III. Các khoản phải thu
7. Lợi nhuận sau
NQR = VLĐR NCVLĐR
Khoản phải thu, HTK và KPT (không bao gồm nợ vay ngắn hạn và NDH đến hạn trả) là chỉ tiêu để tính toán NCVLĐR. Vì NCVLĐR thể hiện nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn.
Bảng 2.8: Bảng phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. Các khoản phải thu
ngắn hạn 2.549.804.333 2.943.948.675 4.418.957.102 2. Hàng tồn kho 4.258.856.782 4.922.691.294 5.231.924.964 3. TSNH khác 66.693.431 292.101.426 261.820.887 4. NNH (không vay) 4.228.803.388 7.248.939.742 10.552.312.927 5. VLĐR 1.966.163.940 1.947.539.177 106.192.212 6. NCVLĐR (1+2+3-4) 2.646.551.158 909.801.653 (639.609.974) 7. NQR (5 - 6) (680.387.218) 1.037.737.524 745.802.186
Qua bảng phân tích trong ngắn hạn của công ty ta thấy NCVLĐR có nhiều thay đổi qua 3 năm 2010, 2011, 2012. Vào thời điểm năm 2010, NCVLĐR cao nhất trong 3 năm, đạt giá trị 2.646.551.158 đồng sau đó giảm xuống còn 909.801.653 đồng vào năm 2011. Vào năm 2012, NCVLĐR đạt giá trị âm 639.609.974 đồng.
NCVLĐR năm 2010 đạt giá trị dương và ở mức cao là do khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (58,07%). Năm 2011, NCVLĐR giảm mạnh nhưng vẫn đạt giá trị dương là do NNH tăng mạnh tăng 3.020.136.354 đồng, trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng 394.144.342 đồng, hàng tồn kho tăng 663.834.512 đồng, TSNH khác tăng 225.407.995 đồng. Qua 2 năm các khoản phải thu ngắn hạn mà đa phần là khoản phải thu khách hàng tăng lên điều này chứng tỏ công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, vì thế để đảm bảo vốn cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải vay nợ từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng để bù đắp. Tăng vốn vay sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, do vậy gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là vấn đề lớn mà công ty cần phải xem xét và điều chỉnh. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 1.475.008.427 đồng, hàng tồn
kho tăng 309.233.670 đồng, TSNH giảm 30.280.539 đồng nhưng trong khi đó NNH tăng mạnh 3.303.373.178 đồng nên trong năm này NCVLĐR giảm mạnh và đạt giá trị âm.
Để đánh giá chính xác NCVLĐR của Công ty qua 3 năm có theo xu hướng tích cực hay không ta có thể xem xét số vòng quay của hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu khách hàng.
Hàng tồn kho:
Bảng 2.9: Bảng phân tích chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho
(Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1. Giá vốn hàng bán 7.665.971.394 8.788.471.920 7.733.731.732 2. Hàng tồn kho bình quân 4.043.223.834 4.590.774.038 5.077.308.129 3.Số vòng quay HTK (1/2) (vòng) 1,90 1,91 1,52 4.Số ngày một vòng quay HTK (360 ngày/3) (ngày) 190 188 236
Nhân tố chủ yếu làm tăng NCVLĐR, ảnh hưởng đến CBTC ngắn hạn của Công ty chính là HTK. Số vòng quay HTK là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng hoán chuyển thành tiền của HTK càng nhanh.
Qua bảng phân tích cho thấy số vòng quay HTK qua 3 năm đều thấp và giảm qua các năm.
Năm 2010: số vòng quay HTK là 1,9 vòng, tức là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình trong năm phải mất 190 ngày.
Năm 2011: tốc độ luân chuyển của HTK không có thay đổi nhiều, tăng 0,01 vòng so với năm 2010. Do đó thời gian một vòng quay HTK giảm còn 188 ngày. Nguyên nhân là do trong năm tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn so với tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân.
