Đánh giá hiệu quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 56)

8. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

3.3.2.Đánh giá hiệu quả thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả thực nghiệm sư phạm (có tác động và không có tác động của yếu tố thực nghiệm), chúng tôi đã tiến hành so sánh kết quả kiểm tra TTN (Trước thực nghiệm) và STN (Sau thực nghiệm).

- Phân chia các giai đoạn thực nghiệm:

+ Trước thực nghiệm: Giai đoạn này chưa có tác động của yếu tố thực nghiệm – chưa tổ chức các hoạt động ngoài lớp học cho HS. Thực hiện vào tháng 9 năm 2014.

+ Sau thực nghiệm: Giai đoạn này đã có tác động của yếu tố thực nghiệm – đã tổ chức các hoạt động ngoài lớp học cho HS. Thực hiện vào tháng 3 năm 2015.

- Lập đề kiểm tra thực nghiệm: Chúng tôi sử dụng cùng một đề cho cả 2 giai đoạn TTN và STN với nội dung như sau:

+ Câu 1. Hãy nêu tóm tắt: Môi trường là gì ? Thành phần và những chức năng cơ bản của môi trường.

+ Câu 2. Hãy nêu lí do cơ bản vì sao phải bảo vệ môi trường ? + Câu 3. Hãy giải thích khái niệm“GDMT” là gì ?

+ Câu 4. Hãy nêu những mục tiêu cơ bản về GDMT. + Câu 5. Hãy nêu những hình thức cơ bản về GDMT.

+ Câu 6. Hãy nêu những nét khái quát về hiện trạng môi trường ở địa phương em.

+ Câu 7. Hãy giải thích tóm tắt lí do vì sao phải BVMT địa phương ?

+ Câu 8. Hãy nêu và phân tích ngắn gọn những nguyên nhân gây tổn hại môi trường ở địa phương em.

+ Câu 9. Hãy nêu và phân tích những hoạt động BVMT ở địa phương em. + Câu 10. Hãy nêu trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp BVMT ở địa phương em.

- Hình thức kiểm tra thực nghiệm: trắc nghiệm tự luận - Thời gian làm bài: 180 phút

- Thang điểm đánh giá kết quả thực nghiệm: chấm theo thang điểm 10. - Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phần mềm M. Excel 5.0 [14;19].

3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm trƣớc thực nghệm (TTN) và Sau thực nghiệm (STN)

3.4.1. Phân tích định lượng

- Lập bảng phân phối thực nghiệm theo tần số (Bảng 3.1 và Bảng 3.2).

Bảng 3.1. Tần số điểm bài kiểm tra

P.án n 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X

STN 528 0 4 24 32 48 60 76 112 96 60 16 6,34 TTN 536 0 4 68 84 100 104 68 44 32 28 4 4,81

Số liệu trong Bảng 3.1 cho thấy giá trị trung bình điểm kiểm tra STN cao hơn so với TTN.

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm (%)

P.án n 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

STN 528 0,0 0,76 4,55 6,06 9,09 11,36 14,39 21,21 18,18 11,36 3,03

TTN 536 0,0 0,75 12,69 15,67 18,66 19,40 12,69 8,21 5,97 5,22 0,75

Từ số liệu Bảng 3.2, sử dụng phần mềm Excel, chúng tôi vẽ được biểu đồ tần suất điểm thu được (Hình 3.1) dưới đây:

Trong đó: STN: ; TTN:

Từ Hình 3.1, chúng tôi nhận thấy giá trị MOD của STN là 7; TTN là 5. Từ giá trị MOD trở xuống, tần suất điểm của TTN cao hơn so với STN. Ngược lại từ giá trị MOD trở lên tần suất điểm số của STN cao hơn tần suất điểm của TTN. Điều đó chứng tỏ kết quả kiểm tra STN cao hơn TTN.

Từ số liệu Bảng 3.2, dùng Excel lập bảng tần suất hội tụ tiến (Bảng 3.3) để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.

Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ tiến (f%)

P.án n 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

STN 528 100 100 99,24 94,70 88,64 79,55 68,18 53,79 32,58 14,39 3,03

TTN 536 100 100 99,25 86,57 70,90 52,24 32,84 20,15 11,94 5,97 0,75 Trên cơ sở Bảng 3.3, chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra (Hình 3.2) dưới đây:

Trong đó: STN: ; TTN:

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến

Từ Hình 3., chúng tôi thấy đường hội tụ tiến tần suất điểm của STN nằm phía bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của TTN. Như vậy, kết quả điểm số bài kiểm tra STN cao hơn so với TTN.

