8. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
1.3.3. Đánh giá hiện trạng thực hiện GDMT địa phương qua các hoạt động ngoà
ngoài lớp học ở một số trường THPT huyện Hạt Xay Thoong thuộc thủ đô Viêng Chăn
1.3.3.1. Vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên của huyện Hạt Xay Thoong
1/ Vị trí địa lý
Huyện Hạt Xay Thoong là một huyện trung du của thử đô Viêng Chăn. Huyện Hạt Xay thoong nằm ở phía tây của thủ đô Viêng Chăn, trung tâm huyện cách thủ đô Viêng Chăn 12 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14503 ha.Dân số năm 2014 là 1768 người, mật độ dân số là 75 người/1km2.
Phía bắc huyện Hạt Xay Thoong giáp huyện Sy Yat Ta Nark; phía tây giáp với huyện Xay Tha Ny và huyện Pac Ngựm. Phía đông và nam giáp tỉnh Nong Khai và Muk Da Han của nước Thái Lan. Nhiệt độ khu vực này khác nhau theo mùa: mùa hè (33 - 37°C) và mùa mưa (27 -30°C).
Địa hình của huyện Hạt Xay Thoong thuộc nhóm địa hình đồng bằng và nhóm địa hình gò đồi. Kiểu địa hình gò đồi có nhiều cây cao (có thể cao đến 20m) và phân bố dọc theo khu vực sông MeKong. Nhóm địa hình đồng bằng của huyện Hạt Xay Thong thuộc kiểu đồng bằng thấp trung bình. Trước đây, phần lớn diện tích đất đều có cây thấp, có rừng tự nhiên che phủ. Hiện nay, lớp
phủ rừng tự nhiên này đã và đang bị suy giảm, nhiều nơi do khai thác nên đã suy giảm nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ phía Đông - Bắc xuống Đông - Nam, với độ dốc 0,40
và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước sông MeKong là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Bạn Lom, xã Sy than Tay. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Ở đây có nhiều đồi thấp cũng là một lợi thế của huyện Hạt Xay Thoong, đặc biệt là tiềm năng cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.v.v.
Huyện Hạt Xay Thoong có 8 đơn vị hành chính, bao gồm: xã Sa La Kham, Bò Ố, Bạn Lom, Sy Than, Tha Muông, Tha Đưa, Tha Pha và Mac Nao.
Các xã của huyện được chia làm 4 vùng. Vùng 1 là xã Sa La Kham có: bạn (làng) Sa La Kham, Nong Vanh, Som Sa Nook, Đong Phon Lau, Luk 8, Nong Lay, Đong Kham Lang, Nong Leo, Na Hay, Đông Pho Sy là vùng có nhiều công ty lớn nhất của thủ đô Viêng Chăn. Vùng 2 gồm thị trấn Hạt Xay Thoong và xã Tha Đưa có thể nhin thấy nước Thái Lan dễ dàng, bao gồm: bạn Tha Đưa, Nôn Ky Lếch, Na Ngam, Na Dy, Si Vi Xay, Phon Xay, Phon Thong, Tha Na Lang, Nong Phong, Xiêng Khun vùng này là vùng có tiềm năng phát triển ngành du lịch và nghỉ mát. Vùng 3 là vùng Bạn Lom, gồm: Bạn Lom, Pho Sy, Pho Ngân, Pa Phang, Na Tham, Na Kham, Khoc Xai, Hat Kan Ya, Hat Doc Keo, Thin Phai, Hat Xay Fong, Sy Than Tay, vùng bạn này là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp rộng nhất trong thủ đô. Vùng 4 là vùng bạn Bo Ố , gồm có bạn Kang, Tha Na, Phao, Phon Sa Vanh, Chom Phet, Chi Nai Mo. Đây là vùng có lợi thế phát triển ngành dẹt và nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện Hạt Xay Thoong có Quốc lộ 13 chạy qua đường Quốc lộ 450 dài khoảng 17 km, nối liền huyện với các tỉnh Bỏ ly kham xay ( huyện Pac Ngựm khu vực có công ty sản xuất xi măng và sắt). Ngoài ra còn có khoảng 35 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện. Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu
trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 450 đi phía nam đến Tha Bộc và có thể đi lên phía Bắc. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 12 m. Đây là tuyến đường nối liền tỉnh Xiêng Khoảng (Xiêng khoảng là phía bắc của nước CHDCND Lào) với Tha Bộc của huyện Hạt Xay Thoong. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 183 km, rộng 6 m, nối đường Quộc lộ số 13 nam thành phổ Bỏ ly kham xay – Xiêng Khoảng với Hạt Xay Thoong của thủ đô Viêng Chăn, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Pac Ngựm, đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Viêng Chăn và sân bay Vắt Tay, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Hạt Xay thoong đón đầu xu hướng giãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Viêng Chăn, tạo điều kiện cho Hạt Xay thoong đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của thủ đô cũng như của vùng. Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề thách thức về môi trường sẽ xảy ra trong hiện tại và trong tương lai của huyện Hạt Xay Thoong. 2/ Khí hậu và thuỷ văn
Khí hậu của Hạt Xay Thoong thủ đô Viêng Chăn nói riêng, nói chung là khí hậu của CHDCND Lào là mang đặc tính như khí hậu của phía miền nam của nước Việt Nam). Khí hậu của CHDCND Lào vào mùa hè thì buổi sáng mát mẻ, buổi trưa nhiệt độ cao khoảng 30 – 38°C.
