Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

Theo lý thuyết tâm lý học thì tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Chúng ta đã biết việc phát triển tư duy là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Nếu như học sinh có kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy tốt sẽ giải bài tập tốt. Sự

phát triển tư duy nói chung được dựa trên sự rèn luyện thành thạo và vững chắc các thao tác tư duy sau:

Phân tích

Phân tích là hoạt động tư duy phân chia một vật, một hiện tượng ra các yếu tố, các bộ phận nhằm mục đích nghiên cứu chúng một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn theo một hướng nhất định.

Ví dụ:Trong khi giải một bài toán hóa học thì phải phân tích dữ kiện bài toán nghĩa là

tập trung vào suy nghĩ vào câu hỏi của bài toán, nghĩ xem muốn trả lời được nó thì cần phải biết những gì? Công thức tính là gì? Xác định cái nào cho sẵn trong bài toán, cái nào cần tìm? Muốn tìm được cái này phải biết những gì? ...

Tổng hợp

Tổng hợp là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố đã biết để nhận thức cái toàn bộ. Tổng hợp không phải là phép cộng đơn giản, không phải là sự liên kết máy móc các bộ phận của sự vật.

Ví dụ: Axit HCl vừa có tính axit, tính oxi hóa của ion H+, vừa có tính khử của ion Cl-. Phân tích và tổng hợp không phải là hai phạm trù riêng rẽ của tư duy. Đây là hai quá trình có liên hệ biện chứng. Phân tích để tổng hợp có cơ sở và tổng hợp để phân tích đạt được chiều sâu bản chất hiện tượng sự vật.

Ví dụ: Khi giải một bài toán hóa học. Đầu tiên, học sinh phải phân tích đề bài. Xem từ

những dữ kiện đã cho trong bài toán có thể suy ra điều gì? Tính ngay được cái gì? Những dữ kiện nào đề bài cho, dữ kiện nào đề bài hỏi, bài toán sử dụng các kiến thức hóa học nào. Sau đó, các em tổng hợp các dữ kiện để thấy sự liên hệ giữa chúng mà đề ra được phương pháp giải thích hợp.

So sánh

So sánh là thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa bản chất và hiện tượng, giữa những khái niệm phản ánh chúng.

So sánh phải đi kèm phân tích và tổng hợp. Phân tích các thuộc tính của một chất, một hiện tượng hay một khái niệm, đối chiếu những điều đã biết về những đối tượng cùng loại, sau đó tổng hợp lại xem các đối tượng cùng loại đó giống và khác nhau ở chỗ nào. Như vậy sự so sánh không những phân biệt và chính xác hóa khái niệm mà còn giúp hệ thống hóa chúng lại. Có hai cách so sánh thường dùng trong dạy học hóa học là so sánh tuần tự và so sánh đối chiếu.

So sánh tuần tự là so sánh trong đó nghiên cứu xong từng đối tượng rồi so sánh với nhau.

Ví dụ: Sau khi học xong nhóm halogen và oxi - lưu huỳnh thì so sánh chúng với nhau.

So sánh đối chiếu là cách nghiên cứu hai đối tượng cùng một lúc hoặc khi nghiên cứu đối tượng thứ hai, người ta phân tích thành từng bộ phận rồi đối chiếu với từng bộ phận của đối tượng thứ nhất. So sánh đối chiếu nhằm làm hiểu hết các mặt đối lập của 2 khái niệm, để hiểu sâu hơn nội dung.

Ví dụ:So sánh kim loại với phi kim

Kim loại và phi kim có tính chất hoàn toàn trái ngược nhau.

Bảng 2.2. So sánh kim loại với phi kim

Kim loại Phi kim

- Dẫn điện tốt - Dẫn điện kém hoặc không dẫn điện

- Dẫn nhiệt tốt - Dẫn nhiệt kém

- Có ánh kim - Hầu hết không có ánh kim

- Ở nhiệt độ thường, hầu hết ở trạng thái rắn - Ở nhiệt độ thường, hầu hết ở thể lỏng và khí

- Dễ dát mỏng - Giòn, khó dát mỏng

- Dễ kéo thành sợi - Không kéo được thành sợi

Diễn dịch

Là phép phán đoán đi từ một nguyên lí chung đúng đắn đến một kết luận về một trường hợp riêng lẻ, đơn nhất.

Ví dụ: Từ tính chất chung của các axit viết phương trình phản ứng của HCl với Zn, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CaO, KOH …

Quy nạp

Quy nạp là phép phán đoán dựa trên sự nghiên cứu nhiều sự vật, hiện tượng đơn nhất để đi đến kết luận chung, tổng quát những mối quan hệ bản chất nhất và chung nhất.

Ví dụ: Các nguyên tử trong nhóm oxi – lưu huỳnh có 2 electron hóa trị do đó tính chất

hóa học của các nguyên tố trong nhóm này tương tự nhau.

Khái quát hoá

Khái quát hoá là tìm ra những cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mối liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện tượng.

Ví dụ:Hình thành khái niệm axit.

Loại suy

của sự loại suy là dựa vào sự giống nhau của hai sự vật hiện tượng về một dấu hiệu nào đó mà đi đến sự giống nhau về những dấu hiệu khác nữa. Kết luận từ phép loại suy bao giờ cũng gần đúng, có tính giả thiết, nhất thiết phải kiểm tra lại bằng thực nghiệm.

Ví dụ: Axit HCl có chứa hiđro trong thành phần. Dung dịch của nó làm quỳ tím hóa

đỏ, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, tác dụng kim loại Zn giải phóng H2.

Axit H2SO4 loãng cũng có hiđro trong thành phần. Dung dịch của nó cũng làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với bazơ, oxit bazơ nhưng không biết tác dụng kim loại Zn có giải phóng H2 hay không?

Dựa vào sự giống nhau về các tính chất đã nêu trên, suy ra axit H2SO4 cũng giống như axit HCl cả về tác dụng với Zn.

Sau đó kiểm tra bằng cách làm thí nghiệm.

Rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh trung bình, yếu cần tiến hành theo từng giai đoạn, dựa trên những tài liệu học tập cụ thể và sau đó ra cho học sinh những bài tập áp dụng chúng. Sau mỗi bài giảng lý thuyết giáo viên cần có phần tóm tắt ý chính mỗi bài để học sinh nắm được các kiến thức cần thiết, cốt lõi. Ngoài ra, sau khi kết thúc vài bài hoặc một chương … giáo viên nên cho học sinh những bài tập mang tính giáo khoa như so sánh, giải thích, chứng minh tính chất của một chất để giúp học sinh hoàn thiện kiến thức.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông (Trang 36 - 39)