III. Các khoản phải thu
7. Lợi nhuận sau
2.2.4. Phân tích cân bằng tài chính
Mục đích của việc phân tích CBTC của Công ty là nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố của tài sản. Cấu trúc tài sản thể hiện sự phân bổ giữa TSNH và TSDH. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ, tính ổn định trong tài trợ và trách nhiệm của Công ty đối với bên ngoài trong việc thanh toán các khoản nợ vay. Từ đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản
và nguồn vốn để chỉ ra sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ, sử dụng vốn của Công ty. Mối quan hệ này thể hiện CBTC của Công ty, và ta xem xét mối quan hệ này để chỉ ra những vấn đề, những yếu tố mất cân bằng trong tài trợ ở DN.
CBTC được đánh giá qua mức độ CBTC dài hạn và CBTC ngắn hạn. 2.2.4.1. Phân tích CBTC dài hạn tại Công ty
Bảng 2.7: Bảng phân tích VLĐRvà CBTC trong dài hạn
(Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1. NVTX 1.966.163.94 0 4.612.473.246 2.862.658.828 2. VCSH 1.966.163.940 4.612.473.246 2.862.658.828 3. Giá trị TSDH 0 2.664.934.069 2.756.466.616 4.Tốc độ tăng NVTX - 134,59% -37,94% 5.Tốc độ tăng VCSH - 57,37% -61,13% 6.Tốc độ tăng TSDH - - 3,43% 7.VLĐ ròng(1-3) 1.966.163.940 1.947.539.177 106.192.212 8.Tỷ suất NVTX/TSDH - 1,73 lần 1,04 lần 9.Tỷ suất VCSH/TSDH - 1,73 lần 1,04 lần
Qua bảng phân tích trên, VLĐR của Công ty qua 3 năm có khá nhiều biến động. Năm 2010, VLĐR là 1.966.163.940 đồng, đến năm 2011 VLĐR của Công ty là 1.947.539.177 đồng nhưng vào năm 2012 VLĐR của Công ty đã giảm mạnh xuống còn 106.192.212 đồng.
TSDH của công ty qua 3 năm có nhiều biến động, năm 2010 giá trị tài sản đang ở mốc 0 nhưng sang năm 2011 tăng lên 2.664.934.069 đồng, vào cuối năm 2012 giá trị này tăng lên 3,43% đạt giá trị 2.756.466.616 đồng. Đồng thời NVTX cũng có những biến động đáng kể. Vào năm 2011, NVTX của công ty tăng 134,59% so với năm 2010 đạt giá trị 4.612.473.246 đồng. Nhưng đến năm 2012 thì giảm 37,94% tương ứng với giá trị 2.862.658.828 đồng. Ta có thể thấy rằng vào cuối năm 2012 tốc độ tăng TSDH cao hơn nhiều so với NVTX. Trong năm này NVTX mặc dù giảm nhưng vẫn đủ để tài trợ cho TSDH. Nếu tình trạng này kéo dài trong tương lai thì NVTX sẽ không đủ để tài trợ cho TSDH, do đó Công ty sẽ buộc phải sử dụng
NVTT để tài trợ cho TSDH mà ở đầy chủ yếu là TSCĐ. Mà NVTT hay nói cách khác là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSDH thì mang quá nhiều rủi ro, gây cho công ty áp lực thanh toán cao khiến công ty rất dễ bị rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tạm thời công ty đã đạt được trạng thài CBTC nhưng không quá tốt.
Trong 3 năm giá trị VLĐR đều dương có thể xem là tốt, nhưng trong giai đoạn 2011-2012 thì giảm mạnh. Trong năm 2012, NVTX giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn TSDH nên VLĐR dương nhưng giá trị quá thấp so với 2 năm trước. Nhìn vào bảng 2.7 ta có thế cho rằng VLĐR dương là tốt, Công ty đang ở trạng thái cân bằng tài chính an toàn nhưng trên thực tế NVTX hay VCSH đang giảm dần và TSDH thì lại không có biến động đáng kể. Đây là dấu hiệu không tốt, nếu công ty không cải thiện NVTX thì hoạt động của công ty kém hiệu quả, không thanh toán được NNH.
Tính tự chủ trong tài trợ TSDH và mức độ NVTX tài trợ cho TSCĐ có nhiều biến động trong 3 năm. Vào năm 2011 mức độ tài trợ cho TSCĐ đang ở mức cao 1,73 lần, có thể xem là tốt nhưng đến năm 2012 thì tỷ suất này giảm mạnh xuống còn 1,04 lần. Tỷ suất này đang có xu hướng giảm trong tương lai, trong những năm tới nếu Công ty không cải thiện được tình hình này thì Công ty sẽ có nguy cơ mất tính tự chủ trong việc tài trợ cho TSDH.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của Công ty trong năm 2011, 2012 đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ Công ty tạm thời có tính tự chủ và tính ổn định trong việc tài trợ TSCĐ. Có được CBTC như vậy là nổ lực lớn của Công ty trong thời gian qua, vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải cố gắng phát huy trạng thái CBTC này hơn nữa.
2.2.4.2. Phân tích CBTC ngắn hạn tại Công ty
CBTC ngắn hạn được thể hiện qua chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng và NQR