Phương pháp xác định hoạt tính KS

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh của chủng aspergillus sp phân lập từ rừng ngập mặn cần giờ (Trang 43)

Nguyên tắc: CKS do các chủng NS sinh ra sẽ ức chế hoặc tiêu diệt các VSV kiểm định, tạo thành vòng vô khuẩn. Hoạt tính KS được sơ bộ xác định bằng kích thước vòng vô khuẩn D-d (cm). Trong đó: D là đường kính vòng vô khuẩn (cm), d là đường kính khối thạch (cm).

• D-d ≥ 2,5 cm: rất mạnh • D-d ≥ 2,0 cm: mạnh • D-d ≥ 1,5 cm: trung bình • D-d < 1,5 cm: yếu • D-d = 0: không kháng, kí hiệu (-) 2.2.1.1. Phương pháp khối thạch

Cấy NS trên MT7, ủ ở nhiệt độ phòng từ 6 ngày. Dùng khoan nút chai vô trùng khoan các khối thạch có đường kính 0,9 cm.

Chuẩn bị MT nuôi cấy VSV kiểm định (MPA: VK, Hansen: nấm men, MT khoai tây: NS), đổ MT thành một lớp mỏng lên đĩa Petri, cấy trải VSV kiểm định lên bề mặt.

Dùng kim mũi mác lấy các khối thạch chứa chủng nấm sợi RNM nghiên cứu đặt lên các đĩa thạch có VSV kiểm định.

Đặt mẫu trong tủ lạnh từ 4 - 8 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ (đối với VK), 48 - 72 giờ (đối với nấm men và NS). Xác định hoạt tính KS bằng cách đo kích thước vòng vô khuẩn D-d (cm).

2.2.1.2. Phương pháp đục lỗ

Cấy NS trong ống thạch nghiêng sau 3 ngày cho 5 ml nước cất vô trùng vào ống giống, dùng que cấy vô trùng gạt đều bào tử NS trong ống giống, sau đó lăn nhẹ trên tay để tạo thành dịch huyền phù. Dùng pipet vô trùng hút 1ml dịch huyền phù cho vào bình tam giác chứa 50 ml MT6 dịch thể. Ủ ở nhiệt độ phòng, sau 3 - 5 ngày, lọc, thu dịch lên men.

Cấy trải VSV kiểm định lên MT tương ứng (như ở mục 2.2.1.1). Dùng khoan nút chai khoan một lỗ giữa đĩa VSV kiểm định. Hút 0,1 ml dịch lên men của chủng nấm sợi RNM nghiên cứu cho vào lỗ khoan.

Đặt mẫu trong tủ lạnh từ 4 - 8 giờ, ủ ở nhiệt độ phòng 24 giờ (đối với VK), 48 - 72 giờ (đối với nấm men và NS), sau đó xác định hoạt tính KS bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn D-d (cm).

2.2.1.3. Phương pháp khoanh giấy lọc

Nuôi cấy NS trong các bình tam giác chứa MT7 dịch thể. Sau 6 ngày, lọc, thu dịch lên men. Dùng pipet hút 0,1 ml dịch lên men nói trên cho vào khoanh giấy lọc vô trùng có đường kính 1 cm, để khô tự nhiên hoặc sấy nhẹ ở 35oC.

Cấy trải VSV kiểm định lên MT tương ứng (như ở mục 2.2.1.1). Dùng kẹp gắp các khoanh giấy lọc có tẩm CKS, đặt lên đĩa thạch có VSV kiểm định.

Đặt mẫu trong tủ lạnh từ 4 - 8 giờ. Ủ ở nhiệt độ phòng 24 giờ (đối với VK), 48 - 72 giờ (đối với nấm men và NS), xác định hoạt tính KS bằng cách đo vòng vô khuẩn D-d (cm).

2.2.2. Phương pháp xác định hoạt tính enzyme ngoại bào

Nguyên tắc: Hoạt tính enzyme được sơ bộ đánh giá qua kích thước vòng phân giải D-d

(cm). Trong đó D: đường kính vòng phân giải (cm), d: đường kính lỗ thạch (cm) • D-d ≥ 2,5 cm: rất mạnh.