Theo số liệu của tổng cục Khí tượng - Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của thủ đô Viêng Chăn khoảng 15o
– 33oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hè nóng nhất (từ tháng 4 đến tháng 5 là 38o
C) và mùa mưa lạnh nhất (cuối tháng 11 đến tháng 1 là 15o
Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào cưối tháng 7 - 9 và thấp nhất vào tháng 4 – 5.
Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Hạt Xay Thoong thuộc thủ đô Viêng Chăn khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng, vật nuôi.
3/ Tài nguyên đất đai
Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Hạt Xay Thoong cung cấp, năm 2014 huyện Hạt Xay Thoong có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 14503 ha, trong đó có 5788 ha đất nông nghiệp (chiếm 39,9 %), trong đó đất đã khai thác sản xuất nông nghiệp 5375 ha (chiếm 37,1 %), đất lâm nghiệp 1472ha (chiếm 10,1%), đất nuôi trồng thủy sản 521 ha (chiếm 3,6 %) ; đất phi nông nghiệp 550 h a (chiếm 3,8 %) và đất chưa sử dụng 300 ha ( chiếm 2,1 %) . Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 37,1 % trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 10,1%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện.
Nhìn chung, nếu so sánh với khoảng 10 năm trước đây, hiện nay, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua đã có giảm nhiều. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng có thay đổi lớn. Diện tích đất phi nông nghiệp đã có tăng nhiều. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 0,5% diện tích đất tự nhiên. Điều đó chứng tỏ quỹ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết. Đây cũng là một trong những thách thức về môi trường của huyện.
4/ Tài nguyên khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, huyện Hạt Xay Thoong không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn. huyện Hạt Xay Thoong có nguồn cát, đá sỏi ở sông MeKong. Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các
hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong huyện. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến những thách thức về môi trường của huyện trong hiện tại và trong tương lai.
5/ Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho huyện Hạt Xay Thoong khá phong phú, chủ yếu từ nước sông MeKong và các suối, hồ đập. Sông MeKong là một sông lớn thuộc hệ thống sông của nước Lào. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s. Địa phận huyện Hạt Xay Thoong có 80 km sông MeKong chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580-610 m3/s, về mùa khô 6,3-6,5 m3
/s. Sông MeKong là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho huyện Hạt Xay Thoong phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông MeKong còn là đường giao thông thủy quan trọng như: giao thông từ Viêng Chăn đến Xay Ya Bo Ly phía Bắc của Lào. Từ Viêng Chăn đến Pác Yê phía nam hay đi Nong Khai, Tha Bo, Múc Đa Han (Thái Lan ). Nhưng trong những năm gần đây, do tình trạng khai thác cát sỏi không được qui hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.
6/ Về thiên nhiên và hệ động, thực vật
Hạt Xay Thoong là huyện có cảnh quan thiên nhiện đẹp và nổi tiếng như: Vượn Vắt Thạ Na Thăm, Câu Mít Tha Pháp của nước Lào và Thái Lan là một trong số cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng nhất trong huyện, nhà máy sản xuất bia Lào là nhà máy lớn nhất và đẹp trong nước Lào. Huyện Hạt Xay Thoong cũng có những địa danh và cảnh quan đẹp có thể phát triển du lịch sinh thái và các khu nghỉ mát. Do rừng tự nhiên không còn nên huyện Hạt Xay Thoong không còn hệ động thực vật nguyên sinh hay tự nhiên.
1.3.3.2. Những thách thức về môi trường địa phương huyện Hạt Xay Thoong ở thủ đô Viêng Chăn
Hạt Xay Thoong là một huyện thuộc khu vực thủ đô Viêng Chăn đang phải đối mặt với những thách thức cơ bản về môi trường:
- Huyện Hạt Xay Thoong nằm ở phía tây của thủ đô Viêng Chăn, trung tâm huyện cách thành phố thủ đô Viêng Chăn 12 km, cách thị xã Tha Đưa 30km. Huyện Hạt Xay Thoong giáp huyện Sy Yat Ta Nac về phía bắc; giáp thủ đô Viêng Chăn và huyện Xay Tha Ny và Pac Ngựm về phía tây. Phía đông và nam giáp Nong Khai, Muc Đa Han (Thái Lan). Đây là những nơi tập trung dân cư và khu công nghiệp, nếu như công tác quản lí môi trường không tốt sẽ trở thành nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn rất lớn thứ nhất gây tổn hại đến môi trường địa phương.
