Nguyên nhân học sinh học yếu môn hóa

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 26 - 27)

Theo tác giả học sinh học yếu môn hóa có thể do một số nguyên nhân sau:

Giáo viên

- Còn một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Việc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.

- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến từng đối tượng học sinh. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.

- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh không theo kịp.

- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm quyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhục chí không tự vươn lên ...

- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình ...

Học sinh

- Mất căn bản kiến thức.

- Khả năng tiếp thu bài chậm so với học sinh bình thường. - Không chịu học do chưa có động cơ học tập đúng đắn.

- Làm bài không cẩn thận, ẩu tả trong quá trình làm bài. - Chưa có phương pháp học tập đúng đắn.

Phụ huynh

- Còn một số phụ huynh HS thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho nhà trường.

- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến các em không chú tâm vào học tập.

- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản ... và rồi yếu kém.

Bộ môn hóa

- Đặc thù của môn Hóa là vừa học lý thuyết vừa thực nghiệm. Nếu thiết bị dạy học, điều kiện thí nghiệm ở một số trường phổ thông hạn chế thì việc học sẽ không sinh động, nên học sinh ít có hứng thú.

- Môn hóa là một trong số các môn khoa học tự nhiên nên nó có mối liên quan nhất định với các môn: toán, lý, sinh. Nếu học sinh học yếu những môn này thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học tập môn hóa.

- Tại một số trường phổ thông, số giờ qui định để học môn hóa là 2 - 3 tiết trong một tuần. Với số tiết như vậy học sinh ít có thời gian để luyện tập các kỹ năng giải bài tập hóa học, các em sẽ dễ phạm sai lầm trong quá trình giải bài tập.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 26 - 27)