Tính các giá trị đặc trưng của mẫu (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. ểm tra TTN và STN

STN TTN

Mean (Giá trị trung bình) 6,374046 4,827068

Standard Error (sai số mẫu) 0,178838 0,174571

Median (Trung vị) 7 5

Mode (Yếu vị) 7 5

Standard Deviation (Độ lệch tiêu chuẩn) 2,046896 2,013256

Sample Variance (Phương sai mẫu) 4,189783 4,053201

Kurtosis (Độ nhọn của đỉnh) -0,44887 -0,45904

Skewness (Độ nghiêng) -0,46367 0,455498

Range (Khoảng biến thiên) 9 9

Minimum (Tối thiểu) 1 1

Maximum (Tối đa) 10 10

Sum (Tổng) 3350 2576

Count (Số lượng mẫu) 528 536

Confidence Level(95,0%) (Độ chính xác) 0,35381 0,34532

Nhằm tiếp tục kiểm tra tính đúng đắn kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi đã tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra STN và TTN bằng giả thuyết Ho và giả thuyết H1.

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra giả thuyết H0 z-Test: Two Sample for Means

(Kiểm định Xcủa hai mẫu)

Variable 1 (TTN)

Variable 2 (STN)

Mean (XSTN và XTTN) 4,80597 6,340909091

Known Variance (Phương sai mẫu đã biết) 4,08 4,3 Observations (Số quan sát hay kích thước mẫu) 536 528 Hypothesized Mean Difference (Giả thuyết H0 về

sự chênh lệch giữa hai trung bình tổng thể) 0

z (Trị số z = U hay Tiêu chuẩn kiểm định) -6,1142 P(Z<=z) one-tail (Xác suất 1 chiều của trị số z) 4,9E-10 z Critical one-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05) 1,64485 P(Z<=z) two-tail (Xác suất 2 chiều của trị số z) 9,7E-10 z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn XS 0,05

hai chiều) 1,95996

Phân tích bảng số liệu Bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy X STN>X TTN

(X STN = 6,34; X TTN = 4,81). Trị số tuyệt đối của trị số U = 6,11 lớn hơn 1,96 (trị số z tiêu chuẩn) suy ra giả thuyết Ho bị bác bỏ, với xác suất (P) là 1,64 > 0,05. Như vậy sự khác biệt của X STN và X TTN có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%. Những điều phân tích trên chứng tỏ công tác ngoài lớp học đã mang lại kết quả giáo dục và giáo dưỡng tốt và kết quả này có ý nghĩa (td > t ).

3.4.2. Kết quả phân tích định tính

Kết quả cao hơn và với độ tin cậy cao hơn ở STN không chỉ thể hiện bằng những con số cụ thể như phần phân tích định lượng trên đây, mà còn được sáng tỏ thêm bằng sự phân tích chất lượng trả lời nội dung câu hỏi kiểm tra dưới đây của HS tham gia TTN & STN:

* Chất lượng trả lời các câu hỏi của HS ở giai đoạn kiểm tra TTN:

- HS mới chỉ kể được một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp khắc phục.

- HS chưa nêu được khái niệm Môi trường là gì ? Thành phần và những chức năng cơ bản của môi trường.(câu 1); khái niệm GDMT là gì ? (câu 3); Mục tiêu GDMT ?(câu 4); các hình thức GDMT ?(câu 5); đăc biệt không giải thích được vì sao phải GDMT địa phương? (câu 7).

* Chất lượng trả lời các câu hỏi của HS ở giai đoạn kiểm tra STN:

- HS đã kể được một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp khắc phục.

- HS đã nêu được khái niệm Môi trường là gì ? Thành phần và những chức năng cơ bản của môi trường.(câu 1); khái niệm GDMT là gì ? (câu 3); Mục tiêu GDMT ?(câu 4); Thống kê được nhiều hình thức GDMT ?(câu 5); Đăc biệt, HS đã giải thích được vì sao phải GDMT địa phương? (câu 7).

Những phân tích trên đây của chúng tôi đã chứng tỏ rằng giả thuyết của đề tài đề ra là đúng.

Kết luận chƣơng 3

- Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 3 trường THPT:

+ Trường THPT SA LA KHAM: Số lượng HS: 314 + Trường THPT BO Ố : Số lượng HS: 105

+ Trường THPT SY THÁN: Số lượng HS: 135

Tổng số 03 trường; Số lượng HS: 554 (Trong quá trình thưc nghiệm chỉ có 536 HS tham gia kiểm tra TTN và 528 HS tham gia kiểm tra STN).

- Với các kết quả thu được và các số liệu được xử lý, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định rằng:

+ Những nội dung lựa chọn tổ chức ngoài lớp học về GDMT địa phương đã được xây dựng trong luận án là khả thi, hiệu quả và có thể áp dụng được trong thực tiễn giáo dục ở trường phổ thong theo định hướng góp phần nâng cao chất lượng GDMT cho HS.

+ Các hoạt động ngoài lớp học đã góp phần khắc phục được những nhược điểm của những mô hình đào tạo truyền thống. Trong quá trình thực hiện hoạt động ngoài lớp học, HS có khả năng làm việc tự lực, năng động và sáng tạo. Hoạt động ngoài lớp học đã giúp HS nâng cao hứng thú, tính tự lực và phát triển khả năng cộng tác trong làm việc.