• D-d ≥ 2,0 cm: khá mạnh. • D-d ≥ 1,5 cm: trung bình. • D-d <1,0 cm: yếu.

Thí nghiệm:

Nuôi NS trong bình tam giác MT bán rắn sinh tổng hợp các hệ enzyme: MT13, MT14. Sau 3 ngày, cho vào mỗi bình tam giác 100 ml nước cất vô trùng, lắc với tốc độ 200 vòng/phút trong 2 giờ, lọc qua giấy lọc và màng lọc bào tử, thu được dịch chứa enzyme thô.

Chuẩn bị MT cảm ứng sinh tổng hợp enzyme (MT15, MT16). Dùng khoan nút chai khoan một lỗ ở giữa đĩa thạch. Dùng pipet vô trùng hút 0,1 ml dịch enzyme thô cho vào lỗ thạch. Đặt ở nhiệt độ phòng 24 giờ. Nhỏ thuốc thử tương ứng (lugol đối với enzyme chitinase, HgCl2 đối với protease), đo đường kính vòng phân giải.

2.2.3. Phương pháp quan sát hình thái và định danh nấm sợi

2.2.3.1. Quan sát đại thể

Cấy NS vào ống thạch nghiêng, sau 3 ngày cho 5 ml nước cất vô trùng vào ống giống, dùng que cấy vô trùng gạt đều bào tử NS trong ống giống, sau đó lăn nhẹ trên tay để tạo thành dịch huyền phù. Dùng que cấy vô trùng nhúng nhẹ vào dịch huyền phù rồi cấy 1 điểm vào đĩa Petri có chứa MT5. Quan sát từng ngày KL về các đặc điểm sau:

• Tốc độ phát triển của KL.

• Màu sắc và sự biến đổi màu sắc của KL. • Hình dạng KL, mép KL và sợi nấm. • Giọt tiết.

• Sắc tố tiết vào MT.

2.2.3.2. Quan sát vi thể

Đặt một miếng thạch mỏng MT5 có kích thước 0,5 x 0,5 cm lên một miếng lam vô trùng đặt ở giữa đĩa Petri có một miếng giấy lọc được làm ẩm bằng nước cất vô trùng.

Sau đó cấy NS vào 2 góc đối của miếng thạch, đậy lamen lên, đậy nắp đĩa Petri lại và ủ 2 ngày. Lấy lam ra, nhỏ lactophenol hoặc xanh methylen Loffler vào giữa lam và lamen, quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính x40 và x100 về các đặc điểm sau:

• Hình dáng sợi nấm: màu sắc, có vách ngăn hay không có vách ngăn, có phân nhánh hay không.

• Đặc điểm cơ quan sinh bào tử. • Hình dáng bào tử.

2.2.3.3. Định danh bằng sinh học phân tử

Thu nhận DNA

- Phá màng tế bào và màng nhân bằng protein đặc hiệu (proteinase K) để giải phóng các DNA, đồng thời phân hủy các protein liên kết với DNA.

- Loại bỏ các thành phần không mong muốn trong mẫu: sử dụng hỗn hợp phenol và chloroform (hỗn hợp này có tác dụng làm biến tính protein) để tách riêng pha có chứa DNA. - Làm kết tủa các acid nucleic bằng ethanol hoặc isopropanol, nhằm thu được các acid nucleic dạng cô đặc, dễ bảo quản.

Chạy PCR (polymerase chain reaction)

Nguyên tắc: Khuyếch đại một trình tự lên nhiều lần bằng cặp mồi chuyên biệt. Phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kì nối tiếp nhau, mỗi chu kì gồm 3 bước:

- Bước 1 (biến tính): trong một dung dịch đầy đủ thành phần cho sự sao chép, DNA được biến tính ở nhiệt độ cao hơn Tm của phân tử, thường khoảng là 94oC-95oC trong vòng 30 giây - 1 phút.

