Tình hình GDMT ở CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 32)

8. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

1.2.2. Tình hình GDMT ở CHDCND Lào

Ở CHDCND Lào, vấn đề GDMT và phát triển bền vững đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hết sức quan tâm, đặc biệt đối với ngành Giáo dục và thể thao và đã được xác định là một trong những quan điểm chỉ đạo chiến lược đối với giáo dục và thể thao ở CHDCND Lào. Một trong những nguyên tắc cơ bản để thực hiện quan điểm chiến lược quan trong nầy là phải kết hợp mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội với mục tiêu sinh thái hay kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT sinh thái bền vững. Vần đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được xác định không chỉ là vấn đề mang tính quốc gia mà còn là vấn đề toàn cầu hết sức cấp bách [5; 6; 9; 10].

Tháng 6 năm 1991, Chính phủ CHDCND Lào đã thông qua kế hoạch Quốc gia về “Môi trường và phát triển bền vững” giai đoạn 1991 – 2000 [10]. Đây là văn bản có tính chiến lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, góp phần tích cực giải quyết vấn đề suy giảm và ô nhiễm môi trường toàn cầu.

Trong Luật “Môi trường và Xã hội” của CHDCND Lào cũng đã ghi rõ: “Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành luật pháp về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, trong Luật cũng đã nhấn mạnh rằng: “Tổ chức, cá nhân hoạt động nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của CHDCND Lào phải tuân thủ theo pháp luật CHDCND Lào về bảo vệ môi trường” [6].

Hiện nay, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ mới, Bộ khoa học – Công nghệ và Môi trường CHDCND Lào cũng đã đưa ra chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2001- 2010. Báo cáo chính trị của Đảng Nhân dân cách mạng Lào khóa VIII và Công văn của Thủ tướng Chính phủ Lào đã đề cập vấn đề tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về trách nhiệm của mỗi công dân trong công bảo vệ môi trường đã nhấn mạnh những giải pháp cơ bản

đề thực hiện các mục tiêu BVMT: “Coi công tác bảo vệ môi trường của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đưa các nội dung BVMT vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân” [5; 8].

Các văn bản có tính pháp lí nói trên là cơ sơ lỷ luận rất quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề tài của chúng tôi.

Như vậy, GDMT đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Nó đòi hỏi phải tiến hành phối kết hợp và đồng bộ dù ở phạm vi quốc gia, khu vực hay quốc tế, nhờ sự nỗ lực của từng công dân trong từng quốc gia dân tộc và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

GDMT ở CHDCND Lào đã thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, vị trí của GDMT trong nhà trường cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức cả về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, việc đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) vẫn chưa tương xứng so với tầm quan trọng của nó. Công tác GDMT ở trên phạm vi quốc gia cũng như ở các địa phương của chúng ta mới chỉ là bước khởi đầu và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế ấy cũng đã được Nghị quyết Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII đề cập đến và vạch ra định hướng mới nhằm giải quyết vấn đề này và nó đã được cụ thể hóa về mặt pháp lí: Coi chính sách BVMT là quốc sách, là sự nghiệp của toàn dân [5]. Nhà trường là một bộ phận cơ bản của xã hội, nhà trường có trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao phó đó là nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ, một lực lượng hùng hậu với gần 1/4 dân số cả nước, vì thế GDMT trước hết phải được triển khai ngay trong nhà trường. Theo nghiên cứu thực trạng nhà trường về công tác GDMT, chúng tôi cho rằng bên cạnh những giải pháp mang tính chiến lược, chúng ta cần phải xây dựng

những phương pháp và biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm của nhà trường ở từng địa phương nơi trường đóng. Để làm được điều đó, khâu bồi dưỡng đội ngũ GV và các cán bộ cốt cán, các chuyên gia GDMT cần phải được triển khai một cách cấp thiết. Hình thức tổ chức GDMT cần phải được tiến hành đồng bộ dưới nhiều hình thức đa dạng kể cả trong giờ học ở trên lớp và cả các hoạt động ở ngoài lớp học, có như thế chúng ta mới thực hiện được những yêu cầu mà đã nêu trong mục tiêu GDMT.

Tóm lại, những điều phân tích trên đây đã cho phép chúng tôi đi đến một số những kết luận cơ bản sau đây:

- Môi trường là một phạm trù rất rộng lớn và phức tạp. Cho đến nay chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh nào có thể mô tả hết tính rộng lớn và phức tạp của nó. Nhưng để cho học sinh trung học phổ thông có thể tiếp cận và hiểu biết dần về MT thì chúng ta cần phải giúp cho các em nắm bắt được những khía cạnh chính, đó là: các yếu tố cấu thành của MT; vai trò và mối quan hệ tác động của các yếu tố đó; các loại MT; các vấn đề MT; ô nhiễm MT và các nguyên nhân gây ô nhiễm MT.

