Vướng mắc trên thực tế áp dụng

Một phần của tài liệu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 49)

Nội dung quy định của Điều 105 BLTTHS năm 2003 còn rất nhiều thiếu xót dẫn đến khi áp dụng quy định này vào thực tế tồn tại rất nhiều bất cập. Đối với trƣờng hợp vụ án có nhiều bị can mà chỉ có một ngƣời bị hại; trƣớc khi xét xử ngƣời bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với một bị can trong số nhiều bị can thì tòa án có đƣợc đình chỉ vụ án đối với bị can mà ngƣời bị hại có đơn rút yêu cầu khởi tố không. Có ý kiến cho rằng, việc rút yêu cầu này không thuộc trƣờng hợp rút yêu cầu khởi tố theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 và nếu cho phép rút yêu ầu khởi tố đối với từng bị can nhƣ vậy là bất bình đẳng đối với các bị can còn lại, vụ án phải

Luận văn tốt nghiệp đại học GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV:5095315 Trang 48

tiếp tục đƣợc truy tố, xét xử việc rút yêu cầu khởi tố bị can này chỉ đƣợc xem là tình tiết giảm nhẹ cho bị can; chỉ khi nào ngƣời bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án mới đƣợc đình chỉ. Nhƣng nếu suy luận nhƣ vậy có thật sự phù hợp với quy định của luật Tố tụng hình sự hiện hành hay không.

Còn đối với trƣờng hợp khi vụ án có nhiều ngƣời bị hại cùng lúc nhƣng do một ngƣời tình nghi gây ra. Một trong số những ngƣời bị hại đó vì những nguyên nhân khác nhau có thể là dòng họ, ngƣời thana trong gia đình… mà họ lại không muốn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can đó nữa, họ có yêu cầu xin rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với bị can đó thì vụ án có đƣợc đình chỉ theo quy định của khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 hay không, vấn đề này cũng chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể bởi bất kỳ văn bản nào.

3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện

Đối với trƣờng hợp vụ án có nhiều bị can mà chỉ có một ngƣời bị hại; trƣớc khi xét xử ngƣời bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với một bị can trong số nhiều bị can thì tòa án có đƣợc đình chỉ vụ án đối với bị can mà ngƣời bị hại có đơn rút yêu cầu khởi tố không. Có ý kiến cho rằng điều luật không nói rõ rút yêu cầu khởi tố vụ án hay rút yêu cầu khởi tố bị can nên trƣờng hợp ngƣời bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố cho một bị can thì việc rút yêu cầu này không thuộc trƣờng hợp rút yêu cầu khởi tố theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS và nếu cho phép rút yêu ầu khởi tố đối với từng bị can nhƣ vậy là bất bình đẳng đối với các bị can còn lại; vụ án phải tiếp tục đƣợc truy tố, xét xử; việc rút yêu cầu khởi tố bị can này chỉ đƣợc xem là tình tiết giảm nhẹ cho bị can; chỉ khi nào ngƣời bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án mới đƣợc đình chỉ.

Nhƣng hiểu nhƣ vậy có thể chƣa chính xác với quy định của BLTTHS năm 2003 về trƣờng hợp đình chỉ vụ án. Điều 169 và Điều 180 BLTTHS năm 2003 đều quy định:

“Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên

quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can”. Nhƣ vậy, về

nguyên tắc, pháp luật cho phép đình chỉ vụ án đối với một bị can trong số nhiều bị can trong cùng một vụ án. Điều 169 và 180 BLTTHS năm 2003 không loại trừ trƣờng hợp đối với khoản 2 Điều 105.

Việc đình chỉ vụ án đối với từng bị can theo khoản 2 Điều 105 là trƣờng hợp đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại nên rất cần hƣớng dẫn cụ thể,nếu ngƣời bị hại chỉ rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với bị can nào thì bị can đó đƣợc áp dụng khoản 2

Luận văn tốt nghiệp đại học GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV:5095315 Trang 49

Điều 105, không thể buộc ngƣời bị hại phải rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án đối với tất cả bị can thì mới đình chỉ vụ án, còn chỉ rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án đối với một hoặc một số bị can thì không chấp nhận.

Trong trƣờng hợp vụ án có nhiều ngƣời bị hại, thì việc một ngƣời bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án chƣa thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 105 mà phải tất cả ngƣời bị hại đều rút yêu cầu khởi tố vụ án thì mới thuộc trƣờng hợp đình chỉ. Việc rút yêu cầu khởi tố vụ án của một ngƣời bị hại trong số nhiều ngƣời bị hại có thể coi là tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, nhƣng phải nói rõ trong bản án.Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần phải có hƣớng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất.

Một phần của tài liệu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)