Những trƣờng hợp chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại

Một phần của tài liệu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 28)

Quyền công tố của Nhà nƣớc là một trong những công cụ rất đắc lực trong việc Nhà nƣớc thực thi vai trò của mình trong đời sống xã hội, duy trì trật tự công cộng bảo vệ lợi ích chung.(12) Nhƣng trong những trƣờng hợp nhất định có những tội phạm đƣợc thực hiện sẽ tác động tới danh dự, uy tín và nhân phẩm,…của ngƣời bị hại. Trên thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng đã chứng minh ngƣời bị hại không muốn giải quyết vấn đề pháp lý của mình bằng con đƣờng tố tụng hình sự, không muốn chạm tới luật pháp. Vì thế, pháp luật tố tụng hình sự xuất phát từ thực tiễn áp dụng – đã ghi nhận những trƣờng hợp vụ án chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại.

Khoản 1, Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định mƣời một trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại. Nhƣng hiện tại sau khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009 Điều 131: “Tội xâm phạm quyền tác giả” đã có sự thay đổi Điều 131 đã bị bãi bỏ khi đƣợc sửa đổi, tội phạm này sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 đƣợc sửa đổi năm 2009 đƣợc quy định lại tại Điều 170a*: “Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” thì tội phạm này không thuộc vào những trƣờng hợp khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bại hại đƣợc liệt kê tại Điều 105 BLTTHS hiện hành. Hiện nay chƣa bất cứ văn bản nào hƣớng dẫn là Tội xâm phạm

quyền tác giả có thuộc trƣờng hợp Khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại hay không,

nên vẫn còn có nhiều cách suy luận khác nhau.

Nhƣng nghĩ rằng, nếu khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 khi đƣợc sửa đổi, bổ sung sẽ ghi nhận lại vấn đề này. Nhƣng chính vì không có sự hƣớng dẫn của bất kỳ văn bản nào nên việc áp dụng những trƣờng hợp Khởi tố theo ngƣời bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003 khi dẫn chiếu sang Bộ luật Hình sự hiện hành thì sẽ không có Điều 170a*.

(12)

Luận văn tốt nghiệp đại học GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV:5095315 Trang 27

Những trƣờng hợp khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại theo quy định của BLTTHS năm 2003 và dẫn chiếu đến Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 gồm những trƣờng hợp sau:

(1) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999, sửa đổi năm 2009:

Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác.

(2) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS 1999, sửa đổi năm 2009:

Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

(3) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 106 BLHS 1999, sửa đổi năm 2009:

Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

(4) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS 1999, sửa đổi năm 2009:

Tội vô ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác.

(5) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109 - BLHS 1999, sửa đổi năm 2009:

Tội vô ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

(6) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: Tội hiếp dâm.

(7) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 113 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: Tội cƣỡng dâm.

(8) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 121 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: Tội làm nhục ngƣời khác.

(9) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 122 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: Tội vu khống.

(10) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung

năm 2009: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Những trƣờng hợp phạm tội chỉ đƣợc khởi tố khi có yêu cầu của ngƣời bị hại hoặc theo yêu cầu của ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại (từ đây gọi là ngƣời bị hại) hầu hết là những tội phạm ít nghiêm trọng, không gây hậu quả quá nặng nề khi

Luận văn tốt nghiệp đại học GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV:5095315 Trang 28

hành vi phạm tội xảy ra, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu công nghiệp,…tổn hại nhỏ đến lợi ích của ngƣời bị hại hoặc chỉ tổn hại danh dự, nhân phẩm của ngƣời bị hại và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể thực hiện tội phạm này còn có thể là những ngƣời có mối quan hệ thân thiết với ngƣời bị hại nhƣ ngƣời thực hiện hành vi xâm phạm ngƣời thân trong gia đình, ngƣời có ơn với ngƣời bị hại, ngƣời thực hiện hành vi xâm phạm bạn bè rất thân, đồng nghiệp, từng là ngƣời yêu,...của ngƣời bị hại. Do đó, xuất phát từ ý chí và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị hại mà pháp luật quy định đối với các trƣờng hợp trên chỉ đƣợc khởi tố vụ án khi có yêu cầu của ngƣời bị hại. Minh chứng cho tính chất không quá nghiêm trọng của những trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yâu cầu của bị hại ta thấy rằng: Mức phạt tù cho mƣời trƣờng hợp đã liệt kê ở trên thì mức án cao nhất mà ngƣời phạm tội phải chịu là bảy năm tù đƣợc quy định tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật hình sự là “Tội hiếp dâm” thuộc vào mức tội phạm nghiêm trọng theo nhƣ quy định tại khoản 3, Điều 8 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Các tội phạm còn lại đều có mức hình phạt không quá cao theo quy định của luật.

Một phần của tài liệu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)