt động thực tiễn để tạo cơ hội cho người học bộc lộ thái độ và hành vi. Đề tài dự án đã đưa ra mục tiêu và các phương pháp giáo dục rất cụ thể về việc tổ chức các hoạt động GDMT trong nhà trường phổ thông cho tất cả các môn rất bổ ích. Đó là những cơ sở pháp lí rất quan trọng, cho thấy Nhà nước rất quan tâm tới nhiệm vụ GDMT, đặc biệt là GDMT cho các thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước.

Những việc làm tương tự như trên còn thấy ở rất nhiều các nước khác như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v.

Từ những ví dụ đơn cử trên đây chúng ta có thể nhận thấy rằng GDMT cho HS trong nhà trường ở các nước đã đạt hiệu quả tương đối cao. Kinh nghiệm ở các nước này đã cho thấy công tác GDMT trong nhà trường đã được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, có sự đầu tư nhất định và được tiến hành cả trong chương trình học tập nội khóa và ngoại khóa. Chúng tôi coi đây cũng là những bài học kinh nghiệm quý giá về GDMT cho HS trong hệ thống nhà trường phổ thông ở CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 27 - 32)