Rèn luyện kỹ năng nhận biết dạng bài tập

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 46 - 49)

Khi giải bài tập hóa học học sinh phải nắm vững các dạng bài tập cơ bản, phương pháp giải từng dạng bài tập. Để giúp học sinh làm được điều đó thì giáo viên phải phân loại bài tập và cung cấp cách giải từng dạng bài, chữa bài tập mẫu cho học sinh, và đặc biệt phải cho học sinh ôn luyện thường xuyên bằng cách cho bài tập học sinh về nhà tự làm.

2.3.5.1. Tính theo phương trình phản ứng

Các kiểu bài dạng này: Chỉ có một phản ứng hoặc có nhiều phản ứng nhưng xảy ra nối tiếp nhau: A → B, B→C.

Ví dụ 1: Cho 94,8 gam KMnO4 tác dụng hết với HCl đặc. Tính thể tích khí Cl2 sinh ra

(đktc).

Ở ví dụ trên, chỉ có một phương trình phản ứng xảy ra giữa KMnO4 với HCl sinh ra Cl2 ⇒ dạng tính theo phương trình phản ứng.

Học sinh chỉ cần viết 1 phương trình phản ứng, tính số mol của KMnO4 ⇒số mol HCl

⇒thể tích khí Cl2 (đktc).

Ví dụ 2: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong

phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam I2 từ dung dịch NaI.

Ở bài tập trên, có hai phản ứng xảy ra nhưng xảy ra nối tiếp nhau. Trước tiên là phản ứng giữa HCl với MnO2 sinh ra khí Cl2, rồi Cl2 sinh ra tiếp tục phản ứng với NaI để sinh ra I2 ⇒dạng tính theo phương trình phản ứng.

Học sinh chỉ cần viết 2 phương trình phản ứng, tính số mol của I2 ⇒ số mol Cl2 ⇒ số mol HCl ⇒khối lượng HCl.

2.3.5.2. Dung dịch, nồng độ dung dịch

Các kiểu bài dạng này: tính CM, C%.

Ví dụ: Cho axit H2SO4 đặc tác dụng hết với 5,85 gam NaCl ở nhiệt độ cao. Khí tạo

thành hòa tan vào 14,6 gam H2O. Tính nồng độ % dung dịch axit thu được.

Ở ví dụ trên, đề bài yêu cầu tính nồng độ % của dung dịch axit thu được ⇒ dạng dung dịch, nồng độ dung dịch.

Học sinh chỉ cần viết phương trình phản ứng, tính số mol NaCl ⇒ số mol HCl ⇒khối lượng HCl (khối lượng chất tan), tính khối lượng dung dịch HCl ⇒ C%.

2.3.5.3. Toán hiệu suất

Các kiểu bài dạng này:

- Tính hiệu suất phản ứng.

- Tính lượng sản phẩm tạo thành hoặc lượng chất tham gia cần dùng khi biết H%.

Ví dụ 1: Từ 120 tấn quặng pyrit sắt có lẫn 20% tạp chất có thể điều chế được bao

nhiêu tấn H2SO4 nguyên chất, biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 85%.

Ở ví dụ trên, đề bài yêu cầu tính lượng sản phẩm phản ứng khi biết H% ⇒ dạng toán hiệu suất.

Học sinh chỉ cần viết sơ đồ phản ứng, dựa vào quy tắc tam suất từ khối lượng quặng pyrit ⇒khối lượng H2SO4 theo phương trình ⇒khối lượng H2SO4 thực tế thu được.

Ví dụ 2: Từ 354 tấn quặng pyrit lẫn 20% tạp chất người ta điều chế được 563,5 tấn

H2SO4 60%. Tính hiệu suất của quá trình trên.

Ở ví dụ trên, đề bài yêu cầu tính H% khi biết lượng chất tạo thành thu được từ thực tế

Học sinh chỉ cần viết sơ đồ phản ứng, dựa vào quy tắc tam suất từ khối lượng quặng pyrit ⇒khối lượng H2SO4 theo phương trình ⇒ H%.

2.3.5.4. SO2 phản ứng với dung dịch NaOH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kiểu bài dạng này: Tính lượng muối tạo thành khi cho SO2 vào dung dịch NaOH (khi biết số mol của NaOH, SO2).

Ví dụ: Cho 4,48 lít SO2 hấp thu vào 50 ml dung dịch NaOH 8M. Tính khối lượng

muối thu được sau phản ứng.

Ở ví dụ trên, đề bài yêu cầu tính khối lượng muối tạo thành khi biết số mol của SO2 và NaOH ⇒dạng toán SO2 phản ứng với dung dịch NaOH.

Học sinh tính số mol của SO2 và NaOH, lập tỉ lệ giữa số mol NaOH và SO2 ⇒ xác định muối tạo thành ⇒ tính khối lượng muối.

2.3.5.5. Xác định thành phần hỗn hợp

Các kiểu bài dạng này: Có nhiều phản ứng xảy ra song song hoặc trước sau: A + B→ C + D

A + E→ F + I

Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 0,39 hỗn hợp gồm Mg và Al vào H2SO4 đặc, nóng (dư) thì

thu được 0,448 lít khí SO2 (đktc). Tính % khối lượng của Mg và Al có trong hỗn hợp ban đầu.

Ở bài tập trên, ta phân tích cho học sinh thấy rõ: hai kim loại cùng phản ứng với một dung dịch axit, có hai phản ứng xảy ra nhưng xảy ra trước sau. Trước tiên, Mg phản ứng hết với axit H2SO4, rồi mới đến Al phản ứng với H2SO4 và cùng sinh ra khí SO2 ⇒ dạng bài xác định thành phần hỗn hợp.

Học sinh chỉ cần tính số mol SO2, đặt ẩn số, lập hệ phương trình, giải hệ phương trình, tính khối lượng mỗi kim loại ⇒tính % khối lượng mỗi kim loại.

2.3.5.6. Xác định tên nguyên tố hóa học

Các kiểu bài dạng này: Tìm kim loại, oxit kim loại, muối (có thể biết hóa trị hoặc chưa biết hóa trị của kim loại), hoặc tìm phi kim …

Ví dụ: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng hết với 13,44 lít khí Cl2 (đktc).

Xác định M.

Ở ví dụ trên, đề bài yêu cầu xác định kim loại hóa trị đã biết ⇒ xác định tên nguyên tố hóa học.

Học sinh chỉ cần viết phương trình phản ứng, tính số mol Cl2 ⇒ số mol kim loại ⇒

tìm nguyên tử khối kim loại ⇒ xác định kim loại.

2.3.5.7. Toán tổng hợp

Bài toán tổng hợp nội dung bao gồm các dạng trên.

Ví dụ: Cho 4,5 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 5,04

lít khí SO2 (đktc).

a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Cho khí thu được sau phản ứng vào 50 gam dung dịch NaOH 20%. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Ở ví dụ trên, ta phân tích cho học sinh thấy rõ: câu a là dạng bài xác định thành phần hỗn hợp. Câu b là dạng SO2 phản ứng với dung dịch NaOH. Học sinh chỉ cần nắm vững cách giải hai dạng trên là có thể làm được bài tập này.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 46 - 49)