Năm 2012: số vòng quay HTK là 1,52 vòng, giảm 0,39 vòng so với năm 2011 và số ngày lưu kho tăng tương ứng là 48 ngày. Điều này chứng tỏ tốc độ lưu chuyển vốn của khoản mục này của năm 2012 chậm hơn so với năm 2011 và 2010. Số vòng quay hàng tồn kho thấp thì mức tồn kho cao, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu hợp đồng mua hàng ngày càng cao nhưng những hàng hóa mà không phải để dành cho các hợp đồng sắp đến của Công ty mà do bán không được sẽ làm tăng chi phí quản lý, chi phí bảo quản. Chính vì thế Công ty cần phải xây dựng chính sách kịp thời, thích hợp để giải quyết lượng HTK này và quản lý HTK hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều làm lãng phí vốn.
Phải thu khách hàng:
Bảng 2.10. Bảng phân tích chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1.Doanh thu thuần + Thuế GTGT 8.432.568.533,4 9.667.319.112 9.096.145.615,7 2.Phải thu khách hàng bình quân 4.216.285.272 2.746.876.504 3.681.452.889 3.Số vòng quay phải thu khách
hàng (1/2) (vòng) 2,00 3,52 2,47 4. Số ngày một vòng quay phải
thu khách hàng (360/3) (ngày) 180 102 146
Cũng giống như HTK, nợ phải thu là một nhân tố tác động trực tiếp đến NCVLĐR, trong đó chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay khoản phải thu khách hàng có biến động qua 3 năm.
Năm 2010: số vòng quay khoản phải thu là 2 vòng, tức là trong năm phải mất bình quân 180 ngày để thu hồi các khoản nợ.
Năm 2011: số vòng quay khoản phải thu tăng lên 3,52 vòng, do đó thời gian thu hồi nợ giảm còn 102 ngày. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn so với tốc độ tăng khoản phải thu khách hàng bình quân.
Năm 2012: số vòng quay khoản phải thu là 2,47 vòng, giảm 1,05 vòng và kỳ hạn thu tiền cũng tăng tương ứng là 44 ngày. Tình trạng này là do tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng cao hơn so với doanh thu thuần.
Số vòng quay khoản phải thu giảm chứng tỏ Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn làm cho NCVLĐR tăng lên làm cho khả năng hoán chuyển thành tiền của khoản phải thu chậm. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến CBTC trong ngắn hạn.
Tuy nhiên để có đánh giá về tình hình CBTC ngắn hạn tại Công ty tốt hay xấu ta cần phải phân tích trạng thái CBTC thông qua mối quan hệ giữa VLĐ ròng và NCVLĐR, đó là NQR. VLĐR của Công ty lớn hơn NCVLĐR có nghĩa là VLĐR đủ để tài trợ NCVLĐR và công ty không cần phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt.
Qua bảng phân tích ta thấy NQR trong 2 năm 2011 và 2012 tăng cao so với năm 2010. NQR năm 2010 âm 680.387.218 đồng, năm 2011 tăng lên 1.037.737.524 đồng sang năm 2012 giảm xuống còn 745.802.186 đồng. Điều này chứng tỏ năm 2010 VLĐR không đáp ứng đủ NCVLĐR, Công ty đang trong trạng thái kém an toàn. Nhưng sang năm 2011, 2012 VLĐR đã đáp ứng đủ NCVLĐR, điều đó cho thấy Công ty đang đạt được trạng thái CBTC trong ngắn hạn và Công ty không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về NCVLĐR hay nói cách khác tiền và đầu tư ngắn hạn của công ty có khả năng thanh toán được NNH. Khoản chênh lệch giữa VLĐR và NCVLĐR gọi là các khoản vốn bằng tiền, Công ty sẽ dùng số tiền này để thanh toán các khoản nợ.
Qua phân tích CBTC ta thấy công ty đạt được CBTC cả trong dài hạn và ngắn hạn. Nhưng trong tương lại công ty nên cố gắng hơn nữa trong việc tăng VLĐ ròng đồng thời giảm bớt NCVLĐR để có thể đạt được trạng thái CBTC cao để có thể dành được sự chủ động trong các khoản thanh toán.