Tổ chức điều tra tìm hiểu chất lượng nước uống cho học sinh trong trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 47 - 49)

8. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

2.2.2. Tổ chức điều tra tìm hiểu chất lượng nước uống cho học sinh trong trường

trường học

1/ Mục tiêu

- Tìm hiểu các loại nước uống đang dùng cho học sinh ở một số trường học. - Tìm hiểu nguồn gốc các loại nước uống đang sử dụng ở một số trường học. - Liệt kê các nguồn có thể gây ô nhiễm tới nguồn nước.

- Lập ra kế hoạch hành động để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước khu vực xung quanh trường học.

2/ Thời gian: 60 phút 3/ Chuẩn bị

- Giáo viên: chuẩn bị phiếu điều tra với các nội dung sau:

Phiếu điều tra số 1: Đánh dấu vào các loại nước uống mà em đã từng sử dụng hoặc được dùng trong trường học.

STT Loại nƣớc uống sử dụng Dùng thƣờng xuyên Ít sử dụng Chƣa sử dụng bao giờ 1 Nước mưa 2 Nước giếng

3 Nước đun sôi để nguội 4 Nước uống tinh khiết 5 Nước chè

6 Cà phê

Phiếu điều tra số 2: Nêu đặc điểm các loại nước uống mà em biết.

STT Loại nƣớc Màu sắc Mùi vị Nguồn gốc Thành phần

Có nên sử dụng không

Có Không

1 Nước mưa 2 Nước giếng

3 Nước đun sôi để nguội 4 Nước uống tinh khiết 5 Nước chè

6 Cà phê

7 Nước có ga ( Coca...)

- HS: Sưu tầm tài liệu về thành phần của một số loại nước, chuẩn nước uống đảm bảo vệ sinh an toàn.

4/ Các bước tiến hành

Bước 1:Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu điều tra số 1. Sau đó GV hướng dẫn các em làm việc với phiếu số 1 trong vòng 5 phút.

Bước 2: Yêu cầu HS mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình và ghi các kết quả đó lên bảng để thấy được các loại nước uống thường được sử dụng trong đời sống nói chung và trong trường học nói riêng.

Bước 3: Các nhóm HS làm việc với phiếu điều tra số 2 trong vòng 15 phút. Sau đó GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận và GV ghi các kết quả đó lên bảng.

Bước 4: Hướng dẫn các nhóm thảo luận, bổ sung cho nhau về kết quả thu được và cho biết tại sao lại đồng ý sử dụng nước này mà không đồng ý sử dụng loại nước kia (các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút và ghi kết quả ra giấy).

Bước 5: Từng nhóm HS trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng kết về các loại nước an toàn hợp vệ sinh và không an toàn.

Bước 6: HS thảo luận về tác hại của nước không đảm bảo an toàn vệ sinh. GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước không đảm bảo an toàn vệ sinh (khoảng 5 phút), sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét, bổ sung.

Bước 7:HS nhận xét về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở khu vực xung quanh trường học.

Bước 8: Thảo luận về các giải pháp để giảm thiểu mức độ ô nhiễm nước xung quanh trường học cũng như ở khu dân cư (5 phút)

Bước 9:GV cùng HS Tổng kết của buổi thảo luận theo nội dung bảng dưới đây:

- Nếu đồng ý thì đánh dấu “X” vào cột “Nên sử dụng”.

- Nếu không thì nêu rõ lý do, hậu quả khi sử dụng loại nước đó)

STT Loại nƣớc uống Nên sử dụng Không nên sử dụng Cách hạn chế ô nhiễm nƣớc

Lý do Hậu quả (nếu

sử dụng)

1 2 ....

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)