- Mục tiêu GDMT là tạo dựng cho cá nhân và cộng đồng: + Có tri thức về MT.

+ Hình thành các kĩ năng MT.

+ Có thái độ và cách cư xử lành mạnh với MT.

+ Sẵn sàng tham gia, tuyên truyền các hoạt động BVMT.

- GDMT cần phải được tiến hành ngay trong hệ thống nhà trường bởi vì đây là lực lượng trẻ và hùng hậu với gần 1/4 dân số cả nước, là nguyên khí của quốc gia.

- GDMT cần phải được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng (kể cả nội khóa và ngoại khóa).

1.3. Các hoạt động ngoài lớp ở trƣờng THPT

1.3.1. Sơ lược về phát triển hoạt động ngoài lớp học trong nhà trường

Tìm hiểu lịch sử khoa học giáo dục nhân loại chúng ta thấy rằng, hoạt động dạy học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ rất sớm nhưng hoạt động hoạt

động ngoài lớp học dường như chưa nhận được nhiều quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề này:

- Rabơle là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng giáo dục thời kì Phục hưng. Ông đòi hỏi việc giáo dục phải bao hàm các nội dung: “Trí dục, đức dục, thể chất và thẩm mỹ”. Ông đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.

- A.S.Makarencô - nhà giáo dục, nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga Xô Viết vào thập niên 20 - 30 của thế kỷ XX đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh ngoài lớp học: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta, nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp học. Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ”.

Nghiên cứu về hoạt động ngoài lớp học ở CHDCND Lào cũng đã được đề cập tới nhưng nhận thức về hoạt động ngoài lớp học và hoạt động ngoài giờ vẫn chưa tách biệt. Mặc dù chưa có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về hoạt động ngoài lớp học, nhưng các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động ngoài lớp học. Đây cũng là vấn đề mới mà đề tài chúng tôi đề cập đến và vận dụng nó nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDMT địa phương cho HS THPT huyện Hạt Xay Thoong ở thủ đô Viêng Chăn.

1.3.2. Các hoạt động ngoài lớp học ở trường THPT

Hoạt động ngoài lớp học (Như đã nói ở phần mở đầu, mục 1.4) là một hoạt động giáo dục mang tính xã hội hóa cao được tổ chức ngoài thời gian học tập

trên lớp. Đây là một hoạt động giáo dục cơ bản có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường, hoạt động mang tính tự nguyện nhằm góp phần hình thành và phát triển nhận thức, kĩ năng và nhân cách HS.

Hoạt động ngoài lớp học hiện vẫn gọi chung là hoạt động ngoài giờ (HĐNG), là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà trường: hoạt động dạy – học ở trên lớp và hoạt động ngoài giờ.

Về mặt lí luận, theo chúng tôi, cần phải làm sáng tỏ khái niệm hoạt động ngoài lớp học và phân biệt hoạt động ngoài lớp học với hoạt động ngoài giờ. Đây cũng là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của chúng tôi.

1.3.3. Đánh giá hiện trạng thực hiện GDMT địa phương qua các hoạt động ngoài lớp học ở một số trường THPT huyện Hạt Xay Thoong thuộc thủ đô ngoài lớp học ở một số trường THPT huyện Hạt Xay Thoong thuộc thủ đô Viêng Chăn

1.3.3.1. Vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên của huyện Hạt Xay Thoong

1/ Vị trí địa lý

Huyện Hạt Xay Thoong là một huyện trung du của thử đô Viêng Chăn. Huyện Hạt Xay thoong nằm ở phía tây của thủ đô Viêng Chăn, trung tâm huyện cách thủ đô Viêng Chăn 12 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14503 ha.Dân số năm 2014 là 1768 người, mật độ dân số là 75 người/1km2.

Phía bắc huyện Hạt Xay Thoong giáp huyện Sy Yat Ta Nark; phía tây giáp với huyện Xay Tha Ny và huyện Pac Ngựm. Phía đông và nam giáp tỉnh Nong Khai và Muk Da Han của nước Thái Lan. Nhiệt độ khu vực này khác nhau theo mùa: mùa hè (33 - 37°C) và mùa mưa (27 -30°C).

