Giáo án bài “Luyện tập: Nhóm Halogen”

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70 - 78)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Củng cố:

- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen.

- Vì sao các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ F2 đến I2.

- Nguyên nhân tính sát trùng và tẩy màu của nước Gia - ven, clorua vôi và cách điều chế.

- Phương pháp điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX của halogen. - Cách nhận biết ion X-

.

2. Kĩ năng

- Viết và cân bằng phương trình phản ứng.

- Nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX. - Giải bài toán hóa học: giải bài tập định lượng.

- Rèn luyện tư duy: vận dụng tính chất để giải thích hiện tượng, so sánh. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Bài tập hóa học. - Đàm thoại.

- Áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học: rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy, kỹ năng viết và cân bằng phương trình phản ứng, phân tích đề và tóm tắt đề, kỹ năng tính toán, kỹ năng nhận biết và giải từng dạng bài tập.

C. CHUẨN BỊ

- Hóa chất:HCl, NaCl, NaNO3, KOH, quì tím, AgNO3.

- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp. - Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP 1

Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen

- Bán kính nguyên tử tăng/giảm dần từ Fđến I. - Lớp ngoài cùng có ... electron.

- Phân tử gồm ... nguyên tử, liên kết cộng hoá trị có cực/ không cực.

Tính chất hoá học

- Tính oxi hoá/ khử.

- Tính oxi hoá/ khử giảm dần từ flo đến iot.

PHIẾU HỌC TẬP 2

- Từ HF đến HI, tính axit tăng/giảmdần.

- ... , ... có tính tẩy màu và sát trùng.

PHIẾU HỌC TẬP 3

Phương pháp điều chế các đơn chất halogen

- Flo: Điện phân hỗn hợp ... - Clo:

+ Cho ... tác dụng với KMnO4, MnO2. + Điện phân dung dịch ... có màng ngăn. - Brom: Dùng ... oxi hoá NaBr.

- Iot: ...

PHIẾU HỌC TẬP 4

Dùng dung dịch ... làm thuốc thử để phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I-. Hiện tượng Phương trình phản ứng NaF NaCl NaBr NaI PHIẾU HỌC TẬP 5 1. Viết các phương trình phản ứng sau:

a. Cl2 tác dụng với Na, NaOH, Fe, KBr, NaI, H2, H2O, Ca(OH)2. b. HCl tác dụng với: Fe, K2CO3, Fe(OH)3, CuO, MnO2.

2.Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl, NaCl, NaNO3, KOH.

3. Hoàn thành chuỗi phản ứng, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

1 3 4 5 6 7 8

2 3 2 2

2

PHIẾU HỌC TẬP 6

1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

1 2 3 4 5 6 7 8

2 2 2 2 2 3

NaCl →Cl →HCl→ FeCl →AgCl→Cl →Br → I →AlI

2.Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: a. NaCl, NaBr, NaNO3, NaOH

b. HCl, HNO3, NaCl, NaNO3

3.Hãy dẫn ra các phản ứng hóa học của axit clohiđric để chứng minh: a. Axit clohiđric là 1 axit mạnh.

b. Axit clohiđric là chất khử.

4. Cho 30,6g hỗn hợp gồm CaCO3 và Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 3,65%, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc).

a. Tính % theo khối lượng của CaCO3 và Na2CO3 trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng.

D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY

TIẾT 1: Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức của chương halogen và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ - Sử dụng biện pháp 1, 3

1. So sánh tính oxi hóa của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. Lấy ví dụ minh họa. 2. Phản ứng của các đơn chất halogen với nước xảy ra như thế nào? Viết phương trình hóa học của phản ứng, nếu có.

Hoạt động 2 (1 phút): Vào bài

GV: Các em đã được học từng bài cụ thể về các đơn chất, hợp chất của các halogen. Bài luyện tập chương nhóm halogen sẽ giúp các em củng cố, hệ thống các kiến thức của chương. Chúng ta bắt đầu bài học.