- Bước 2 (lai): nhiệt độ được hạ thấp để các mồi bắt cặp với khuôn. Nhiệt độ này dao động khoảng từ 40oC – 70oC và kéo dài trong vòng 30 giây - 1 phút.

- Bước 3 (tổng hợp): nhiệt độ được tăng lên đến 72oC để DNA polymerase hoạt động tốt nhất. Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào độ dài của trình tự DNA, thường kéo dài từ 30 giây đến vài phút.

∗Giải trình tự DNA

Nguyên tắc hóa học (phương pháp Maxam và Gilbert): dựa vào các phản ứng thủy giải hóa học đặc hiệu phân tử DNA, tạo thành một tập hợp nhiều phân đoạn có kích thước chênh lệch nhau một nucleotide.

Nguyên tắc enzyme học (phương pháp Sanger và các phương pháp cải biên): dựa vào sự tổng hợp mạch bổ sung cho trình tự cần xác định nhờ DNA polymerase. Với việc sử dụng thêm các dideoxynucleotide cùng với các deoxynucleotide thông thường, kết quả tổng hợp cũng là sự hình thành một tập hợp nhiều đoạn DNA có kích thước chênh nhau một nucleotide.

Ở cả hai phương pháp trên, các phân đoạn DNA sẽ được phân tách qua điện di trên gel polyacrylamid. Nếu sử dụng đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ thì kết quả trình tự cần xác định sẽ được đọc trên bản phóng xạ tự ghi từ bản điện di.

Sau khi giải trình tự gen 28S rRNA, so sánh với ngân hàng gen NCBI để định danh đến loài chủng NS nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp xác định sinh khối NS theo Egorov

Sinh khối NS được xác định dựa vào trọng lượng khô tuyệt đối. Lọc dịch lên men qua giấy lọc, rửa sạch sinh khối NS bằng HCl 1N và nước cất. Sấy khô tờ giấy lọc có sinh khối NS ở 80 – 105oC đến trọng lượng không đổi. Sinh khối được tính bằng sự chênh lệch trọng lượng tờ giấy lọc có sinh khối và tờ giấy lọc khô đã cân trước đó.

2.2.5. Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và khả năng sinh KS năng sinh KS

2.2.5.1. Lựa chọn MT nuôi cấy thích hợp

Nguyên tắc: Thành phần MT có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh KS của NS.

 Tiến hành: Nuôi chủng NS nghiên cứu trong các bình tam giác chứa 50 ml các MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT7, MT8. Sau 6 ngày, thu dịch lên men.

Kiểm tra sinh trưởng của NS bằng cách cân sinh khối khô. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

Nguyên tắc: Độ mặn của MT có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sinh KS của các chủng NS.

 Tiến hành: Nuôi các chủng NS nghiên cứu trong các bình tam giác chứa 50 ml MT6 bổ sung NaCl với nồng độ 0%; 0,5%; 1%; 1,5%; 2%; 2,5%; 3%; 3,5%; 4%; 4,5%; 5%; 5,5%; 6%. Sau 3 - 5 ngày, thu dịch lên men.

Kiểm tra sinh trưởng của NS bằng cách cân sinh khối khô. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

2.2.5.3. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng carbon

Nuôi NS trong các bình tam giác chứa 50 ml MT6 thay đường glucose bằng các đường: fructose, sucrose (saccharose), lactose, galactose, maltose, tinh bột, rỉ đường. Sau 3 - 5 ngày, thu dịch lên men.

Kiểm tra sinh trưởng của NS bằng cách cân sinh khối khô. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

2.2.5.4. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ

Nuôi NS trong các bình tam giác chứa 50 ml MT6 thay đổi nguồn nitơ lần lượt bằng cao thịt, cao nấm men, bột đậu tương, peptone, NH4Cl, NH4NO3, NaNO3, (NH4)2SO4. Sau 6 ngày, thu dịch lên men.