Địa hình của huyện Hạt Xay Thoong thuộc nhóm địa hình đồng bằng và nhóm địa hình gò đồi. Kiểu địa hình gò đồi có nhiều cây cao (có thể cao đến 20m) và phân bố dọc theo khu vực sông MeKong. Nhóm địa hình đồng bằng của huyện Hạt Xay Thong thuộc kiểu đồng bằng thấp trung bình. Trước đây, phần lớn diện tích đất đều có cây thấp, có rừng tự nhiên che phủ. Hiện nay, lớp

phủ rừng tự nhiên này đã và đang bị suy giảm, nhiều nơi do khai thác nên đã suy giảm nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ phía Đông - Bắc xuống Đông - Nam, với độ dốc 0,40

và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước sông MeKong là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Bạn Lom, xã Sy than Tay. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Ở đây có nhiều đồi thấp cũng là một lợi thế của huyện Hạt Xay Thoong, đặc biệt là tiềm năng cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.v.v.

Huyện Hạt Xay Thoong có 8 đơn vị hành chính, bao gồm: xã Sa La Kham, Bò Ố, Bạn Lom, Sy Than, Tha Muông, Tha Đưa, Tha Pha và Mac Nao.

Các xã của huyện được chia làm 4 vùng. Vùng 1 là xã Sa La Kham có: bạn (làng) Sa La Kham, Nong Vanh, Som Sa Nook, Đong Phon Lau, Luk 8, Nong Lay, Đong Kham Lang, Nong Leo, Na Hay, Đông Pho Sy là vùng có nhiều công ty lớn nhất của thủ đô Viêng Chăn. Vùng 2 gồm thị trấn Hạt Xay Thoong và xã Tha Đưa có thể nhin thấy nước Thái Lan dễ dàng, bao gồm: bạn Tha Đưa, Nôn Ky Lếch, Na Ngam, Na Dy, Si Vi Xay, Phon Xay, Phon Thong, Tha Na Lang, Nong Phong, Xiêng Khun vùng này là vùng có tiềm năng phát triển ngành du lịch và nghỉ mát. Vùng 3 là vùng Bạn Lom, gồm: Bạn Lom, Pho Sy, Pho Ngân, Pa Phang, Na Tham, Na Kham, Khoc Xai, Hat Kan Ya, Hat Doc Keo, Thin Phai, Hat Xay Fong, Sy Than Tay, vùng bạn này là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp rộng nhất trong thủ đô. Vùng 4 là vùng bạn Bo Ố , gồm có bạn Kang, Tha Na, Phao, Phon Sa Vanh, Chom Phet, Chi Nai Mo. Đây là vùng có lợi thế phát triển ngành dẹt và nông nghiệp.

Trên địa bàn huyện Hạt Xay Thoong có Quốc lộ 13 chạy qua đường Quốc lộ 450 dài khoảng 17 km, nối liền huyện với các tỉnh Bỏ ly kham xay ( huyện Pac Ngựm khu vực có công ty sản xuất xi măng và sắt). Ngoài ra còn có khoảng 35 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện. Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu

trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 450 đi phía nam đến Tha Bộc và có thể đi lên phía Bắc. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 12 m. Đây là tuyến đường nối liền tỉnh Xiêng Khoảng (Xiêng khoảng là phía bắc của nước CHDCND Lào) với Tha Bộc của huyện Hạt Xay Thoong. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 183 km, rộng 6 m, nối đường Quộc lộ số 13 nam thành phổ Bỏ ly kham xay – Xiêng Khoảng với Hạt Xay Thoong của thủ đô Viêng Chăn, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Pac Ngựm, đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Viêng Chăn và sân bay Vắt Tay, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Hạt Xay thoong đón đầu xu hướng giãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Viêng Chăn, tạo điều kiện cho Hạt Xay thoong đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của thủ đô cũng như của vùng. Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề thách thức về môi trường sẽ xảy ra trong hiện tại và trong tương lai của huyện Hạt Xay Thoong. 2/ Khí hậu và thuỷ văn

Khí hậu của Hạt Xay Thoong thủ đô Viêng Chăn nói riêng, nói chung là khí hậu của CHDCND Lào là mang đặc tính như khí hậu của phía miền nam của nước Việt Nam). Khí hậu của CHDCND Lào vào mùa hè thì buổi sáng mát mẻ, buổi trưa nhiệt độ cao khoảng 30 – 38°C.

Theo số liệu của tổng cục Khí tượng - Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của thủ đô Viêng Chăn khoảng 15o

– 33oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hè nóng nhất (từ tháng 4 đến tháng 5 là 38o

C) và mùa mưa lạnh nhất (cuối tháng 11 đến tháng 1 là 15o

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường địa phương cho học sinh trung học phổ thông cộng hòa dân chủ nhân dân lào qua các hoạt động ngoài lớp học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)