- Huyện Hạt Xay Thoong còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài khoảng 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Kênh đào chảy quan địa phận huyện từ xã Tha Đưa, qua xã Sa La Kham, Bò Ô, Bạn Lom rồi chảy về địa phận huyện Xay Tha Ny. Nguồn nước cung cấp cho huyện khá phong phú, chủ yếu là của sông Mê Kông và các hồ đập. Sông Mê Kông là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho huyện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Mê Kông còn là đường giao thông thủy quan trọng. Nhưng những năm gần đây, do tình trạng khai thác cát sỏi không được qui hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy. Đây cũng là nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn thứ hai gây tổn hại đến môi trường địa phương.
- Dân số ngày càng tăng, các khu công nghiệp và đô thị hóa ngày càng phát triển kêó theo diện tích đất canh tác nông lâm nghiệp và rừng tự nhiên ngày càng thu hep lại,v.v. là nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn thứ ba gây tổn hại đến môi trường địa phương.
- Công tác quản lí môi trường cũng còn nhiều vấn đề yếu và bất cập là nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn thứ tư gây tổn hại đến môi trường địa phương.
- Công tác giáo dục môi trường còn nhiều vấn đề yếu và bất cập là nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn thứ tư gây tổn hại đến môi trường địa phương.
1.3.3.3. Công tác GDMT địa phương – những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện GDMT địa phương cho HS
- Những mặt đạt được thể hiện chủ yếu trong công tác tuyên truyền cho HS trên các phương tiện thông tin đại chúng vào các dịp Ngày môi trường thế giới (5/6) hoặc qua những đợt hoạt động ngoại khóa có lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường.
- Các nội dung tuyên truyền chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể và nội dung cụ thể, chủ yếu mang nặng tính hình thức.
- Nội dung tuyên truyền chưa sâu, chưa cụ thể, chưa đúng từng đối tượng. Do vậy, việc nhận thức của HS chưa đầy đủ, chưa có hiểu biết và có ý thức cao về giữ gìn và BVMT, đặc biệt là môi trường HS đang sống và học tập (môi trường địa phương).
- Hình thức tổ chức còn cứng nhắc, không đa dạng, phong phú đồng thời ý thức tham gia của HS chưa cao, chưa tự giác. Hoạt động chưa gắn với môi trường địa phương.
- Chưa có tác động rõ rệt đến HS và đặc biệt là chưa có tác động đến nhân dân địa phương cùng tham gia hưởng ứng BVMT địa phương.
- Các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương chưa có nhận thức đầy đủ về tác động của môi trường đến đời sống của con người, thiếu sự quan tâm đến công tác GDMT địa phương trong nhà trường.
Kết luận chƣơng 1
- Mối quan hệ hữu cơ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa MT và con người đã được khẳng định rõ ràng trong Triết học Mac – LêNin;
- Hiện nay, MT đã trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi tất cả các Quốc gia trên thế giới cần phải đặc biệt quan tâm;
- MT tự nhiên của CHDCND Lào cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng.
- Nhằm hạn chế và đi đến ngăn chăn sự ô nhiễm MT đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội – chính trị và kinh tế, mọi lứa tuổi,v,v. phải xác định đây vừa là nghĩa vụ và vừa là trách nhiệm.
- Nhà trường có nhiều dạng hoạt động góp phần vào sự nghiệp BVMT và tổ chức các hoạt động ngoài lớp học là một trong số đó.
Chƣơng 2
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH THPT
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP HỌC
2.1. Mục tiêu GDMT địa phƣơng thông qua các hoạt động ngoài lớp học
Thông qua các hoạt động ngoài lớp học về GDMT, ngoài việc hình thành và phát triển những kĩ năng về môi trường, những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường, còn nhằm góp phần đặc biệt nâng cao nhận thức về GDMT nói chung và GDMT địa phương nói riêng ở HS. Cụ thể là về kiến thức, mỗi một HS cần nhận thức được những nội dung cơ bản thông quan thực hiện hệ thống các câu hỏi dưới đây:
Môi trường là gì ?
Các yếu tố nào cấu tạo nên môi trường ?
Vai trò chính của từng yếu tố cấu tạo nên môi trường ?
Môi trường có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người ? Tại sao lại phải BVMT ?
GDMT là gì ?
GDMT nghĩa là dạy môi trường để môi trường phục vụ con người: đúng hay sai ? Vì sao ?
Ô nhiễm môi trường là gì ?
Môi trường khu vực em đang sinh sống có bị ô nhiễm không ? Biểu hiện gì về ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống ? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em ?
Nêu những nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em ?
Nêu những nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em ? Con người có phải là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường hay không? Vì sao ?
Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả gì đối với tự nhiên và đời sống