Quản lý tốt khoản phải thu nhằm cải thiện CBTC trong ngắn hạn tại Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính công ty TNHH Quốc Cường (Trang 65 - 67)

III. Các khoản phải thu

HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 3.1 Nhận xét chung về tình hình hoạt động của Công ty

3.3.4. Quản lý tốt khoản phải thu nhằm cải thiện CBTC trong ngắn hạn tại Công ty

cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, cải tiến công nghệ sản xuất, tổ chức hợp lý quá trình lao động đồng thời theo kế hoạch để dự trữ nguyên vật liệu sao cho vừa đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh vừa không gây ứ đọng do dự trữ quá nhiều.

+ Công ty nên triển khai việc tìm kiếm và tiếp cận các khu vực thị trường có nguồn cung cấp ổn định, giá rẻ. Cần liên hệ với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm tiếp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của công ty để tìm kiếm nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên hơn với giá cả phải chăng hơn, bên cạnh đó công ty cũng cần tích cực trong việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu rẻ trong nước để giảm chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu…qua đó giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận cho công ty và tiết kiệm được chi phí bảo quản.

- Đối với hàng hóa:

+ Công ty nên tăng cường mua chịu hàng hóa, kéo dài thời gian thanh toán với nhà cung cấp để tạo nguồn vốn. Khoản này không phải trả lãi suất mà còn góp phân nâng cao nguồn vốn cho Công ty.

+ Đối với những đơn đặt hàng từ trước, Công ty có thể nhập hàng về và giao trực tiếp cho khách hàng, giúp tiết kiệm chi phí lưu kho.

+ Mua số lượng ít nhưng mua nhiêu lần. Giải pháp này sẽ làm tăng chi phí vận chuyển nhưng giúp giảm chi phí lưu kho và tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa.

3.3.4. Quản lý tốt khoản phải thu nhằm cải thiện CBTC trong ngắn hạn tại Côngty ty

Khoản phải thu cũng là một khoản mục liên quan trực tiếp đến NCVLĐR. Việc quản lý tốt công tác thu hồi nợ làm giảm nhanh hơn nợ phải thu là một giải pháp cải thiện CBTC cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Là công ty thương mại chuyên cung cấp sơn và bột trét tường cho các đại lý cấp dưới và khách hàng nên việc thanh toán chậm là điều không tránh khỏi. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ai nắm bắt được nhiều vốn thì càng có

hoãn việc trả nợ để tận dụng vốn của đối tác nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy để giảm tình trạng nợ cần của đối tác Công ty cần có một số biện pháp sau:

- Trong hợp đồng thanh toán khi ký kết phải quy định rõ ràng các điều kiện, điều khoản về thanh toán như: thời gian, số lượng, phương thức thanh toán chặt chẽ và có biện pháp quản lý việc thực hiện các điều khoản này.

- Có chính sách tín dụng tích cực đối với khách hàng cho chậm thanh toán với mức độ vừa phải, không để khách hàng lợi dụng để chiếm dụng vốn, thực hiện chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm theo tỷ lệ hợp lý, riêng đối với khách hàng cố tình nợ hoặc khách hàng đang nợ với số tiền lớn mà thời gian thanh toán đã quá hạn thì công ty phải có biện pháp mạnh, dứt khoát hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng thu hồi lại số tiền nợ để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.

Qua 3 năm ta thấy khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng lên, tới năm 2012 khoản phải thu khách hàng đạt 4.418.957.102 đồng. Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, Công ty cần tiến hành các công việc sau :

+ Phòng kinh doanh : Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả, đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp.

+ Phòng kế toán – tài chính : theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời, nhanh chóng xác định và thu hồi những khoản thuế được hoàn lại trong năm để góp phần giảm mức ứ đọng vốn.

+ Nếu khoản phải thu là ngắn hạn thì Công ty cần có biện pháp thu hồi nợ một cách nhanh chóng, đôn đốc khách hàng trả nợ cho Công ty. Đến tận nơi thu tiền của khách hàng đối với khách hàng ở gần, gửi thư điện tín, gọi điện hay nhờ ngân hàng thu hộ đối với các khách hàng ở xa.

+ Để tránh rủi ro lớn có thể xảy ra khi ký kết hợp đồng công ty có thể yêu cầu khách hàng ứng trước cho Công ty một khoản tiền, phải có sự ràng buộc chặt chẽ ở hợp đồng cung cấp dịch vụ. Nếu vượt quá thời hạn thanh toán của hợp đồng thì khách hàng phải trả lãi suất cho Công ty một mức lãi suất đã được hai bên thỏa thuận khi kí hợp đồng.

Ngoài ra, theo điều 6, khoản 2 của Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Công ty nên trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với những khoản nợ khó đòi theo các mức trích lập như sau:

- 30% giá trị đối với những khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm

- 50% giá trị đối với những khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm - 70% giá trị đối với những khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính công ty TNHH Quốc Cường (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w