ÁN KHỞI TỐ THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
2.2.1. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với những trƣờng hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại
Một khi ngƣời bị hại hoặc dại diện hợp pháp của ngƣời bị hại đã có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo những trƣờng hợp luật cho phép ghi nhận tại Điều 105 BLTTHS năm 2003 hiện hành, khi yêu cầu khởi tố này đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật (sự việc xảy ra thoả mãn các điều kiện chung quy định tại Điều 100 và Điều 107 BLTTHS năm 2003), thì vụ án sẽ đƣợc giải quyết theo thủ tục chung trải qua các giai đoạn theo quá trình giải quyết vụ án. Nhƣng điều đó, không có nghĩa là toàn bộ những vấn đề phía sau thuộc hoàn toàn trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sự tôn trọng ý chí của ngƣời bị hại đƣợc nhà làm luật ghi nhận rất rộng và mặc dù đã có yêu cầu khởi tố và vụ án đã đƣợc thụ lý giải quyết thì ngƣời bị hại và đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại vẫn đƣợc phép can dự thể hiện ý chí của mình và có quyền rút lại chính yêu cầu khởi tố của mình từng yêu cầu khởi tố vụ án. Khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định: "Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ". Nhƣ vậy, chúng ta có thể suy luận chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố trong những trƣờng hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của ngƣời bị hại là "người đã yêu cầu khởi tố".
Ví dụ: Nguyễn Văn Bình (31 tuổi) có anh họ là Lâm Chí Ót (37 tuổi) cùng ngụ tại thôn Xóm Đình, Quân Lý, huyện Chi Lê, Nghệ An . Nhà của Bình và của Ót ở cạnh nhau. Khi Bình tiến cải tạo khu đất quanh nhà để đầu tư nuôi cá và mở trang trại theo mô hình mới, khi Bình tiến hành nạo vét mương và ao để làm đê bao thì Ót cho rằng Bình đã lấn sang đất của Ót. Bình khẳng định là không có lấn sang đất của Ông Ót vì chưa hề qua bờ ranh, Bình chỉ tiến hành cải tạo trên vuông đất của mình mà thôi. Ngày 02 tháng 8 năm 2012 Ót đem sổ “đỏ” ra và tiến hành đo đạc theo như diện tích đã được ghi nhận, A khẳng định Bình đã lấn sang phần đất nhà mình là 160 mét vuông. Ngày 15 tháng 8 năm 2012, Ót chủ động sang nhà Bình để yêu cầu Bình không được làm tiếp vì Bình đã lấn đất của Ót. Hai bên cãi vả dẫn đến xô xát, vốn là người có sức khỏe hơn nên B đánh ông Ót trọng thương kết quả giám
Luận văn tốt nghiệp đại học GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu
Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV:5095315 Trang 36
định Ót thương tích 22 %. Ông Ót tố cáo hành vi của Bình với cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xử lý. (17)
Giả sử rằng: Vụ việc đã nêu thuộc vào những trƣờng hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của ngƣời bị hại đƣợc quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003. Yêu cầu khởi tố vụ án của ngƣời bị hại là hợp pháp và vụ việc đáp ứng đủ các yêu cầu của luật định nên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi “Cố ý gây thƣơng tích”. Cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án.
Cơ quan điều tra bắt tay vào việc xác định sự thật vụ án. Nhƣng trong giai đoạn này ngƣời bị hại vẫn có quyền rút lại chính yêu cầu khởi tố của mình sau khi đã suy nghĩ lại hành động của mình, hai ngƣời vốn là bà con dòng họ tình cảm trƣớc giờ vẫn tốt đẹp, gia đình ngƣời gây ra lỗi cũng đã chủ động bồi thƣờng tiền thuốc,…bằng sự tự nguyện luật cho phép ngƣời bị hại rút lại yêu cầu của mình mặc dù vụ án đang đƣợc điều tra làm rõ. Khi Ót đã xin rút lại yêu cầu khởi tố một cách tự nguyện thì vụ án đƣợc đình chỉ theo quy định tại khoản 2, Điều 105 BLTTHS năm 2003.
Phân tích theo câu chữ của luật ngƣời có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự chính là ngƣời đã yêu cầu khởi tố “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”.
Nhƣ vậy theo câu chữ của Luật có thể hiểu rằng, nếu ngƣời bị hại là ngƣời đã có yêu cầu khởi tố vụ án thì cũng chính ngƣời bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố, còn nếu ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại đã có yêu cầu khởi tố vụ án thì cũng chỉ có ngƣời đại diện hợp pháp này mới có quyền rút yêu cầu khởi tố trƣớc đó mà thôi.
Dƣờng nhƣ nhà làm luật ngụ ý rằng khi ngƣời bị hại hay đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại đã khởi tố thì cũng chỉ có họ mới đƣợc cân nhắc thay đổi vấn đề, việc quy định này có vẻ nhƣ chƣa thật sự hợp lý. Nếu trƣờng hợp khi ngƣời bị hại là ngƣời chƣa thành niên bị hành vi xâm phạm, thì trong trƣờng hợp này ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại là ngƣời có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội và theo quy định tại tại khoản 2, Điều 105 BLTTHS năm 2003 thì cũng chỉ có ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại trong trƣờng hợp này mới có quyền xin rút yêu cầu khởi tố vụ
(17) Hải Nam, Mất tình anh em vì “lấn đất”, Báo điện tử Báo Mới, 2012, thttp://www.baomoi.com/Mat-tinh- anh-em-vi-lan-dat-gioi-dat/104/7685407.ep, [ ngày truy cập: 08-11-2012].
Luận văn tốt nghiệp đại học GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu
Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV:5095315 Trang 37
án. Nhƣng nếu khi ngƣời bị hại không lâu sau đó đã đủ tuổi thành niên theo quy định, họ lại không muốn giải quyết vấn đề của mình theo con đƣờng tố tụng mà muốn giải quyết theo hƣớng “thõa thuận” hai bên, vì thế họ muốn rút yêu cầu khởi tố nhƣng ý chí của họ trong trƣờng hợp này không đƣợc chấp thuận. Hoặc rằng, ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại khi đã yêu cầu khởi tố vụ án nhƣng sau đó vì một lý do nào đó đã chết, thì dù rằng có muốn rút yêu cầu khởi tố vụ án cũng không thể thực hiện đƣợc vì luật không ghi nhận những trƣờng hợp này cũng nhƣ chƣa có văn bản hƣớng dẫn.
Khi ngƣời bị hại có nhƣợc điểm về thể chất ví dụ nhƣ: nói ngọng, bị câm ,điếc, bị bại liệt di chuyển bằng xe lăn…tuy họ có nhƣợc điểm vầ thể chất nhƣng về mặt lý trí họ hoàn toàn có thể làm chủ đƣợc hành vi của mình, họ cũng không thể thể hiện đƣợc ý chí của mình. Có thể vô tình sự khƣớc từ quyền này của họ tạo thêm cho họ tâm lý họ chỉ là gánh nặng của xã hội và không đƣợc quyền can dự vào chính vấn đề của mình.
Việc quy định nhƣ thế là chƣa hoàn thiện dẫn đến trên thực tế áp dụng tồn tại nhiều vƣớng mắc, bất cập, cơ quan tiến hành tố tụng cảm thấy lung túng khi tiến hành giải quyết vụ án.