Hoạt động 3 (4 phút): Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về nhóm halogen GV yêu cầu HS trình bày về:

- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố halogen. - Cấu tạo phân tử của các halogen.

- Tính chất hoá học của các halogen.

HS trình bày phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ở nhà.

Hoạt động 4 (2 phút): Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về các axit HX và các hợp chất có oxi của clo

GV yêu cầu HS trình bày về:

- Tính axit và tính khử của dung dịch HX.

- Nguyên nhân tính tẩy màu, tính sát trùng của nước Gia - ven và clorua vôi.

HS trình bày phiếu học tập số 2 đã chuẩn bị ở nhà.

Hoạt động 5 (3 phút): Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về phương pháp điều chế đơn chất halogen

HS trình bày phiếu học tập số 3 đã chuẩn bị ở nhà.

Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố cách phân biệt các ion F-

, Cl-, Br-, I- HS trình bày phiếu học tập số 4 đã chuẩn bị ở nhà.

Hoạt động 7 (5 phút): Giải bài tập trắc nghiệm trong sách giáo khoa - Sử dụng biện pháp 1

HS hoàn thànhbài 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 118.

GV nhận xét.

Hoạt động 8 (10 phút): Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng - Sử dụng biện pháp 1, 3

GVyêu cầu HShoàn thành bài 1 phiếu học tập 5.

Hướng dẫn:

a. Cl2 tác dụng được với: - kim loại → muối halogen - hiđro → hiđro clorua - nước → HCl + HClO

- dung dịch kiềm NaOH, Ca(OH)2

- dung dịch muối bromua và iotua.

Như vậy clo tác dụng được với tất cả các chất trên.

b. HCl là một axit mạnh có đầy đủ tính chất của một axit, đồng thời nó là chất khử nên tác dụng với các chất trên.

Lưu ý: H2CO3 không bền dễ bị phân hủy: H2CO3 ⇄ H2O + CO2

Hoạt động 9 (9 phút): Rèn luyện kỹ năng làm bài tập thực nghiệm - Sử dụng biện pháp 1, 5, 6

GVyêu cầu HShoàn thành bài 2 phiếu học tập 5.

Hướng dẫn:

- Bốn lọ đều không màu. - 1 axit, 1 bazơ, 2 muối.

- Thứ tự nhận biết: bazơ, axit, muối clorua, muối nitrat. - Thuốc thử: quì tím, AgNO3.

Hoạt động 10 (1 phút): GV tổng kết dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau TIẾT 2:Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung

Hoạt động 1 (8 phút): Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng - Sử dụng biện pháp 1, 3

GVhướng dẫn HShoàn thành bài 3 phiếu học tập 5. 1. Dung dịch bazơ + HCl → muối + H2O

2. Điều chế NaOH. 3. Điều chế Cl2.

4. Cl2 + kim loại → muối

5. Dung dịch muối FeCl3+ dung dịch muối AgNO3 → 2 muối mới 6. 2AgCl→to 2Ag + Cl2

7. Cl2 + H2 →to 2HCl

8. HCl không thể tác dụng với Cu.

CuO + 2HCl→CuCl2 + H2O

GVgọi 2 HSlên bảng viết các phương trình phản ứng.

Hoạt động 2 (12 phút): Rèn luyện kỹ năng giải thích, so sánh, chứng minh tính chất của chất - Sử dụng biện pháp 1, 3

GVhướng dẫn HS làm bài 5/119 sách giáo khoa.

GV yêu cầu HS:

- Nhận xét cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử 4s2

4p5.

- Viết cấu hình electron.

- Từ cấu hình suy ra vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Nêu tính chất hóa học của Br2. Lấy ví dụ.

GV yêu cầu HS:

- Nêu hai nguyên tố đứng trước và sau Br trong nhóm VIIA. - So sánh tính oxi của Cl2, Br2, I2.