+ Hoạt động ngoài lớp học giúp SV làm quen với việc giải quyết một số vấn đề phức hợp trong mối liên hệ với các lĩnh vực liên quan. Trong hoạt động ngoài lớp học, HS giải quyết các nhiệm vụ học tập với tính độc lập cao, có tính sáng tạo, nhờ vậy khuyến khích phát triển năng khiếu và hứng thú riêng của người học.

+ Quá trình thực nghiệm sư phạm và các kết quả thu được về mặt định tính, định lượng cho thấy đã đạt được mục đích thực nghiệm, tính khả thi và hiệu quả của việc tổ chức hoạt động ngoài lớp học cho HS được khẳng định.

Tóm lại, hoạt động ngoài lớp học giúp HS nâng cao hứng thú, tính tự lực và tinh thần cộng tác làm việc. HS có khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tính phức hợp với tính độc lập cao, có tính sáng tạo, mà nếu chỉ áp dụng hình thức giáo dục thong qua các bài học trên lớp học truyền thống sẽ khó đạt được hiệu quả. Khi thực hiện các hoạt động ngoài lớp học theo đúng quy trình, HS có hứng thú cao vì được thực hiện nhiệm vụ phức hợp, tự lực giải quyết một vấn đề có kết hợp lý thuyết với thực tiễn và gắn với thực tiễn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

GDMT mang tính toàn cầu, là sự nghiệp của toàn dân, vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ chung của tất cả mọi công dân, không phân biệt: giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp, độ tuổi và giới tính. Nhà trường là một bộ phận cấu trúc hết sức đặc biệt và không thể tách rời riêng biệt với xã hội. Bởi vậy, xã hội hóa các công việc, trong đó có GDMT là điều tất yếu cần phải thực hiện.

GDMT qua các hoạt động ngoài lớp học là một trong các hoạt động đặc thù của nhà trường mang tính xã hội hóa cao. Thông qua hoạt động mang tính xã hội hóa cao này sẽ có tác động rất lớn đến nhận thức, tình cảm thái độ cư xử đúng mực đối với MT ở HS trường phổ thông các cấp.

Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của HS đối với môi trường địa phương là nhiệm vụ hết sức thiết thực và cần thiết. Đề tài luận văn của chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề cụ thể như sau:

- Khái quát cơ sở lí luận và thực tiễn về GDMT ở trên thế giới và ở CHDCND Lào.

- Làm rõ khái niệm, bản chất của hoạt động ngoài lớp học, phân biệt với hoạt động ngoài giờ học.

- Nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động ngoài lớp học, trên cơ sở đó lựa chọn những hình thức tổ chức phù hợp với GDMT cho HS THPT ở địa phương huyện Hạt Xay Thoong thuộc thủ đô Viêng Chăn.

- Thiết kế được 5 hoạt động ngoài lớp học về GDMT địa phương với quy trình tiến hành chặt chẽ.

- Tổ chức thực nghiệm - Xử lí kết quả thực nghiệm.

2. Đề nghị

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu thực nghiệm sư phạm trên quy mô rộng hơn để khẳng định thêm tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

- Tiếp tục nghiên cứu và triển khai áp dụng những loại hình hoạt động ngoài lớp học khác nhằm tăng thêm vai trò của công tác này trong sự nghiệp thực hiện GDMT nói chung và GDMT địa phương tương xứng với tầm quan trọng của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Lào:

2. Tiếng Việt

11. Lê Huy Bá, (2004), Môi trường, NXB ĐHQG TP. HCM.

12. Bộ TN & MT (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam.

13. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học mở, Bộ GD & ĐT, Hà Nội.

14. Nguyễn Phúc Chỉnh (2007), Ứng dụng Tin học Trong NCKHGD và DHSH. NXB GD.

15. Dự án GDMT VIE/98/081(2002), Môi trường và giáo dục môi trường, Hà Nội. 16. Dương Văn Định (2013), Nâng cao nhận thức GDMT địa phương cho

HSTHPT qua các hoạt động ngoài lớp học. (Luận văn ThS GDH) ĐHSP - ĐH Thái Nguyên.

17. Nguyễn Văn Hồng (1992), Phương pháp luận tổ chức các hoạt động ngoài lớp học về BVMT cho học sinh THCS Việt Nam, LATS GDH, Leningrat. 18. Nguyễn Văn Hồng (CB), Lê Ngọc Công (2012), Môi trường, con người và

phát triển bền vững, NXB KH&KT, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Hồng (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXBKH&KT, Hà Nội.

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VẺ ĐẸP CỦA CON NGƢỜI, VĂN HÓA VÀ MÔI TRƢỜNG

PHỤ LỤC 2

GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI GÂY TỔN HẠI MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN CỦA CHDCND LÀO;

PHỤ LỤC 3

GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG VÌ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 56)