Rèn luyện kỹ năng phân tích và tóm tắt đề

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

Mỗi bài toán đều có 3 yếu tố cơ bản: dữ kiện là cái đã cho biết trong đề bài, ẩn số là cái chưa biết, cái cần tìm và những điều kiện là quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số.

Do đó để giải được một bài toán hóa học thì bước đầu tiên cần phải làm là đọc kỹ đề bài toán, phân tích đề bài để tìm hiểu nội dung bài toán, nhận thức rõ đâu là các dữ kiện đã cho, đâu là cái phải tìm, các mối liên hệ giữa các dữ kiện và ẩn số.

Để hiểu đề của một bài toán thì phải chú ý vào những từ ngữ quan trọng của đề bài toán, cần phải hiểu được những thuật ngữ nêu trong đề toán. Do đó cần phải biết tóm tắt bài toán dưới dạng ngắn ngọn, cô đọng nhất.

Tóm tắt bài toán là ghi lại nội dung bài toán một cách ngắn gọn nhất nhưng đầy đủ cái đã cho và cái cần tìm của bài toán, nhìn vào tóm tắt ta có thể nêu lại bài toán.

Khi tóm tắt đề bài toán cần gạt bỏ những cái không bản chất, thứ yếu để hướng sự suy nghĩ của học sinh vào những điểm chính của đề toán.

Việc hướng dẫn học sinh trung bình, yếu tóm tắt bài toán có ý nghĩa quan trọng. Vì dùng sơ đồ, ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để tóm tắt đề toán là cách tốt nhất để diễn tả một

cách trực quan các điều kiện của bài toán, giúp ta lược bỏ được những cái không bản chất để tập trung vào bản chất của bài toán. Nhờ vậy, khi nhìn vào tóm tắt bài toán, các em biết được những dữ kiện và yêu cầu của bài toán một cách cụ thể, rõ ràng nhất. Mặt khác, muốn tóm tắt được bài toán yêu cầu học sinh phải hiểu kĩ đề bài, biết cách phân tích đề, tìm được mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài. Từ đó, các em dễ tìm ra hướng giải.

Hơn nữa, nếu chúng ta không chú ý hướng dẫn học sinh cách tóm tắt bài toán thì kĩ năng phân tích đề của các em sẽ kém đi và khi gặp những đề bài toán khá dài các em sẽ lúng túng và sẽ thấy khó khăn khi tìm hướng giải bài toán. Trong một số trường hợp, dựa vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ hiểu rõ bản chất của dạng toán được học và biết cách phân biệt chúng. Chẳng hạn: dạng toán tính theo phương trình phản ứng, xác định thành phần hỗn hợp …

Để tóm tắt được đề bài thì học sinh cần phải đọc kĩ đề bài, tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ quan trọng, xác định đâu là ẩn số, đâu là dữ kiện. Dùng kí hiệu tóm tắt đề bài cho gì? Hỏi gì?

Ví dụ: Hòa tan 11,5 g hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dung dịch HCl dư thì thu được 5,6 lít

khí H2 (đktc), dung dịch A và phần không tan B. Cho B vào H2SO4 đặc, nóng (dư) thì thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Xác định % mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Để giúp học sinh trung bình, yếu phân tích đề và tóm tắt đề giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi sau:

- Kim loại nào phản ứng với HCl sinh ra khí H2? - Phần không tan B là gì?

Phân tích nội dung bài toán:

Bài toán yêu cầu xác định % mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu ⇒ dạng toán xác định thành phần hỗn hợp.

Bài tập này cho 3 kim loại ⇒có 3 ẩn số ⇒cần 3 dữ kiện.

Bài toán cho đủ 3 dữ kiện: 11,5 gam hỗn hợp Cu, Al, Mg; 5,6 lít khí H2 (đktc) và 2,24 lít khí SO2 (đktc).

Kim loại tác dụng với HCl sinh ra khí H2 là Al, Mg. Kim loại Cu không phản ứng với dung dịch HCl chính là phần không tan. Và Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2.

Vậy từ lượng khí SO2 ta tính được lượng Cu. Từ khối lượng hỗn hợp và lượng khí H2

ta tính được lượng Al và Mg. Tóm tắt:

2 4 2 HCl H SO 2 5, 6 (l) H Cu 11,5g Mg ddA Al Cu 2, 24 (l)SO + +     →     →   Tính %.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 41)