- Lấy ví dụ điều kiện phản ứng với H2.

GVnhận xét, bổ sung.

GVhướng dẫn HS làm bài 9/119 sách giáo khoa.

GV yêu cầu HS:

- Nhận xét tính chất hóa học của F2.

- Viết phương trình phản ứng.

GVnhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3 (24 phút): Rèn luyện kỹ năng tính theo phương trình phản ứng -

Sử dụng biện pháp 1, 2, 3, 4, 5, 6

GVhướng dẫn HS làm bài 7/119 sách giáo khoa. - Đây thuộc dạng toán gì?

- Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?

- Viết bao nhiêu phương trình phản ứng?

- Dữ liệu có đổi sang số mol được không? Sử dụng công thức nào?

GV yêu cầu HS:

- Tóm tắt: HCl →+MnO2 Cl2 +NaI→12,7g I2. Tính mHCl. - Viết phương trình phản ứng.

HCl + MnO2 → Cl2 + NaI → - Đổi các giả thiết đề bài cho thành số mol.

2 I m n M =

- Đưa các giả thiết vào phương trình phản ứng. - Áp dụng qui tắc tam suất, tìm số mol chất cần tìm.

2 2

I Cl HCl

n ⇒n ⇒n

- Tính đại lượng đề bài yêu cầu.

HCl

m =n.M

- Đây thuộc dạng toán gì? - Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?

- Viết bao nhiêu phương trình phản ứng?

- Dữ liệu có đổi sang số mol được không? Sử dụng công thức nào? - Chất nào dư?

GV yêu cầu HS: - Tóm tắt:

300 ml dung dịch hòa tan 5,85 g NaCl + 200 ml dung dịch hòa tan 34 gam AgNO3. Tính mAgCl, CM.

- Viết phương trình phản ứng.

NaCl + AgNO3→ - Đổi các giả thiết đề bài cho thành số mol.

NaCl m n M = , 3 AgNO m n M = - Đưa các giả thiết vào phương trình phản ứng.

Chú ý: Xác định chất dư, chất thiếu. Phương trình sẽ tính theo chất thiếu (NaCl). - Áp dụng qui tắc tam suất, tìm số mol chất cần tìm.

3 NaCl AgCl NaNO

n ⇒n , n

- Tính đại lượng đề bài yêu cầu.

GVhướng dẫn HS làm bài 12/119 sách giáo khoa. - Đây thuộc dạng toán gì?

- Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?

- Viết bao nhiêu phương trình phản ứng?

- Dữ liệu có đổi sang số mol được không? Sử dụng công thức nào? - Chất nào dư? GV yêu cầu HS: - Tóm tắt: 69,6 g MnO2 + HCl đặc, dư → Cl2. Cl2 + 500ml dd NaOH 4M. Tính CM. - Viết phương trình phản ứng. MnO2 + HCl→ Cl2 + NaOH→ - Đổi các giả thiết đề bài cho thành số mol.

2 MnO m n M = , nNaOH =C .VddM

- Đưa các giả thiết vào phương trình phản ứng.

Chú ý: Xác định chất dư, chất thiếu. Phương trình sẽ tính theo chất thiếu (Cl2). - Áp dụng qui tắc tam suất, tìm số mol chất cần tìm.

2

Cl NaOH NaCl NaClO

n ⇒n , n , n

- Tính đại lượng đề bài yêu cầu.

Hoạt động 4 (1 phút): GV tổng kết và dặn dò HS học kĩ bài chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.

Bài tập về nhà:

- 6/119 - sách giáo khoa, mục đích bài này rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng, tính toán theo phương trình phản ứng.

- Hoàn thành phiếu học tập 6, mục đích những bài này rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, giải bài tập thực nghiệm, so sánh, giải toán xác định thành phần hỗn hợp, nồng độ dung dịch.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)