Kiểm tra sinh trưởng của NS bằng cách cân sinh khối khô. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

2.2.5.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nuôi NS trong các bình tam giác chứa 50 ml MT6. Ủ ở các nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC, 35oC, 40oC. Sau 6 ngày, thu dịch lên men.

Kiểm tra sinh trưởng của NS bằng cách cân sinh khối khô. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

2.2.5.6. Ảnh hưởng của pH ban đầu

Nuôi NS trong các bình tam giác chứa 50 ml MT6. Chỉnh pH môi trường ở mức 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 7,0; 7,5.

Kiểm tra sinh trưởng của NS bằng cách cân sinh khối khô. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ sau khi đã điều chỉnh pH dịch lên men về 7.

2.2.5.7. Xác định động học quá trình lên men

Nuôi NS trong bình tam giác chứa 50 ml MT6 với các điều kiện nuôi cấy thích hợp đã xác định được. Sau mỗi 12 giờ kiểm tra pH môi trường, thu dịch lên men để xác định hoạt

tính KS bằng phương pháp đục lỗ, kiểm tra sinh trưởng của NS bằng cách cân sinh khối khô.

2.2.6. Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng lên độ bền CKS

Nuôi NS trong các bình tam giác chứa 50 ml MT6 với các điều kiện nuôi cấy thích hợp đã được xác định. Sau 108 giờ, lọc, tách riêng sinh khối, thu dịch lên men. Sau đó, dịch lên men được lọc qua màng lọc Minisart vô trùng để loại bào tử.

2.2.6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Thí nghiệm: dịch lên men được xử lí nhiệt ở 40o

C, 60oC, 80oC, 100oC trong 10 phút, 20 phút, 30 phút, 40 phút, 50 phút, 60 phút. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

Đối chứng: dịch lên men để ở 300C, kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

2.2.6.2. Ảnh hưởng của pH

Thí nghiệm: dịch lên men được điều chỉnh pH ở mức 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 7,0; 7,5 trong thời gian 1 giờ. Sau đó chỉnh về pH = 7. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

Đối chứng: dịch lên men không qua xử lí chỉnh về pH = 7. Kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

2.2.6.3. Ảnh hưởng của thời gian

Dịch lên men được bảo quản ở 4oC. Sau thời gian 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, kiểm tra hoạt tính KS bằng phương pháp đục lỗ.

2.2.7. Khảo sát khả năng làm giảm sinh khối nấm gây bệnh cây trồng của dịch lên men

Nuôi cấy nấm gây bệnh cây trồng trong các ống thạch nghiêng chứa MT12. Sau 3-5 ngày, cho 5 ml nước cất vô trùng vào mỗi ống giống, dùng que cấy vô trùng gạt đều lớp bào tử trên bề mặt thạch. Dùng pipet vô trùng hút 1 ml cho vào mỗi bình tam giác chứa MT12 lỏng. Bổ sung dịch lên men của chủng NS nghiên cứu vào theo tỉ lệ 0%, 1%, 10%, 20% (trên tổng thể tích 50 ml). Theo dõi sự sinh trưởng của nấm gây bệnh sau khoảng thời gian 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày bằng cách cân sinh khối khô.

2.2.8. Xác định dung môi để thu nhận CKS thô

Cấy NS trong các bình tam giác chứa 50 ml MT6. Nuôi ở 25oC, sau 108 giờ lọc qua giấy lọc, thu dịch lọc. Cho dịch lên men vào các bình tam giác, bổ sung các dung môi hexan, diethyl ether, butanol, chloroform, ethyl acetate với tỉ lệ 1 thể tích dịch lên men: 4 thể tích dung môi.

Lắc 200 vòng trong 4 giờ để CKS hoà tan hết vào dung môi, tách riêng phần dung môi và dịch lên men bằng bình lóng. Kiểm tra hoạt tính KS của dung môi và dịch lên men sau khi lắc với dung môi bằng phương pháp khoanh giấy lọc. So sánh vòng vô khuẩn để xác định khả năng hòa tan CKS của các dung môi.

2.2.9. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC

Pha loãng CKS trong nước cất vô trùng thành các nồng độ 100; 250; 500; 750; 1000; 1250 µg/ml.

Chuẩn bị 9 ml MT10, hấp vô trùng 121oC trong 30 phút, để nguội đến 45-50o

C. Dùng pipet hút 1 ml CKS ở các nồng độ trên cho vào các ống nghiệm chứa MT10. Ta được nồng độ CKS 10; 25; 50; 75; 100; 125 µg/ml. Sau đó cho B. subtilis vào với mật độ 105 tế bào/ml. Rót MT có chứa CKS và VK ra các đĩa Petri vô trùng. Ủ trong tủ lạnh 4oC từ 4 - 8 giờ, sau đó để ở nhiệt độ phòng 24 giờ. Quan sát VK mọc ở các nồng độ KS khác nhau. Nồng độ ức chế tối thiểu được xác định là nồng độ CKS thấp nhất mà ở đó hoàn toàn không có VK mọc.

2.2.10. Tách chiết và tinh sạch CKS

2.2.10.1. Sắc ký bản mỏng

Dịch KS thô thu từ dung môi n-hexan và ethyl acetate (theo phương pháp 2.2.8.) được cô chân không ở 35oC. Sau đó chấm lên các bản mỏng silica gel 60 F254 Merck và triển khai sắc ký trong các hệ dung môi có độ phân cực tăng dần như sau.

1. Hexan 2. Benzen 3. Diethyl ether 4. Butanol 5. Chloroform 6. Ethyl acetate 7. Acetone 8. Acetonitril 9. Chloroform : methanol = 100:1 10. Chloroform : methanol = 20:1 Hiện hình bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp hiện hình sinh học: Bản mỏng silica gel được để khô tự nhiên hoặc sấy nhẹ, đặt lên bề mặt thạch đã trải VSVKĐ. Ủ 24 giờ. Trị số Rf được xác định bằng tỉ số giữa

khoảng cách từ vạch xuất phát đến tâm điểm hiện hình với khoảng cách từ vạch xuất phát tới vạch dung môi chạy đến.

- Phương pháp hiện hình hóa học: Bản mỏng silica gel được để khô tự nhiên hoặc sấy nhẹ, phun H2SO4 đậm đặc lên trên bản mỏng, sấy ở 110oC. Quan sát các vệt xuất hiện trên bản mỏng, và tính Rf. Hoặc có thể hiện hình bằng cách soi dưới đèn UV.

2.2.10.2. Sắc ký cột

Chuẩn bị cột: cột sắc ký được rửa sạch bằng methanol, sau đó sấy khô.

 Nạp chất hấp thu vào cột: dùng kẹp giữ cho cột thẳng đứng trên giá. Chất hấp thu (silica gel 60 0,040 - 0,063 mm Merck) được nạp vào cột ở dạng sệt, được chuẩn bị như sau:

- Cho chất hấp thu vào cốc có chứa sẵn dung môi, đều đặn mỗi lần một lượng nhỏ, khuấy nhẹ đều.

- Rót hỗn hợp sệt vào cột, mở khóa cho dung môi chảy ra, hứng dung môi vào một cốc sạch, dung môi này được sử dụng lại để rót vào cột.

- Tiếp tục rót chất sệt vào cột cho đến khi hết số lượng, vừa rót vừa dùng một thanh cao su nhỏ gõ nhẹ vào thành cột để chất hấp thu nén đều trong cột.

- Sau khi nạp xong, cho dung môi chảy ra và rót lại vào cột vài lần để việc nạp cột được chặt chẽ.

 Nạp mẫu: Mẫu cần sắc ký (X g) được hòa tan trong dung môi (50X g), cho thêm vào silica gel (10X g). Hỗn hợp này được cô quay chân không cho đến khi thành dạng bột mịn,

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh của chủng aspergillus sp phân lập từ rừng ngập mặn cần giờ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)